Trong 06 tháng đầu năm, doanh thu của Lock&Lock tăng 18% so với cùng kì năm ngoái; sản lượng tiêu thụ là gần 2,7 triệu sản phẩm đạt 95% so với mục tiêu đề ra.

Thương thảo khó, giá cả đắt đỏ nhưng một số doanh nghiệp Việt vẫn không ngần ngại chi số tiền lớn để thương hiệu xuất hiện tại sân cỏ Premier League.
Phút 64 của trận cầu giữa West Bromwich và Chelsea cuối tuần trước, nhiều người hâm mộ Việt Nam theo dõi qua truyền hình không khỏi bất ngờ khi dòng chữ "Ton Dong A - made in Vietnam" xuất hiện trên bảng quảng cáo điện tử tại sân suốt 2 phút.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tôn Đông Á xác nhận trước đó đã thỏa thuận chạy bảng điện tử quảng cáo tại 10 trận của giải bóng đá ngoại hạng Anh ở mùa năm nay với chi phí gần 2 tỷ đồng. Số tiền này được trả dần sau mỗi trận đấu. Đây cũng là lần đầu tiên công ty tham gia quảng bá hình ảnh tại một giải đấu thể thao lớn trên thế giới.
“Tôi nhận thấy các fan bóng đá của Việt Nam cũng như trên thế giới rất quan tâm tới giải bóng này. Đặc biệt, khi các trận đấu được phát sóng trên truyền hình lặp đi lặp lại nên chúng tôi quyết định chi tiền quảng cáo để hình ảnh của công ty được quảng bá rộng rãi hơn”, ông Trung nói.
Ngoài ra, theo ông Trung đây cũng là cách để công ty khẳng định vị thế và hướng đến mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm không chỉ ở châu Á mà còn sang châu Âu và Mỹ. Vị này cũng cho biết, trước đó đã từng làm việc với ban tổ chức của giải đấu nên khi thương thảo cũng ít gặp khó khăn hơn, hoàn tất chỉ trong một tuần. Theo đó, 10 trận đấu sẽ được trải dài từ tháng 8 đến hết quý I/2016. Đa số trận đều có sự góp mặt những đội thuộc hàng top đầu của giải. Thương hiệu công ty sẽ xuất hiện 4-8 lần trong mỗi trận, kéo dài tối thiểu 2 phút, được phát sóng trên toàn cầu. Tuy nhiên, doanh nghiệp này không phải là đơn vị đầu tiên của Việt Nam chọn cách ký hợp đồng chạy quảng cáo trên các sân bóng đá ở giải Premier League. Năm 2007, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã chọn hình thức quảng cáo chạy bảng điện tử logo "Hoang Anh Gia Lai Viet Nam" trực tiếp trên sân Emirates của câu lạc bộ Arsenal suốt 2 mùa bóng 2007-2008 và 2009-2010, hình ảnh cũng được phát đi toàn cầu.
Để được đặt biển quảng cáo tại sân, doanh nghiệp của Bầu Đức đã phải chi một số tiền khá lớn. Ảnh: T.A
Theo ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai, đây là chiến lược táo bạo của tập đoàn nhằm đưa thương hiệu đến với công chúng bằng con đường ngắn nhất. Thời điểm đó, chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào nghĩ đến việc đưa thương hiệu vào giải Ngoại hạng Anh, đặc biệt là quảng cáo trực tiếp trên sân của các câu lạc bộ lớn thuộc hàng top 4 (bốn đội dẫn đầu gồm Manchester United, Arsenal, Chelsea, Liverpool).
Tuy không tiết lộ cụ thể chi phí quảng cáo, nhưng bầu Đức cho hay giá cả rất đắt đỏ. Hiện nay, nếu quảng cáo theo cách doanh nghiệp của ông từng làm, chi phí đặt logo trên sân của top 5 (5 đội dẫn đầu Manchester United, Arsenal, Chelsea, Liverpool, Manchester City) được chào trên thị trường tối thiểu khoảng vài triệu USD (tương đương hàng chục tỷ đồng).
Bầu Đức cho biết thêm, đắt đỏ là một lẽ, nhưng không phải ai cũng có thể ký được hợp đồng này. Chỉ có các tập đoàn đa quốc gia, thương hiệu toàn cầu mới cạnh tranh được suất quảng cáo ở câu lạc bộ danh tiếng. "Thời điểm đó, chúng tôi có thể đặt thương hiệu quảng cáo trên sân Emirates là nhờ vào mối quan hệ đặc biệt với Học viện bóng đá Arsenal GMG", ông nói.
Đánh giá về hình thức quảng bá của các doanh nghiệp Việt Nam tại Premier League, chuyên gia marketing Nguyễn Xuân Nhật Huy cho hay, đây không phải là hình thức mới trên thế giới. Tuy nhiên, với cách đưa hình ảnh của doanh nghiệp Việt xuất hiện tại những giải đấu quốc tế thì không phải đơn vị nào cũng làm được vì chi phí khá lớn. Nếu 2 doanh nghiệp trên đặt mục tiêu đem hình ảnh của mình để khẳng định uy tín và quy mô doanh nghiệp mang tầm cỡ quốc tế với các đối tác cũng như khách hàng trong nước thì hình thức này được đánh giá là tích cực và thành công.
Đồng quan điểm với ông Huy, chuyên gia Phạm Việt Anh cũng cho rằng, trường hợp của 2 doanh nghiệp trên là điển hình cho các công ty khác tham khảo. Đối với giải đấu này, có khá nhiều hình thức quảng cáo với chi phí từ cao tới thấp. Do vậy, tùy vào mục tiêu, đối tượng khách hàng muốn nhắm tới, cũng như khả năng tài chính của mình, mà doanh nghiệp chọn cách xuất hiện tương ứng. Đối với công ty, mong muốn hình ảnh của mình được nhận biết rộng khắp thế giới thì việc chọn phủ sóng ở toàn cầu là điều đáng khích lệ
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, theo các chuyên gia, nếu doanh nghiệp đặt mục tiêu trọng tâm là thông qua kênh quảng bá này để bán sản phẩm nhiều hơn ra thị trường thế giới là chưa đủ. Bởi lẽ, để tiếp thị, quảng bá sản phẩm ra thị trường thế giới, doanh nghiệp phải giới thiệu dưới nhiều hình thức, trong đó, sản phẩm của công ty cũng cần đảm bảo chất lượng và giá trị nhất định.
Trong 06 tháng đầu năm, doanh thu của Lock&Lock tăng 18% so với cùng kì năm ngoái; sản lượng tiêu thụ là gần 2,7 triệu sản phẩm đạt 95% so với mục tiêu đề ra.
Trang Business Insider trích một báo cáo thường niên của Ad Age cho biết, 200 doanh nghiệp chi quảng cáo mạnh nhất ở Mỹ trong năm 2014 đã rót tổng cộng 137,8 tỷ USD cho hoạt động này. Trong đó, có 38 thương hiệu chi hơn 1 tỷ USD cho quảng cáo trong năm ngoái.
Tại sao các thương hiệu châu Á thường thích lối quảng cáo tạo sự chú ý nhiều hơn là sự chính xác có chủ đích?
Trên thế giới có nhiều sản phẩm quảng cáo sai sự thật khiến người tiêu dùng dở khóc, dở cười.
Những cái tên như Mai Kiều Liên, Nguyễn Thị Mai Thanh, Cao Thị Ngọc Dung... "nổi như cồn" trên thương trường nhiều năm qua. Với Vinamilk, REE, PNJ, dấu ấn của những nữ doanh nhân này in đậm trong chặng đường phát triển của công ty, thậm chí, tiếng tăm của họ còn vươn ra thế giới.
New York Times đã đăng tải câu chuyện gây sốc về môi trường làm việc vô cùng khắc nghiệt tại Amazon. Tuy nhiên, một nhân viên của Amazon đã đăng bài viết phản pháo, và bài viết này đã có sức mạnh lan tỏa hơn cả lời phản pháo của chính CEO Amazon
50 cent đã gây sốc cho người hâm mộ trên toàn thế giới khi ông tuyên bố nộp đơn xin phá sản, làm dấy lên câu hỏi: "Làm thế nào những người có thể làm ra rất nhiều tiền cuối cùng lại đi đến kết cục phá sản?"
Tổng Giám đốc Viettel, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã có đôi lời chia sẻ với nhân viên về sáng tạo trong cuộc sống, công việc và Bphone được ông lấy làm ví dụ cho quan điểm của mình.
Xiaomi đang sở hữu hơn 2.000 bằng sáng chế và tiếp tục mua thêm nhiều bằng sáng chế khác nhằm chuẩn bị cho kế hoạch "Mỹ tiến".
Khi bị khuyến mại ‘bủa vây’ với vô số chiêu trò như nâng giá để tăng mức chiết khấu, chỉ giảm giá hàng cũ, hàng lỗi mốt…, người dùng Việt dần mất niềm tin. Vậy tìm một chương trình uy tín như Black Friday của Mỹ có là quá khó?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự