Dù còn cả nửa chặng đường phía trước nhưng không ít doanh nghiệp đã có thể …“vừa làm vừa chơi” sau khi hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm.

Bản báo cáo của Brand Finance cho biết, thương hiệu mạnh nhất năm nay thuộc về Walt Disney, nhà sản xuất bộ phim Cô bé Lọ Lem và Chuột Mickey.
1. Walt Disney: The Walt Disney Company, thành lập ngày 16/10/1923 bởi anh em Walt và Roy O. Disney, là tập đoàn giải trí và truyền thông đa phương tiện lớn nhất thế giới. Từ một xưởng ảnh động nhỏ, Disney đã trở thành một studio lớn nhất Hollywood, sở hữu 11 lĩnh vực giải trí và 7 hệ thống mạng phát sóng truyền hình bao gồm ABC. Theo xếp hạng của Brand, thương hiệu mạnh nhất thế giới năm 2016 thuộc về công ty này. “Sự thành công của Disney là minh chứng cho sức mạnh bền bỉ của màn bạc; vừa là nguồn gốc, vừa là sự hỗ trợ đối với một trong những thương hiệu quyền lực nhất thế giới”, báo cáo của Brand Finance nhận định. Ảnh: Getty
2. Lego: Khởi đầu từ phân xưởng của Ole Kirk Charistiansen, Lego bắt đầu sản xuất các loại đồ chơi bằng gỗ từ năm 1932. Từ năm 1947, công ty này mở rộng sang lĩnh vực đồ chơi nhựa. Dòng đồ chơi xếp hình Lego là sản phẩm quan trọng nhất của họ. Tụt một bậc so với năm ngoái, Lego chỉ đứng thứ 2 trong 10 thương hiệu mạnh nhất thế giới năm nay, dù nó vẫn là thương hiệu có giá trị nhất. Ảnh: Getty
3. L'Oreal: Xếp thứ 3 trong bảng 10 thương hiệu mạnh nhất năm 2016 là L'Oreal, một công ty mỹ phẩm của Pháp có trụ sở ở Clichy - một xã thuộc vùng ngoại ô phía tây bắc của thủ đô Paris. Đây là công ty mỹ phẩm lớn nhất thế giới, tập trung phát triển các dòng sản phẩm chống nắng, trang điểm, chăm sóc da, chăm sóc tóc và màu tóc. Ảnh:Reuters
4. PwC: PwC là một trong những tập đoàn kiểm toán đa quốc gia lớn nhất thế giới, có trụ sở tại thủ đô London, Anh. Tập đoàn này sở hữu một mạng lưới các công ty tại 157 quốc gia, 756 địa điểm với 208.100 nhân viên. Năm 2015, 22% lực lượng lao động của Pwc làm việc tại châu Á, 26% tại Bắc Mỹ và Caribe, 32% tại châu Âu. Doanh thu của tập đoàn này trong cùng năm đó là 35,4 tỷ USD. Ảnh: Reuters
5. McKinsey & Company: McKinsey & Company là một công ty tư vấn quản lý trên toàn thế giới. Họ tiến hành phân tích định tính và định lượng nhằm đánh giá các quyết định quản lý trên các lĩnh vực công cộng và tư nhân. Được coi là một trong những nhà tư vấn quản lý uy tín nhất, khách hàng của McKinsey bao gồm 80% các tập đoàn lớn nhất thế giới, cùng một danh sách dài các tổ chức phi chính phủ và chính phủ. Ảnh:McKinsey & Company
6. Nike: Nike là một trong những nhà cung cấp quần áo và dụng cụ thể thao thương mại công cộng hàng đầu thế giới, với trụ sở đặt tại thành phố Beaverton, bang Oregon, Mỹ. Năm 2008, tổng doanh thu của Nike đạt 18,6 tỷ USD. Ảnh: Benzinga
7. Johnson's: Johnson & Johnson, thành lập vào năm 1886, là một tập đoàn dược phẩm, thiết bị y tế và hàng tiêu dùng đóng gói đa quốc gia. Tập đoàn gồm 250 công ty con hoạt động tại hơn 57 quốc gia, với trụ sở đặt tại thành phố New Brunswick, bang New Jersey, Mỹ. Năm 2011, doanh thu của Johnson & Johnson đạt 65 tỷ USD.
8. Coca-Cola: Coca-Cola là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký năm 1983 tại Mỹ và chiếm 3,1% tổng sản lượng nước uống trên toàn thế giới. Trong 33 nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng thế giới, công ty này sở hữu 15 nhãn hiệu. Mỗi ngày, họ bán được hơn 1 tỷ loại nước uống. Trung bình mỗi giây, hơn 10.000 người sử dụng sản phẩm của công ty này. Người Mỹ dùng sản phẩm của Coca-Cola 4 ngày một lần. Ảnh:Coca-Cola
9. NBC: Thành lập vào năm 1926, NBC là mạng lưới truyền hình lâu đời nhất của Mỹ và phát sóng thương mại, là tài sản hàng đầu của NBCUniversal. Họ sở hữu gần 200 chi nhánh trên khắp nước Mỹ và một số vùng lãnh thổ. NBC cũng duy trì thoả thuận cấp phép thương hiệu cho các kênh quốc tế tại một số quốc gia như Hàn Quốc và Đức. Ảnh:Getty
10. Google: Là công ty công nghệ duy nhất nằm trong top 10 những thương hiệu mạnh nhất thế giới năm 2016, Google là website sở hữu lượng người truy cập nhiều nhất thế giới. Thành lập vào năm 1998, đây là công ty Internet có trụ sở tại Mỹ. Sản phẩm chính của công ty này là công cụ tìm kiếm. Đầu năm 2012, họ đứng đầu danh sách 100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất ở Mỹ do Fortune bình chọn. Đầu năm 2016, Google trở thành công ty đầu tiên vượt mặt Apple để trở thành gã khổng lồ có giá trị thị trường lớn nhất thế giới với 570 tỷ USD vốn hoá. Ảnh: Google
Dù còn cả nửa chặng đường phía trước nhưng không ít doanh nghiệp đã có thể …“vừa làm vừa chơi” sau khi hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm.
Doanh nghiệp tham gia đấu giá và trúng thầu khu đất vàng số 23 Lê Duẩn (Q.1, TP.HCM) rộng hơn 3.000 m2 vừa có đơn khiếu nại Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản đã triển khai phương án đấu giá không đúng theo hồ sơ phát hành ban đầu, khiến giá trúng thầu trở nên “cắt cổ”.
Theo tờ The Fiscal Times, Tập đoàn tư vấn Boston gần đây đã đưa ra một bảng phân tích mô hình tăng trưởng của 35.000 công ty niêm yết công khai ở Mỹ kể từ năm 1950 đến nay. Bảng phân tích cho thấy bất kể là do phá sản, bị thâu tóm hay vì lý do nào khác các công ty đại chúng đều có tuổi thọ ngắn hơn.
Công ty Điện tử Samsung Thái Nguyên đẩy mạnh giải ngân, thực hiện dự án "tỷ đô" giúp số thu ngân sách của Thái Nguyên tăng mạnh.
Tính toán của công ty Brand Finance tại Việt Nam cho thấy, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2014 đạt 172 tỷ USD, chỉ lớn hơn thương hiệu Apple (170 tỷ USD).
Trong đó lĩnh vực nhà hàng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất (43,7%) tiếp theo là thời trang (19,3%, 19 thương hiệu), giáo dục đào tạo (14,1%, 17 thương hiệu), cửa hàng tiện lợi (2,2%, 3 thương hiệu), cửa hàng bán lẻ khác (10,4%, 15 thương hiệu).
Cuộc chuyển giao có thể sắp diễn ra nhưng dưới hình thức một cuộc chiến vương quyền khi người con trai thứ muốn "lật đổ" cha - nhà sáng lập Lotte.
Tại diễn đàn Xúc tiến đầu tư và thương mại Việt Nam - Nhật 2015 vừa diễn ra tại TP.HCM ngày 31-7, không ít doanh nghiệp (DN) lẫn cơ quan xúc tiến thương mại than phiền rằng việc mua công nghệ cao với giá cao từ Nhật về để ứng dụng vào sản xuất nhưng sản phẩm chất lượng cao làm ra lại… không biết bán đi đâu!
Tôi không có khái niệm “mất hàng” như nhiều người hay tiếc nuối. Với tôi, điều cuối cùng là mình kiếm được bao nhiêu tiền và hàng hóa hay cổ phiếu, vàng bạc v.v.. cũng chỉ là phương tiện kiếm tiền mà thôi
Hồi năm 2010, nhiều nhà đầu tư giá trị, nhiều chuyên viên phân tích, tư vấn … chán nản rời bỏ thị trường thậm chí là sự nghiệp chứng khoán khi thấy một thị trường điên rồ phá nát mọi quy luật giá trị và những kiến thức kinh viện họ được học.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự