4 tháng đầu năm 2019, lượng than nhập khẩu tăng rất mạnh 128,2% so với cùng kỳ, đạt 13,34 triệu tấn; kim ngạch cũng tăng 82,5%, đạt 1,27 tỷ USD.

Trong 4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ai Cập tăng trưởng nhẹ 14,76% đạt 157,5 triệu USD. Trong các nhóm sang xuất sang Ai Cập, sắt thép các loại là nhóm hàng tăng khá về lượng 113,3% đạt 1.395 tấn và tăng 62,53% về trị giá đạt 930.714 USD. Hạt điều cũng tăng 88,99% về lượng đạt 824 tấn và tăng 69,67% về kim ngạch đạt 6,79 triệu USD. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có thị phần cao nhất với 24,29% đạt 38,25 triệu USD, tăng 13,42% so với cùng kỳ năm 2018.
Ai Cập là một trong những nước Ả-rập đầu tiên có quan hệ với Việt Nam. Việt Nam và Ai Cập đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, du lịch... Ai Cập đối tác thương mại lớn thứ năm của Việt Nam tại châu Phi, là thị trường lớn thứ hai của Việt Nam tại khu vực châu Phi với kim ngạch xuất khẩu khoảng 439 triệu USD năm 2018.
Trong 4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ai Cập tăng trưởng nhẹ 14,76% đạt 157,5 triệu USD. Trong các nhóm sang xuất sang Ai Cập, sắt thép các loại là nhóm hàng tăng khá về lượng 113,3% đạt 1.395 tấn và tăng 62,53% về trị giá đạt 930.714 USD. Hạt điều cũng tăng 88,99% về lượng đạt 824 tấn và tăng 69,67% về kim ngạch đạt 6,79 triệu USD. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có thị phần cao nhất với 24,29% đạt 38,25 triệu USD, tăng 13,42% so với cùng kỳ năm 2018.
Chỉ tính riêng tháng 4/2019, điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng nổi bật nhất với kim ngạch xuất khẩu có mức tăng trưởng đột biến với 482% so với tháng 3/2019 đạt 553.755 USD; Hàng dệt, may có trị giá tăng 116,91% đạt 594.980 USD; Hàng hóa khác cũng tăng 320,46% đạt 14,65 triệu USD.
Trong 4 tháng đầu năm, Ai Cập giảm xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam, khiến trị giá sụt giảm 59,9% đạt 3,57 triệu USD; Phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 22,62% đạt 4,18 triệu USD; Cà phê giảm 7,81% về lượng đạt 4.993 tấn và giảm 16,1% về trị giá đạt 8,05 triệu USD….
Ai Cập hiện có 3 dự án đăng ký đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn hơn 2 triệu đô la Mỹ. Ai Cập là nước Bắc Phi đầu tiên công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ.
Đặc biệt, nhân chuyến thăm của Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi, Ai Cập cam kết hỗ trợ về kỹ thuật và đào tạo từ 10-20 cán bộ về tiêu chuẩn Ha-la cho hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo. Hàng năm, Chính phủ Ai Cập cấp cho Việt Nam 12 học bổng đào tạo sinh viên tiếng Ả-rập. Hai nước cũng thường xuyên trao đổi thông tin, hợp tác qua kênh đảng, kênh địa phương và trong các lĩnh vực thanh tra, văn hóa…
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Ai Cập 4T/2019
Mặt hàng | 4T/2019 | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 157.476.919 |
| 14,76 |
Hàng thủy sản |
| 14.442.266 |
| 21,61 |
Hàng rau quả |
| 6.193.032 |
| -11,07 |
Hạt điều | 824 | 6.792.093 | 88,99 | 69,67 |
Cà phê | 4.993 | 8.055.584 | -7,81 | -16,10 |
Hạt tiêu | 2.791 | 6.079.765 | 8,68 | -14,34 |
Xơ, sợi dệt các loại | 7.552 | 17.402.715 | -12,78 | -0,13 |
Hàng dệt, may |
| 2.035.048 |
| 18,77 |
Sắt thép các loại | 1.395 | 930.714 | 113,30 | 62,53 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
| 16.466.811 |
| 54,16 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
| 38.256.175 |
| 13,42 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
| 3.576.244 |
| -59,90 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
| 9.634.529 |
| 28,76 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
| 4.178.800 |
| -22,62 |
Hàng hóa khác |
| 23.433.141 |
| 99,33 |
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
4 tháng đầu năm 2019, lượng than nhập khẩu tăng rất mạnh 128,2% so với cùng kỳ, đạt 13,34 triệu tấn; kim ngạch cũng tăng 82,5%, đạt 1,27 tỷ USD.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2019 cả nước nhập khẩu 1,94 triệu tấn nguyên liệu nhựa, trị giá 2,86 tỷ USD, tăng 15,4% về lượng và tăng 6,3% về kim ngạch so với 4 tháng đầu năm 2018.
Sau hai tháng đầu năm giảm liên tiếp, thì kim ngạch xuất khẩu đá quý, kim loại quý đã lấy lại đà tăng trưởng ở tháng 3/2019 nhưng sang tháng đến tháng 4 xuất khẩu nhóm hàng này kim ngạch suy giảm nhẹ 1,9% so với tháng trước đó.
Sản xuất LPG trong nước được cung cấp từ Nhà máy GPP Dinh Cố và Nhà máy lọc dầu Dung Quất với sản lượng hơn 750.000 tấn/năm, mới chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu LPG, do đó, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn LPG để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng giày dép ra thị trường nước ngoài tăng tháng thứ 2 liên tiếp, tháng 3/2019 tăng 53,4%, tháng 4/2019 tăng tiếp 11,2%, đạt 1,46 tỷ USD, so với tháng 4/2018 cũng tăng 15,7%.
4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ đạt 4,4 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Đức trong tháng 4/2019 cũng như cả 4 tháng đầu năm 2019 đều sụt giảm nhẹ. Tổng kim ngạch xuất khẩu 4T/2019 chỉ đạt 2,21 triệu USD, giảm 1,55% so với cùng kỳ năm 2018.
4 tháng đầu năm 2019, cán cân thương mại Việt Nam thặng dư 13,47 tỷ USD trong thương mại hàng hóa với Mỹ, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Sau khi tăng trưởng ở tháng 3/2019, thì nay sang tháng 4/2019 xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói và thảm kim ngạch sụt giảm trở lại, giảm 6,8% so với tháng 3/2019 xuống còn 37,16 triệu USD, nhưng nếu tính chung 4 tháng đầu năm 2019 tăng 40,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 144,71 triệu USD.
Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN với kim ngạch thương mại song phương năm 2018 đạt hơn 17 tỷ USD và phấn đấu đạt 20 tỷ USD vào năm 2020.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự