Vải có xuất xứ từ Trung Quốc được nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất, chiếm tới 57,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu vải của cả nước.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2019 cả nước nhập khẩu 1,94 triệu tấn nguyên liệu nhựa, trị giá 2,86 tỷ USD, tăng 15,4% về lượng và tăng 6,3% về kim ngạch so với 4 tháng đầu năm 2018.
Trong đó, riêng tháng 4/2019 nhập khẩu 470.813 tấn, tương đương 711,67 triệu USD, giảm 13% về lượng và giảm 9,2% về kim ngạch so với tháng 3/2019. So với cùng tháng năm trước thì tăng 24,7% về lượng và tăng 13,9% về kim ngạch.
Giá nguyên liệu nhựa nhập khẩu trong tháng 4/2019 đạt 1.511,6 USD/tấn, tăng 4,4% so với tháng 3/2019 nhưng giảm 9,5% so với tháng 4/2018. Tính trung bình cả 4 tháng đầu năm nay đạt 1.470,6 USD/tấn, giảm 7,9% so với 4 tháng đầu năm 2018.
Nguyên liệu nhựa nhập khẩu từ Hàn Quốc nhiều nhất chiếm 17,3% trong tổng lượng và chiếm 18,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu nhựa của cả nước, đạt 336.055 tấn, trị giá 539,82 triệu USD, tăng 13,7% về lượng và tăng 6,8% về kim ngạch so với cùng kỳ. Giá nhập khẩu giảm 6,1%, đạt trung bình 1.606,3 USD/tấn. Riêng tháng 4/2019 nhập khẩu 81.293 tấn nguyên liệu nhựa từ thị trường này, đạt 132,86 triệu USD, giảm 8,8% về lượng và giảm 5,4% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó.
Nguyên liệu nhựa có xuất xứ từ thị trường Đông Nan Á nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 4/2019 cũng giảm 13,7% về lượng và giảm 9,3% về kim ngạch so với tháng 3/2019, đạt 88.828 tấn, tương đương 127,1 triệu USD. Tính chung cả 4 tháng đầu năm, nhập khẩu đạt 378.196 tấn, trị giá 521,98 triệu USD, chiếm 19,4% trong tổng lượng và chiếm 18,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu nhựa của cả nước, tăng 7,9% về lượng và tăng nhẹ 1,7% về kim ngạch so với cùng kỳ; giá nhập khẩu giảm 5,7%, đạt trung bình 1.380,2 USD/tấn
Nhập khẩu nguyên liệu nhựa từ thị trường Trung Quốc 4 tháng đầu năm tăng mạnh 30,9% về lượng và tăng 20,7% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 212.499 tấn, tương đương 381,54 triệu USD, chiếm 10,9% trong tổng lượng và chiếm 13,3% trong tổng kim ngạch,. Giá nhập khẩu giảm 7,8%, đạt 1.795,5 USD/tấn.
Trong 4 tháng đầu năm nay, nhập khẩu nguyên liệu nhựa từ phần lớn các thị trường bị sụt giảm kim ngạch so với 4 tháng đầu năm 2018. Trong đó, sụt giảm mạnh từ các thị trường sau: Nga giảm 99,6% về lượng và giảm 96,5% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 18 tấn, tương đương 0,19 triệu USD; Philippines giảm 73,4% về lượng và giảm 58,9% về kim ngạch, đạt 1.828 tấn, tương đương 4,39 triệu USD; Nam Phi giảm 49,4% về lượng và giảm 52,3% về kim ngạch, đạt 4.359 tấn, tương đương 5,12 triệu USD; Brazil giảm 69% về lượng và giảm 46,5% về kim ngạch, đạt 552 tấn, tương đương 1,44 triệu USD.
Tuy nhiên, nhập khẩu lại tăng mạnh từ các thị trường sau: Mỹ tăng 355,5% về lượng và tăng 172,2% về kim ngạch, đạt 186.194 tấn, tương đương 240,95 triệu USD; Italia tăng 64,7% về lượng và tăng 82,8% về trị giá, đạt 2.439 tấn, tương đương 8,1 triệu USD; U.A.E tăng 43,6% về lượng và 24,5% về trị giá, đạt 48.694 tấn, tương đương 57,13 triệu USD.
Nhập khẩu nguyên liệu nhựa 4 tháng đầu năm 2019
Thị trường | 4T/2019 | +/- so với cùng kỳ (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 1.944.933 | 2.860.281.987 | 15,42 | 6,26 |
Hàn Quốc | 336.055 | 539.818.951 | 13,73 | 6,78 |
Trung Quốc đai lục | 212.499 | 381.538.410 | 30,9 | 20,68 |
Đài Loan TQ) | 235.549 | 375.541.618 | 3,77 | 1,14 |
Saudi Arabia | 317.935 | 354.631.087 | -4,55 | -15,34 |
Thái Lan | 202.982 | 269.201.703 | 9,03 | 1,02 |
Mỹ | 186.194 | 240.946.281 | 355,53 | 172,19 |
Nhật Bản | 80.536 | 166.896.231 | 24,33 | 21,24 |
Singapore | 74.263 | 106.380.394 | 6,84 | -0,61 |
Malaysia | 66.541 | 100.881.956 | 18,32 | 12,57 |
U.A.E | 48.694 | 57.126.916 | 43,55 | 24,54 |
Ấn Độ | 39.805 | 48.275.346 | -10,71 | -14,99 |
Indonesia | 32.582 | 41.120.655 | 3,05 | 4,73 |
Đức | 6.657 | 33.448.586 | -32,09 | -44,66 |
Kuwait | 27.538 | 29.837.674 | -5,24 | -16,9 |
Qatar | 23.850 | 25.908.503 | -15,62 | -27,09 |
Italia | 2.439 | 8.103.349 | 64,69 | 82,83 |
Tây Ban Nha | 3.251 | 6.399.146 | -23,16 | -10,86 |
Bỉ | 2.489 | 5.937.718 | -26,01 | -12,34 |
Australia | 3.917 | 5.823.934 | -26,22 | -28,16 |
Hà Lan | 2.687 | 5.375.002 | 26,69 | -1,08 |
Nam Phi | 4.359 | 5.124.076 | -49,35 | -52,31 |
Pháp | 1.472 | 5.116.019 | 39,92 | 10,87 |
Philippines | 1.828 | 4.391.275 | -73,35 | -58,89 |
Anh | 1.128 | 3.209.929 | 4,74 | -15,59 |
Canada | 2.858 | 3.153.762 | 11,29 | -4,37 |
Hồng Kông (TQ) | 1.889 | 3.116.606 | 8,69 | -6,18 |
Brazil | 552 | 1.444.551 | -69,02 | -46,53 |
Thụy Điển | 246 | 946.748 | 6,96 | -7,91 |
Nigeria | 216 | 222.120 |
|
|
Nga | 18 | 187.265 | -99,59 | -96,54 |
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Vải có xuất xứ từ Trung Quốc được nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất, chiếm tới 57,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu vải của cả nước.
4 tháng đầu năm, nhập khẩu quặng và khoáng sản tăng mạnh 59,8% về lượng và tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Kết thúc năm 2018, ngành thép đã có một năm xuất khẩu bội thu, khi giá trị xuất khẩu chỉ tính riêng sắt thép các loại đã tăng thêm gần 1,5 tỷ USD so với năm 2017, mặc dù hàng loạt vụ phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm sắt thép xuất khẩu.
Mặc dù 4 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu hạt điều của cả nước thu về trên 900 triệu USD, nhưng ngược lại cũng phải nhập khẩu 482 triệu USD mặt hàng này, số liệu từ TCHQ.
4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày của cả nước đạt gần 1,86 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2018.
4 tháng đầu năm 2019, lượng than nhập khẩu tăng rất mạnh 128,2% so với cùng kỳ, đạt 13,34 triệu tấn; kim ngạch cũng tăng 82,5%, đạt 1,27 tỷ USD.
Sau hai tháng đầu năm giảm liên tiếp, thì kim ngạch xuất khẩu đá quý, kim loại quý đã lấy lại đà tăng trưởng ở tháng 3/2019 nhưng sang tháng đến tháng 4 xuất khẩu nhóm hàng này kim ngạch suy giảm nhẹ 1,9% so với tháng trước đó.
Sản xuất LPG trong nước được cung cấp từ Nhà máy GPP Dinh Cố và Nhà máy lọc dầu Dung Quất với sản lượng hơn 750.000 tấn/năm, mới chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu LPG, do đó, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn LPG để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng giày dép ra thị trường nước ngoài tăng tháng thứ 2 liên tiếp, tháng 3/2019 tăng 53,4%, tháng 4/2019 tăng tiếp 11,2%, đạt 1,46 tỷ USD, so với tháng 4/2018 cũng tăng 15,7%.
4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ đạt 4,4 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự