Đầu tư hàng tỷ USD ra nước ngoài, nhiều doanh nghiệp Việt đã dần thu về những "mùa quả ngọt" trong vài năm gần đây.

Hiện nay, hoạt động kinh doanh của nhiều thương hiệu cao cấp ở thị trường châu Á thi nhau giảm do tình hình suy thoái ở khu vực này.
Trong những ngày gần đây, cổ phiếu của nhiều thương hiệu cao cấp thi nhau lao dốc trước tình hình suy thoái ở châu Á.
Cụ thể, cổ phiếu của thương hiệu Richemont đã giảm 7%, cổ phiếu của Louis Vuitton và Swatch đều giảm khoảng 5% vào ngày 6.11, sau khi các hãng này khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ trước doanh số giảm mạnh ở châu Á.
Nhiều ông chủ của các thương hiệu như Cartier, Piaget và Chloe cho biết doanh số bán hàng toàn cầu chỉ tăng 3% từ tháng 3 đến tháng 9 năm nay. Riêng doanh số ở châu Á giảm 17%. Nhìn chung, lợi nhuận trong khoảng thời gian này là dưới mức dự đoán.
Hơn nữa, nhiều thương hiệu cao cấp khác cũng đã chịu ảnh hưởng nặng nề trước chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc. Đầu năm nay, thương hiệu Burberry và Louis Vuitton đã công bố mức doanh thu vô cùng thất vọng ở châu Á.
Trong báo cáo của mình, Richemont cho biết đã có sự suy giảm mạnh trong doanh số bán hàng ở Hồng Kông và Ma Cao. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng lại được hồi phục ở Trung Quốc.
Công ty mẹ của Louis Vuitton, Moët Hennessy Louis Vuitton SE, cũng đang hứng chịu một mức thua lỗ khác trước thông tin suy giảm của Richemont.
Vào tháng 4 vừa qua, trong một động thái bất thường, các thương hiệu cao cấp khác như Prada, Gucci hay Chanel đều đua nhau giảm giá tại châu Á.
Trong nhiều năm qua, các nhãn hàng sang trọng của Pháp, Ý và Mỹ đã ăn nên làm ra tại thị trường Trung Quốc khi giới trung lưu tại đây bùng nổ. Tuy nhiên, "những ngày tươi đẹp" đó đang dần tắt, kèm theo kết quả kinh doanh thất vọng trong thời gian gần đây. Ngày 30.3, Prada thông báo lợi nhuận năm 2014 đã giảm 28% so với năm trước, chỉ đạt 451 triệu euro.
Một trong những nguyên nhân khiến các thương hiệu này lũ lượt suy giảm là do họ phải tuyên chiến với nạn bán hàng trực tuyến của các nhà phân phối không được cấp phép, kéo theo đó là nạn hàng nhái, hàng giả.
Đầu tư hàng tỷ USD ra nước ngoài, nhiều doanh nghiệp Việt đã dần thu về những "mùa quả ngọt" trong vài năm gần đây.
Doanh nhân người Anh Tony Brown đã sẵn sàng thanh toán cho những món đồ chơi mua từ một loạt các nhà máy Trung Quốc bằng nhân dân tệ. Nhưng những đối tác Trung Quốc lại không muốn nhận loại tiền này. Họ muốn USD.
Số người thù ghét bạn ngày càng nhiều, bạn nhận được nhiều lời đề nghị hợp tác hơn và có nhiều đối tác kinh doanh hơn... là những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang thành công, theo Entrepreneuer.
Ông Alexandre Dardy – CEO Lazada Việt Nam nói về nghi án sắp hết vốn mà dư luận đang râm ran những ngày gần đây và nhận định của ông khi thị trường thương mại điện tử (TMĐT) xuất hiện các đối thủ nặng kí như Adayroi, Tiki.
Dù một dự án ngân hàng số có thể ngốn vài triệu USD nhưng về dài hạn, chi phí này vẫn rẻ hơn việc đeo đuổi mục tiêu mở rộng mạng lưới chi nhánh ngày một khó khăn hiện nay, Tổng giám đốc TPBank - Nguyễn Hưng nhìn nhận.
Đằng sau những đợt bán vé giá siêu rẻ hoặc 0 đồng là cuộc chạy đua khốc liệt giữa các hãng hàng không tại Việt Nam
Làm sao để giàu là vấn đề được cả nhân loại quan tâm. Và với người Á Đông, vấn đề này lại càng được chú ý hơn nữa. Mỗi khi Tết đến xuân về, người người lại chúc nhau giàu sang phú quý, phát tài phát lộc, người ta cũng đi đến nhà thờ, đình chùa, các địa điểm tâm linh để cầu an vui, hạnh phúc và giàu sang.
Một doanh nhân người Anh đang kiếm được hàng ngàn bảng nhờ bán chai chứa … không khí cho người Trung Quốc với giá 80 Euro cho 1 lần ngửi.
Có thể thấy với các dịch vụ hiện nay, người dùng gần như không mất tiền để có thể lưu trữ dữ liệu của mình như ảnh, video hay các tập tin. Thế nhưng chính các tập tin miễn phí này, lại là nguồn sinh lãi cho các lớn công nghệ.
Năm 2015 khép lại với nhiều sự kiện kinh tế quan trọng, có tính bước ngoặt.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự