Trong tháng 8 năm 2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 36 tỷ USD, tăng 2,6% so với tháng trước; trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 18,2 tỷ USD, tăng 3% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 17,8 tỷ USD, tăng 2,3%.

Việt Nam hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Hàn Quốc, sau Trung Quốc và Mỹ.
Việt Nam hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Hàn Quốc, sau Trung Quốc và Mỹ.Nguồn ảnh: Iran Daily
Theo số liệu hải quan Hàn Quốc hôm thứ Tư, kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Việt Nam đạt 26,95 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2017, tăng 49,8% so với cùng kỳ năm ngoái, . Mức tăng trưởng này cao gấp gần 3 lần so với mức 16,3% của tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc.
Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, lượng nhập khẩu từ Hàn Quốc tính trong 7 tháng đầu năm là 26,3 tỷ USD. Các mặt hàng chủ yếu được nhập từ Hàn Quốc là: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (trị giá 7,1 tỷ USD); Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (6,94 tỷ USD); Điện thoại các loại và linh kiện (2,7 tỷ USD).
Việt Nam hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Hàn Quốc, sau Trung Quốc (79,25 tỷ USD) và Mỹ (39,66 tỷ USD). Trước đây, ngôi vị thứ 3 này thuộc về Hong Kong.
Theo các quan chức hải quan Hàn Quốc, lượng hàng hóa từ nước này xuất sang Việt Nam đã tăng với tốc độ 2 con số mỗi năm từ năm 2010 tới nay (trừ năm 2014), chủ yếu là do các công ty Hàn Quốc chuyển cơ sở sản xuất của họ sang Việt Nam. "Ngày càng c1o nhiều trường hợp doanh nghiệp Hàn Quốc xuất khẩu nguyên vật liệu thô và trung gian sang Việt Nam và tái nhập khẩu hàng hoá thành phẩm", một quan chức cho hay.
Các quan chức Hàn Quốc cũng cho biết nhu cầu công nghiệp ngày càng gia tăng ở Việt Nam và việc thực thi hiệp định thương mại tự do giữa hai nước cũng đã giúp thúc đẩy xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam.
Nhật Bản, từng một thời là một trong 3 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Hàn Quốc cho đến đầu những năm 2010, đã rơi xuống vị trí thứ 6 vào tháng 7/2017. Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang quốc gia láng giềng này vẫn đang gia tăng, nhưng chậm hơn nhiều so với Việt Nam, Hong Kong và Úc.
Mạnh Đức
Theo Nhipcaudautu.vn
Trong tháng 8 năm 2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 36 tỷ USD, tăng 2,6% so với tháng trước; trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 18,2 tỷ USD, tăng 3% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 17,8 tỷ USD, tăng 2,3%.
Ngày 23/8/2017, Tổng cục Hải quan có Công văn số 5591/TCHQ-TXNK gửi các Cục Hải quan tỉnh, thành phố yêu cầu về việc thực hiện đúng các quy định về phân loại hàng hóa nhập khẩu.
Ngày 17/8/2017, Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 3471/QĐ-BYT bãi bỏ Quyết định số 818/2007/QĐ-BYT ngày 5/3/2007 về việc ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm theo mã số HS trong biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thuộc diện quản lý của Bộ Y tế.
Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất được cấp phép nhập khẩu thanh long tươi vào Úc.
Trong bảy tháng qua, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩn Mỹ (FDA) đã có 32 lệnh cảnh báo đối với doanh nghiệp Việt Nam có hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ.
Giới chuyên môn lo ngại trước việc Trung Quốc tăng cường nhập khẩu cá tra của Việt Nam, nông dân sẽ đổ xô mở ao nuôi, đến lúc rủi ro thì trở tay không kịp
Chuyện nhiều nước thâm hụt thương mại với Trung Quốc là tiêu đề nóng trên báo chí, song thực tế, cán cân thương mại cũng nghiêng đủ cả hai chiều cho Đại lục.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng/2017, kim ngạch xuất nhập khẩu của 10 thị trường lớn nhất của Việt Nam đạt kim ngạch 212,45 tỷ USD, chiếm 91,1% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Theo Tổng cục Hải quan, sau 20 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, khối này là thị trường tiêu thụ hàng hóa xuất xứ Việt Nam lớn thứ 4, sau Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc với 6 nhóm hàng hóa chính.
Đến thời điểm này, các sản phẩm mãng cầu xiêm của Công ty Thuận Thiên Thành đã có đơn hàng từ Singapore, Malaysia, Hàn Quốc và Đài Loan.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự