Một số nhà đầu tư ngoại khu vực và châu Á đã đến đàm phán hợp tác và mua cổ phần, đại diện Media Mart cho biết...

Giữa tuần này, hãng lữ hành trực tuyến - Expedia đã đạt thoả thuận mua lại trang web cho thuê địa điểm nghỉ dưỡng - HomeAway với giá 3,9 tỷ USD, nhằm cạnh tranh với Airbnb.
Expedia hiện là đại lý du lịch online lớn nhất thế giới, cho phép đặt chỗ trực tuyến. Hãng dự kiến hoàn tất sáp nhập vào quý I/2016. Đây là thương vụ lớn nhất trong lịch sử Expedia. Năm 2014, hãng này mua 2 công ty lữ hành online - Orbitz Worldwide với giá 1,3 tỷ USD và Travelocity với 280 triệu USD.
Trên Reuters, Tuna Amobi - chuyên gia tại hãng phân tích S&P Capital IQ đã gọi thương vụ này là một sự "cải tổ", cho phép Expedia "tham gia vào nền kinh tế chia sẻ, và mở rộng phạm vi" cho ngành du lịch giải trí.Hiện Expedia nhắm tới đặt phòng khách sạn, hơi chồng chéo so với website chia sẻ phòng trọ - Airbnb. Tuy nhiên, các nhà phân tích đã cảnh báo sự cạnh tranh từ Airbnb có thể trở nên khốc liệt vào năm 2018.
Airbnb dự kiến tăng gấp đôi lượng khách đặt phòng nghỉ qua đêm, đạt 80 triệu lượt năm nay. Trong khi đó, Expedia đã cán mốc 150 triệu lượt năm 2014.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, CEO Expedia - Dara Khosrowshahi cho biết HomeAway sẽ "tích cực hơn" trong mảng căn hộ đô thị, nhằm cạnh tranh trực tiếp với Airbnb.
Ngoài ra, dịch vụ đặt chỗ tại bãi biển và khu trượt tuyết là một mảng kinh doanh lớn của HomeAway. Mô hình kinh doanh của họ không giống Airbnb. Airbnb không tính phí với chủ nhà, mà tính với khách du lịch. Các giao dịch đều được tiến hành ngay trên trang web. Trong khi đó, HomeAway thì ngược lại.
Khosrowshahi cho biết: "Chúng tôi sẽ giúp HomeAway tăng tốc trong quá trình chuyển đổi từ một mô hình niêm yết giá trở thành mô hình đặt chỗ". Điều này sẽ giúp hãng cạnh tranh với Airbnb.
Lợi nhuận năm 2014 của HomeAway vào khoảng 119,3 triệu USD. Hãng dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2018 sẽ lên 350 triệu USD.
Một số nhà đầu tư ngoại khu vực và châu Á đã đến đàm phán hợp tác và mua cổ phần, đại diện Media Mart cho biết...
“Những người tiêu dùng có thể tạo ra và dẫn dắt nhu cầu sẽ sống sót. Trong 15 năm tới, nền kinh tế Trung Quốc vẫn sẽ tiến triển tốt”, Ma hào hứng nói.
Kể từ đầu năm 2015, đã có 6 công ty nội thất nước ngoài di dời nhà máy ra khỏi Indonesia và chuyển sang Việt Nam.
Trong khi hàng loạt tên tuổi Việt từng gây bão trên thị trường điện tử lần lượt biến mất trước cơn lốc hàng ngoại nhập, thì một thương hiệu điện tử nội đã thành công với chiến lược đánh vào thị trường ngách, vùng sâu vùng xa.
Có mặt tại Việt Nam gần 20 năm kể từ năm 1996, tính đến cuối 2014, Samsung đã đầu tư vào Việt Nam với tổng số tiền là 12,6 tỷ USD.
Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài như Aeon (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Central (Thái Lan) đang mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách liên doanh hoặc thâu tóm doanh nghiệp (DN) Việt Nam...
Mạng thanh toán lớn nhất thế giới - Visa Inc đã đạt được thoả thuận mua lại Visa Europe, nhằm thống nhất công ty sau 8 năm hoạt động độc lập.
Hiện nay, hoạt động kinh doanh của nhiều thương hiệu cao cấp ở thị trường châu Á thi nhau giảm do tình hình suy thoái ở khu vực này.
Với bất cứ một doanh nghiệp nào, vai trò của ban lãnh đạo đóng vai trò sống còn tới sự phát triển cũng như giá trị của doanh nghiệp. Nhà đầu tư trông vào ban lãnh đạo công ty để “bỏ thóc”. Với trường hợp của Vinamilk điều đó lại càng đúng.
Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ đã chỉ ra khoảng 50% người tiêu dùng mua sắm theo mô hình này gặp phải vấn đề về giao hàng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự