Theo VASEP, quy định yêu cầu xử lý nhiệt bắt buộc đối với sản phẩm tôm hấp nhập khẩu của Hàn Quốc có thể làm tăng chi phí sản xuất cũng như giá bán của sản phẩm và làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam tại thị trường nước này.

Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc 13,91 tỷ USD, giảm 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất nhập khẩu 2 chiều Việt Nam – Hàn Quốc 6 tháng đầu năm 2018 đạt 31,35 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó, hàng hóa của Hàn Quốc nhập vào Việt Nam tăng 0,3%, trị giá 22,63 tỷ USD, chiếm 20,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước. Hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 8,72 tỷ USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ, chiếm 7,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Như vậy, trong 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc 13,91 tỷ USD, giảm 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Máy vi tính, điện tử và linh kiện là nhóm hàng được nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Hàn Quốc, đạt 8,49 tỷ USD, chiếm 37,5% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đứng thứ 2 về kim ngạch, với 3,11 tỷ USD, chiếm 13,7% tổng kim ngạch, giảm 49,7%. Tiếp sau đó là các nhóm hàng cũng đạt kim ngạch cao trên 1 tỷ USD, đó là: Điện thoại và linh kiện đạt trên 2 tỷ USD, chiếm 8,8%, giảm 12,7% so với cùng kỳ. Nhóm hàng xăng dầu 1,32 tỷ USD, chiếm 5,8%, tăng 51%; vải may mặc 1,09 tỷ USD, chiếm 4,8%, tăng 10,5%.
Trong 6 tháng đầu năm nay, đa số các loại hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc về Việt Nam đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các nhóm hàng tăng mạnh về kim ngạch bao gồm: Khí gas tăng 211,8%, đạt 3,17 triệu USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 145,5%, đạt 260,3 triệu USD; rau quả tăng 106,6%, đạt 12,17 triệu USD; bông tăng 95%, đạt 3,37 triệu USD; thủy sản tăng 90,7%, đạt 41,56 triệu USD; quặng và khoáng sản tăng 86%, đạt 7,89 triệu USD.
Tuy nhiên, có một số nhóm hàng nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc sụt giảm rất mạnh so với cùng kỳ đó là: ô tô nguyên chiếc giảm 92,6%, đạt 6,92 triệu USD; phương tiện vận tải khác và phụ tùng giảm 47,8%, đạt 18,58 triệu USD; phân bón giảm 36,8%, đạt 26,66 triệu USD.
Nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc 6 tháng đầu năm 2018
ĐVT: USD
Nhóm hàng | T6/2018 | +/- so với T5/2018 (%) * | 6T/2018 | +/- so với cùng kỳ (%) * |
Tổng kim ngạch NK | 3.736.069.370 | -1,21 | 22.627.236.978 | 0,31 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 1.213.695.372 | -15,69 | 8.487.272.301 | 40,5 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 548.156.868 | -13,58 | 3.107.599.080 | -49,69 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 316.795.495 | 66,24 | 2.000.988.186 | -12,69 |
Xăng dầu các loại | 306.081.859 | 61,16 | 1.321.438.728 | 50,99 |
Vải các loại | 215.586.862 | 4,57 | 1.091.703.162 | 10,45 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 143.896.072 | 4,26 | 812.477.394 | 5,86 |
Chất dẻo nguyên liệu | 136.294.450 | -1,86 | 791.531.090 | 14,15 |
Kim loại thường khác | 127.565.787 | -8,12 | 761.159.296 | 7,06 |
Sắt thép các loại | 128.957.959 | 1,59 | 725.013.427 | 21,62 |
Linh kiện, phụ tùng ô tô | 48.045.712 | 192,09 | 381.860.968 | -13,02 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 75.992.708 | 1,27 | 377.677.079 | -2,61 |
Sản phẩm từ sắt thép | 49.244.913 | -2,08 | 317.565.194 | -5,09 |
Sản phẩm hóa chất | 52.852.511 | -8,75 | 313.228.503 | 1,93 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện | 44.624.514 | -1,97 | 260.299.851 | 145,47 |
Hóa chất | 38.670.638 | 20,19 | 211.788.815 | 27,17 |
Giấy các loại | 24.480.783 | -2,81 | 142.067.178 | 30,2 |
Sản phẩm từ kim loại thường khác | 17.075.507 | -6,42 | 105.888.104 | -4,59 |
Cao su | 19.257.513 | 1,71 | 103.651.742 | -7,42 |
Xơ, sợi dệt các loại | 14.108.606 | -20,84 | 93.885.196 | 10,79 |
Sản phẩm khác từ dầu mỏ | 15.635.737 | -5,2 | 84.273.289 | 29,42 |
Dây điện và dây cáp điện | 14.590.692 | 6,37 | 81.567.699 | 32,39 |
Dược phẩm | 12.535.311 | -3,39 | 76.041.161 | -20,17 |
Sản phẩm từ cao su | 9.038.501 | -4,41 | 57.149.237 | -21,43 |
Hàng thủy sản | 7.786.047 | -34,58 | 41.559.513 | 90,71 |
Sản phẩm từ giấy | 7.503.380 | 23,99 | 35.364.346 | 22,43 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh | 5.575.425 | -21,64 | 35.062.025 | -12,16 |
Hàng điện gia dụng và linh kiện | 4.489.216 | -25,97 | 30.522.388 | 2,32 |
Phân bón các loại | 6.745.242 | 2,056,90 | 26.657.274 | -36,75 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm | 4.375.169 | 24,8 | 25.502.608 | 8,22 |
Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh | 3.902.280 | -19,88 | 24.859.850 | 37,86 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 4.776.689 | -10,84 | 24.462.575 | 52,75 |
Phương tiện vận tải khác và phụ tùng | 5.510.312 | 83,31 | 18.584.662 | -47,83 |
Chế phẩm thực phẩm khác | 2.704.004 | -29,25 | 16.685.647 | 27,55 |
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu | 4.793.242 | -4,81 | 15.530.093 | -20,41 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc | 2.237.726 | -9,18 | 13.711.408 | 44,39 |
Hàng rau quả | 751.528 | -44,14 | 12.172.042 | 106,59 |
Quặng và khoáng sản khác | 1.667.083 | 176,33 | 7.893.706 | 86,13 |
Ô tô nguyên chiếc các loại | 1.949.612 | -43,15 | 6.919.148 | -92,56 |
Sữa và sản phẩm sữa | 1.047.052 | -23,24 | 5.803.721 | 37,98 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 700.883 | -52,27 | 4.065.235 | -23,6 |
Bông các loại | 650.479 | -18,25 | 3.370.279 | 94,95 |
Nguyên phụ liệu dược phẩm | 621.137 | -18,02 | 3.215.557 | 79,23 |
Khí đốt hóa lỏng | 141.797 | -85,69 | 3.167.428 | 211,77 |
Dầu mỡ động, thực vật | 411.677 | 46,5 | 2.058.257 | -18,37 |
(*Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Theo VASEP, quy định yêu cầu xử lý nhiệt bắt buộc đối với sản phẩm tôm hấp nhập khẩu của Hàn Quốc có thể làm tăng chi phí sản xuất cũng như giá bán của sản phẩm và làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam tại thị trường nước này.
Mặc dù nhập khẩu lúa mỳ trong tháng 6/2018 giảm cả lượng và trị giá, tuy nhiên nếu tính chung 6 tháng tốc độ vẫn tăng trưởng nhưng không nhiều. Đáng chú ý, thời gian này nhập lúa mỳ từ hai thị trường Nga và Mỹ tăng đột biến.
Hoạt động xuất khẩu mặt hàng hạt tiêu liên tục suy giảm cả về lượng, giá và kim ngạch. Trong nước, giá hiện đã xuống ở mức ngang giá thành sản xuất và có khả năng giảm tiếp khó tránh khỏi.
Việt Nam xuất siêu sang Australia 338,6 triệu USD, tăng 57,9%.
Điện thoại và linh kiện là nhóm hàng duy nhất xuất sang Đức đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay, chiếm 30,4% tổng kim ngạch.
Nhóm hàng dệt may luôn đứng đầu về kim ngạch trong số các loại hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản, đạt trên 1,7 tỷ USD.
Việt Nam nhập khẩu bông nhiều nhất từ thị trường Mỹ, chiếm 52,8% trong tổng lượng và chiếm 54,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu bông của cả nước.
Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ 6 tháng đầu năm trị giá trên 5,82 tỷ USD, tăng 23,2%.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 2 quý đầu năm nay cả nước đã nhập khẩu hơn 2,47 triệu tấn sắt thép phế liệu, trị giá 880,58 triệu USD, tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm trước, tăng 19,7% về lượng và trên 51% về kim ngạch. Giá nhập trung bình 355,9 USD/tấn, tăng 26% so với cùng kỳ.
6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Bỉ thu về 1,2 tỷ USD, trong đó mặt hàng săt thép chiếm 9,4% tỷ trọng , tăng gấp hơn 2 lần cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ 2017.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự