4 tháng đầu năm, nhập khẩu quặng và khoáng sản tăng mạnh 59,8% về lượng và tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Sau hai tháng đầu năm giảm liên tiếp, thì kim ngạch xuất khẩu đá quý, kim loại quý đã lấy lại đà tăng trưởng ở tháng 3/2019 nhưng sang tháng đến tháng 4 xuất khẩu nhóm hàng này kim ngạch suy giảm nhẹ 1,9% so với tháng trước đó.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch đạt 203 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ, theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ. Việt Nam xuất khẩu mặt hàng đá quý, kim loại và sản phẩm chủ yếu sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hongkong (TQ)… theo đó, Mỹ dẫn đầu kim ngạch, đạt 118,8 triệu USD, chiếm 58,5% tỷ trọng tăng 16,95% so với cùng kỳ, riêng tháng 4/2019 kim ngạch mặt hàng này xuất sang Mỹ đạt 31,38 triệu USD, giảm 0,19% so với tháng 3/2019 nhưng tăng 17,03% so với tháng 4/2018.
Đứng thứ hai về kim ngạch là thị trường Nhật Bản đạt 4,17 triệu USD trong tháng 4/2019, giảm 18,22% so với tháng 3/2019 và giảm 24,84% so với tháng 4/2018. Tính chung 4 tháng năm 2019 đã xuất sang thị trường này 17,83 triệu USD, giảm 10,51% so với cùng kỳ.
Kế đến là thị trường Pháp, kim ngạch giảm 22,21% so với tháng 3/2019 nhưng tăng 10,39% so với tháng 4/2018 đạt 1,78 triệu USD, tính chung 4 tháng năm 2019 đạt 7,42 triệu USD, giảm 12,73% so với cùng kỳ.
Ngoài ba thị trường chủ lực kể trên, Việt Nam còn xuất sang các thị trường khác nữa như: Hongkong (TQ), Hàn Quốc, Australia, UAE…
Nhìn chung, 4 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm sang các thị trường đều sụt giảm, số thị trường này chiếm 61,53% trong đó xuất sang thị trường Hongkong (TQ) giảm nhiều nhất 44,47% tương ứng với 6,5 triệu USD, riêng tháng 4/2019 xuất sang Hongkong (TQ) đạt 1,9 triệu USD, tăng 76,33% so với tháng 3/2019, nhưng giảm 34,1% so với tháng 4/2018.
Ở chiều ngược lại, thị trường UAE lại tăng mạnh nhập khẩu đá quý, kim loại quý từ Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch tăng gấp hơn 9,3 lần (tương ứng 829,49%) so với cùng kỳ, tuy chỉ đạt 5,96 triệu USD. Tính riêng tháng 4/2019 kim ngạch đạt 2,54 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần (tương ứng 140,52%) so với tháng 3/2019 và tăng gấp 5,9 lần (tương ứng 493,75%) so với tháng 4/2018.
Thị trường xuất khẩu đá quý, kim loại quý tháng 4, 4 tháng năm 2019
Thị trường | T4/2019 (USD) | +/- so với T3/2019 (%)* | 4T/2019 (USD) | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* |
Mỹ | 31.387.787 | -0,19 | 118.840.158 | 16,95 |
Nhật Bản | 4.177.018 | -18,22 | 17.830.502 | -10,51 |
EU | 4.105.858 | -24,3 | 16.091.776 | -2,75 |
Pháp | 1.782.967 | -22,21 | 7.421.664 | -12,73 |
Hồng Kông (TQ) | 1.933.096 | 76,33 | 6.500.475 | -44,47 |
Hàn Quốc | 1.667.100 | -12,57 | 6.116.150 | 2,95 |
UAE | 2.548.765 | 140,51 | 5.964.381 | 829,49 |
Bỉ | 1.700.651 | -23,3 | 5.746.925 | 27,85 |
Australia | 765.876 | -45,11 | 4.827.774 | 15,53 |
Đức | 274.819 | -15,12 | 1.130.996 | -16,37 |
Anh | 186.848 | -47,31 | 1.053.214 | -22,91 |
Tây Ban Nha | 160.573 | -32,04 | 738.977 | -10,87 |
Thái Lan | 108.423 | -31,91 | 478.097 | -44,14 |
Đài Loan (TQ) | 79.503 | 135,73 | 220.759 | -18,15 |
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
4 tháng đầu năm, nhập khẩu quặng và khoáng sản tăng mạnh 59,8% về lượng và tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Kết thúc năm 2018, ngành thép đã có một năm xuất khẩu bội thu, khi giá trị xuất khẩu chỉ tính riêng sắt thép các loại đã tăng thêm gần 1,5 tỷ USD so với năm 2017, mặc dù hàng loạt vụ phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm sắt thép xuất khẩu.
Mặc dù 4 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu hạt điều của cả nước thu về trên 900 triệu USD, nhưng ngược lại cũng phải nhập khẩu 482 triệu USD mặt hàng này, số liệu từ TCHQ.
4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày của cả nước đạt gần 1,86 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2018.
4 tháng đầu năm 2019, lượng than nhập khẩu tăng rất mạnh 128,2% so với cùng kỳ, đạt 13,34 triệu tấn; kim ngạch cũng tăng 82,5%, đạt 1,27 tỷ USD.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2019 cả nước nhập khẩu 1,94 triệu tấn nguyên liệu nhựa, trị giá 2,86 tỷ USD, tăng 15,4% về lượng và tăng 6,3% về kim ngạch so với 4 tháng đầu năm 2018.
Sản xuất LPG trong nước được cung cấp từ Nhà máy GPP Dinh Cố và Nhà máy lọc dầu Dung Quất với sản lượng hơn 750.000 tấn/năm, mới chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu LPG, do đó, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn LPG để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng giày dép ra thị trường nước ngoài tăng tháng thứ 2 liên tiếp, tháng 3/2019 tăng 53,4%, tháng 4/2019 tăng tiếp 11,2%, đạt 1,46 tỷ USD, so với tháng 4/2018 cũng tăng 15,7%.
4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ đạt 4,4 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ai Cập tăng trưởng nhẹ 14,76% đạt 157,5 triệu USD. Trong các nhóm sang xuất sang Ai Cập, sắt thép các loại là nhóm hàng tăng khá về lượng 113,3% đạt 1.395 tấn và tăng 62,53% về trị giá đạt 930.714 USD. Hạt điều cũng tăng 88,99% về lượng đạt 824 tấn và tăng 69,67% về kim ngạch đạt 6,79 triệu USD. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có thị phần cao nhất với 24,29% đạt 38,25 triệu USD, tăng 13,42% so với cùng kỳ năm 2018.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự