tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

12 kinh nghiệm kinh doanh cho người mới khởi nghiệp

  • Cập nhật : 27/05/2018

Khởi nghiệp kinh doanh lần đầu bạn sẽ vấp phải những khó khăn nào, chúng ta sẽ khắc phục những thử thách này bằng kinh nghiệm kinh doanh thế nào. 12 lưu ý quan trọng này sẽ giúp bạn phần nào bớt bỡ ngỡ trong lần đầu kinh doanh.

12 kinh nghiem kinh doanh cho nguoi moi khoi nghiep

12 kinh nghiệm kinh doanh cho người mới khởi nghiệp

Với những người biết bí quyết thành công họ sẽ phán những câu như thế này: “ Kinh doanh rất dễ”, “ Kinh không khó như bạn nghĩ”, “ Chắc chắn bạn sẽ thành công mà”… Nhưng với người mới kinh doanh thì các câu nói này không còn đúng, vì vậy mà chúng ta cần trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm kinh doanh để tư duy toàn diện hơn và và đến một lúc bạn cũng sẽ sài những câu nói trên.

Khi học cách kinh doanh bạn sẽ tự làm cho bản thân mình tốt hơn, bạn sẽ có nguyên tắc và cách đối nhân xử thế của riêng mình làm cho những người xung quanh cực kỳ dễ chịu. Nhưng bạn có thể sẽ phải thức khuya đến 1 giờ sáng và tìm kiếm một giá trị nào đó, và thức dậy vào lúc 4h00 sáng sớm, thời gian dành cho người thân của bạn cũng không nhiều, bạn tin rằng bản thân mình có thể làm cho cả thế giới thay đổi.

Những kinh nghiệm kinh doanh quan trọng cho năm đầu tiên

Làm những việc đó quả thực rất khó, và nhất là khi bạn nghiên cứu về 1 dự án kinh doanh, những mô thức kinh tế thì không hề dễ dàng, bạn rồi sẽ nản trí và muốn từ bỏ. Nhưng khi bạn vượt được qua rào cản bạn sẽ không còn là người tầm thường và sự giàu có đang chờ bạn khai phá ở phía trước.

Kinh doanh là việc bạn đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng sản phẩm cụ thể hoặc dịch vụ vô hình thông qua những công cụ khác nhau. Bằng cách này đạt được những giá trị bạn muốn và khách hàng có được thứ họ cần.

Đó là một số quan niệm về kinh doanh mà Lương note cho bạn, bây giờ chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu từng kinh nghiệm kinh doanh.

1, Luôn đặt vấn đề và trả lời câu hỏi “ tại sao…”

Người kinh doanh thành công đưa ra 1 quyết định dù lớn hay nhỏ đều phải dựa trên chứng cứ thực tế, bạn phải đặt câu hỏi : “ Nếu áp dụng phương pháp thực hiện ngược lại thì kết quả sẽ là gì”.

Khi đặt câu hỏi này bạn sẽ đánh giá được 2 vấn đề quan trọng: (a), Tại sao bạn phải thực hiện phương án cũ trong khi kết quả mỗi lần chẳng khác nhau, điều này muốn nhắc nhở bạn phải thay đổi điều gì đó trong vấn đề hiện tại; (b), Tại sao bạn không thử một phương án khác, kết quả sẽ là gì nếu chúng ta thay đổi cách làm.

Đặt vấn đề là cách mà chúng ta đang nghi ngờ một vấn đề nào đó trong kinh doanh chưa thực hiện tốt, và nó thúc đẩy chúng ta phải thay đổi điều gì đó để kết quả tốt đẹp hơn, hiệu quả hơn.

2, Phức tạp hóa vấn đề là hành động thay cho lời nói “ Ê! Khách hàng này, hãy lượn đi”

Trong cuộc sống và công việc của chúng ta có rất nhiều thứ phức tạp và hoàn toàn chẳng cần thiết, đã có khi nào bạn cố gắng làm cho chuyện gì đó phức tạp thêm một chút chưa ? Lương chắc chắn là là có, bạn đã từng làm cho người khác phải khó hiểu về suy nghĩ và hành động của bạn, nhưng phức tạp hóa vấn đề chỉ sử dụng khi đúng lúc mà thôi.

Trong kinh doanh, mà cụ thể hơn là trong kinh nghiệm bán hàng online và truyền thống có rất nhiều nhân viên tiếp xúc với khác hàng luôn cố gắng dùng ngôn từ hoa mỹ, tráng lệ để mô tả và giới thiệu về sản phẩm, thậm chí có người còn nói ra đặc điểm mà sản phẩm/dịch vụ của mình không hề có để so sánh với với đối thủ cạnh tranh.

Chúng ta đừng bao giờ cố gắng làm cho hoạt động bán hàng, tiếp xúc với khách hàng và quan hệ nội bộ trong công ty trở nên phức tạp. Thay vì bạn quá ghét một người trong bộ phận kế toán hay bán hàng thì hãy chỉ ra vấn đề mà họ sai là gì, hoặc là nói đúng thương hiệu cũng như đặc điểm sản phẩm để khách hàng tin rằng lời bạn nói là thật.

3, Dẹp bỏ những “chuyện vặt” sang một bên

Khi thực hiện 1 ý tưởng kinh doanh nhỏ ít vốn hoặc đầu tư lớn sẽ luôn xảy ra những sai sót. Chẳng sao cả, bạn chỉ cần đứng vững trên đôi chân của mình, ngày mai mặt trời sẽ lại mọc ở phía Đông của Thiên đàng.

Hãy làm những việc quan trọng trước và nhớ là tìm ra phương pháp đúng đắn để thực hiện, loại bỏ những việc làm nhỏ vì nếu làm bạn sẽ mất rất nhiều nguồn lực nhưng hiệu quả chẳng đáng bao nhiêu. Nguyên tắc 20/80 là công cụ bạn nên áp dụng.

4, Không nhất thiết phải trở thành một đứa trẻ ngoan

Khi trưởng thành chúng ta luôn mong bản thân sẽ được người khác yêu mến, một đứa trẻ có nhiều bạn bè yêu quý thì mọi người càng mừng rỡ vì điều đó. Nhưng đối với công ty của bạn thì đừng giống như đứa trẻ ngoan được yêu quý.

Trong giai đoạn đầu kinh doanh, bạn phải xác định vị thế của công ty mình trên thị trường. Nếu xác định bạn cạnh tranh bằng giá cả thấp so với đối thủ nhưng sản phẩm lại chất lượng hơn thì rất có thể bạn sẽ thất bại vì bạn đã mất quá nhiều chi phí cho sản xuất và chiến lược giá bán.

Đặt giải thiết ngược lại, nếu bạn tìm đối tác kinh doanh với nguồn hàng tốt vậy thì tỷ lệ thành công trên thị trường đã tăng lên mức cao. Một trường khác là khi bạn tăng giá trị thương hiệu đồng thời giảm chất lượng sản phẩm và tăng giá bán, chiến lược Marketing như thế này chẳng giống ai nhưng trong nhiều trường hợp bạn rất có thể sẽ thành công và thu về một khoản lợi lớn.

Trong kinh doanh đừng cố gắng làm giống ai, hãy khác biệt và trở nên bướng bỉnh hơn, đừng theo quy luật chung của thị trường. Người ta có thể khen bạn “ Ngoan” nhưng bạn sẽ thất bại nếu mang mô hình kinh doanh của họ áp dụng cho riêng mình.

5, Chẳng có ai quan tâm đến việc bạn kinh doanh hay bán cái gì đâu

Đây là một kinh nghiệm kinh doanh mà chỉ những người từng vấp ngã mới hiểu ra, bạn cần nhớ rằng ngoại trừ mẹ của bạn thì chẳng ai quan tâm bạn đang bán thứ gì cả. Những người khác họ quan tâm đến vấn đề của chính họ, người kinh doanh là người giúp họ giải quyết vấn đề của chính họ. Nên người ta nói bán hàng là nghề “làm dâu trăm họ”.

Những người mới kinh doanh không hiểu đạo lý này nên mang tất cả tài liệu, chuẩn bị tất cả thứ phải nói khi gặp khách hàng. Nhưng người này không hiểu rằng khách hàng không thể có thời gian để nghe. Trong trường hợp này bạn hãy chuẩn bị những lợi ích mà mua sẽ nhận được khi họ nói chuyện với bạn, nhiệm vụ của bạn là phải làm cho người mua tự thích sản phẩm chứ không phải bạn ra lệnh cho họ phải làm.

6, Không nên làm việc quá chăm chỉ

Khi bạn bỏ hết sức lực để làm một việc, ừ thì kết quả đạt được có thể là tốt và theo đúng ý muốn của bạn, nhưng bạn sẽ phải từ bỏ làm những việc khác. Một người quản lý hay lãnh đạo, cán bộ không nhất thiết phải làm nghiệp vụ quá chuyên sâu, những người ở cấp cao sẽ thường định ra chiến lược, kế hoạch , cách thức quản lý và giao cho cấp dưới thực hiện.

Do vậy bạn không nên làm việc quá chăm chỉ một công việc, mà nhiệm vụ của bạn là phải bao quát hoạt động của công ty, sản phẩm trực tiếp của bạn là bản kế hoạch công việc.

7, Làm thế nào để cải thiện điểm yếu của bạn và công ty

Kinh doanh là một quá trình mà bạn sẽ phát hiện ra nhiều nhược điểm của bản thân và của công ty. Ví dụ, trước đây bạn là người tiêu tiền không quan tâm đến số tiền mình sẽ tiết kiệm được, nhưng khi kinh doanh bạn bắt buộc phải sử dụng những khoản tiền vào đúng việc kể cả tiết kiệm. Điều này giúp bạn nâng cao khả năng quản lý tài chính, lâu dần bạn sẽ khắc phục được nhược điểm.

8, Đừng lạc bước sang lãnh thổ của đổi thủ

Có một câu nói như thế này: “ Nếu bạn cứ tập trung ngoái đầu nhìn trở lại đối thủ đang đua con ngựa khác, mà quên mất rằng bản thân mình cũng phải nỗ lực cố gắng để về đích, thì chắc chắn bạn sẽ thất bại vì bạn đang bị sức mạnh của đối thủ làm lu mờ khả năng”.

Chúng ta chỉ quan sát và lân sân của đối thủ khi chúng ta đánh giá xong và có những kết luận đúng đắn về họ, trong khi đó cả 2 cùng đang nỗ lực chiếm lĩnh thị trường thì bạn lại trập trung nhìn đối thủ làm việc, thế thì bạn sẽ chẳng làm được gì cả.

Đừng lạc lối sang lãnh thổ của đối thủ mà hãy lập kế hoạch để chiếm thị trường của họ, đừng vì sức mạnh oai hùng của đối thủ mà chúng ta nản trí và dừng bước, nếu dừng lại bạn sẽ chẳng bao giờ chiến thắng đổi thủ.

9, Đào thải tất cả, kể cả bản thân bạn

FPT là một tập đoàn làm việc này rất tốt, họ loại bỏ tất cả những người làm việc không hiệu kể cả giám đốc, sếp lớn cũng có nguy cơ bị loại bỏ nếu giá trị họ mang lại không tương xứng với yêu cầu của xu hướng phát triển kinh tế.

Nguyên tắc đào thải trong kinh doanh rất khốc liệt, nếu bạn cố tình giữ lại những công cụ và phương tiện, nhân lực làm việc không hiệu quả, không đào tạo phát triển trí thức thì khó có thể bứt phá và lâu dần bạn sẽ tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh, và cuối cùng công ty của bạn cũng chẳng còn trên thị trường.

Bởi vậy ngay từ những ngày ban đầu của công ty, bạn cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự, tiêu chí tuyển dụng, bố trí và sắp xếp nhân viên vào đúng vị trí/chức danh sao cho phù hợp với năng lực, thường xuyên tổ chức các hội thảo và cuộc họp để phổ biến trao đổi chuyên môn cho nhân viên.

10, Phương pháp làm việc quan trọng hơn mức độ làm việc

Sáng tạo phương pháp mới nhằm nâng cao hiệu suất làm việc, điều này có lợi hơn so với cách thức làm việc phải sử dụng nhiều nhân công, vừa tốn chi phí trả tiền lương nhưng năng suất lao động lại thấp hơn so với những công ty có phương pháp hiện đại.

11, Chỉ cần quan tâm đến những việc bạn có thể kiếm soát

Có những việc chúng ta cố tình thay đổi nhưng không thể, nếu cứ quyết tâm bạn sẽ tiêu tốn rất nhiều nguồn lực, điều đó có nghĩa rằng bạn sẽ mất đi cơ hội làm những việc mà bản thân có thể kiểm soát. Nếu đối thủ cạnh trnah phát hiện bạn làm những việc ngoài khả năng họ chắc chắn sẽ rất vui mừng, bởi vì họ biết bạn đang giúp đỡ họ chiếm lĩnh thị trường.

12, Không được phép thay đổi kế hoạch, chiến lược

Kế hoạch và chiến lược khi đã được xác lập thì bạn phải gắn bó và thực hiện đến cùng, chúng ta chỉ thay đổi theo đúng lộ trình và môi trường kinh doanh có những biến đổi đặc biệt lớn và quan trọng. Nếu 1 tuần bạn thay đổi dự định kế hoạch đến 3, 4 lần thì cuối cùng sẽ chẳng làm được việc.

Sự thành công trong kinh doanh là tích lũy thành tích của nhiều thời điểm khác nhau, nếu trong quá trình bạn có những thay đổi tiêu cực thì thành công nghiễm nhiên không thể đạt được hoàn hảo, và đôi khi là thất bại.

Okay, Lương vừa chia sẻ với mọi người 12 kinh nghiệm kinh doanh quan trọng khi khởi nghiệp lần đầu tiên. Gặp lại bạn trong những bài viết chia sẻ kinh doanh khác.

 

Theo Bytuong

Trở về

Bài cùng chuyên mục