Tính từ đầu năm đến hết tháng 10, tổng lượng gạo xuất khẩu (XK) đạt 5,038 triệu tấn, trị giá 2,079 tỉ USD (giá FOB), giảm trên 300.000 tấn về khối lượng và trên 300 triệu USD về giá trị so với cùng kỳ 2014.

Bộ Tài chính vừa có công văn hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố đối với thủ tục hải quan và chính sách thuế hàng hóa tạm nhập tái xuất cung ứng cho tàu biển quốc tế.
Theo Bộ Tài chính, hàng hóa là thực phẩm, trang thiết bị, phụ tùng, vật dụng tạm nhập táixuất khẩu (TNTX)không có chứng từ thanh toán, không nhằm mục đích thương mại cung ứng cho tàu biển quốc tịch nước ngoài vận chuyển khách du lịch neo đậu tại các cảng biển Việt Nam hoặc để lắp ráp, sử dụng trên tàu biển quốc tịch nước ngoài được đóng mới tại Việt Nam và được tái XK ra khỏi Việt Nam cùng con tàu đó, được miễn thuế NK khi tạm nhập, thuế XK khi tái xuất và không phải nộp thuế GTGT theo quy định tại Khoản 1, Điều 103, Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Khoản 20, Điều 4, Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Ngoài ra, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, người khai hải quan nộp thư ủy quyền của chủ hàng nước ngoài về việc ủy quyền tiếp nhận và giao hàng cho tàu biển quốc tế neo đậu tại Việt Nam (1 bản sao y có xác nhận của DN) và đăng ký thời hạn tạm nhập tái xuất với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập.
Trường hợp quá thời hạn tạm nhập tái xuất mà người khai hải quan chưa tái xuất hàng hóa thì bị xử lý theo quy định.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 10, tổng lượng gạo xuất khẩu (XK) đạt 5,038 triệu tấn, trị giá 2,079 tỉ USD (giá FOB), giảm trên 300.000 tấn về khối lượng và trên 300 triệu USD về giá trị so với cùng kỳ 2014.
Với Việt Nam, cơ hội mở cửa thị trường, đẩy mạnh chế biến, xuất khẩu cao sẽ đến với nhóm hàng rau quả, thủy sản; mức độ trung bình đối với gạo, càphê, cao su, gỗ, điều; mức độ tác động tiêu cực cao sẽ đến với ngành chăn nuôi.
Chiều 7-11, tại Trung tâm thương mại AEON , tỉnh Chi Ba (Nhật Bản), Đại sứ quán VN tại Nhật và Tập đoàn bán lẻ AEON đã tổ chức buổi giới thiệu quảng bá xoài cát chu tại thị trường Nhật Bản.
“EU có thể trở thành đối tác tốt nhất của Việt Nam trong tương lai vì Việt Nam cũng đang trở thành một trong những nước năng động và thân với EU nhất trong khu vực”
Mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã công bố bản tóm tắt Hiệp định TPP về nông nghiệp, trong đó nêu rõ chi tiết từng mặt hàng nông nghiệp mà Mỹ đang xuất sang thị trường Việt Nam cùng lộ trình giảm hoặc xóa bỏ hoàn toàn rào cản thuế của Việt Nam đối với từng mặt hàng này.
Theo nhận định của Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Tài chính), ông Hà Duy Tùng, thành viên của đoàn đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tính toán sơ bộ sẽ có khoảng 60% đến 70% mặt hàng của Việt Nam sẽ hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu vào các thị trường thuộc TPP.
DN xuất khẩu Việt Nam đối diện nhiều thách thức mới xuất hiện.
Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam ( Vicofa) lượng xuất khẩu cà phê chế biến năm nay có thể tăng 25% so với năm 2014.
Hiện toàn tỉnh Long An có trên 7.000 ha trồng chanh, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, trong đó giá trị xuất khẩu chanh luôn đạt trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây toàn tỉnh.
Lãnh đạo Tổng cục Thủy sản cho biết, thực tế trong một số năm gần đây một số doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu tôm nguyên liệu từ các nước để chế biến xuất khẩu.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự