Cạnh tranh giành thị phần nước mắm ngày càng gay gắt khi các hãng nước mắm truyền thống thay đổi mẫu mã, khẩu vị, trong khi thương hiệu lớn tăng đầu tư.

Một số thương lái Trung Quốc đã xuống tận vùng nguyên liệu cá tra ở ĐBSCL để thu mua số lượng lớn và xuất khẩu cá tra về nước họ qua đường tiểu ngạch.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong bốn tháng đầu năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc đạt 145 triệu USD, tăng mạnh lên tới 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với kết quả trên, Trung Quốc đã vượt xa Mỹ, chiếm vị trí thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam và là tâm điểm của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt trong năm nay.
VASEP cũng dự báo trong quý II-2018, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, tốc độ tăng sẽ giảm dần do những rủi ro về giá cả, chất lượng và thanh toán. Nhiều doanh nghiệp sẽ phải thận trọng hơn khi đẩy mạnh hàng sang thị trường Trung Quốc.
Trong bối cảnh xuất khẩu cá tra sang một số thị trường truyền thống như EU, Mỹ… đang gặp khó khăn do bị truyền thông nước ngoài bôi xấu, thuế chống bán phá giá cao, rào cản kỹ thuật… thì Trung Quốc được xem là thị trường thay thế rất tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy vậy, thực tế cũng cho thấy việc tăng trưởng nóng về xuất khẩu cá tra thị trường sang Trung Quốc trong thời gian gần đây đang gây ra nhiều mối lo ngại.
Trung Quốc "vượt mặt" Mỹ, trở thành nước tiêu thụ lớn nhất cá tra Việt Nam nhưng vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro trong hợp đồng, thanh toán, chất lượng...
Theo VASEP, giá cá tra xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đang cao hơn khoảng trên 1 USD/kg so với giá cá tra xuất khẩu tiểu ngạch. Trong khi đó, lượng cá tra xuất khẩu tiểu ngạch lại chiếm khá cao nên giá trị xuất khẩu thu về khá thấp. Nếu phần lớn lượng cá tra đang đi tiểu ngạch được chuyển sang chính ngạch, chắc chắn giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc sẽ lớn hơn nhiều so với con số thống kê trên.
Đáng lo ngại hơn, theo thông tin từ một số doanh nghiệp thủy sản, một số thương lái Trung Quốc đã xuống tận vùng nguyên liệu cá tra ở ĐBSCL để thu mua và xuất khẩu cá tra về nước họ qua đường tiểu ngạch. Vấn đề ở chỗ những thương nhân này không quan tâm tới vấn đề chất lượng, tiêu chuẩn cá tra xuất khẩu. Điều này đang làm ảnh hưởng tới uy tín, chất lượng của cá tra Việt Nam tại thị trường Trung Quốc, khi mà Trung Quốc đã không còn là thị trường dễ tính.
Để xuất khẩu cá tra ổn định, tránh phụ thuộc vào một thị trường dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, cho biết VASEP đã có văn bản kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét và chỉ đạo thực hiện quản lý chất lượng theo chuẩn đối với mặt hàng cá tra xuất sang Trung Quốc cho tới khi nguồn nguyên liệu cá tra dồi dào trở lại.
VASEP kiến nghị quản lý chất lượng cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường bộ thông qua việc cấp về kiểm tra chứng thư chất lượng sản phẩm trước khi xuất hàng đi.
Theo đó, VASEP muốn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chất lượng cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường bộ, thông qua việc cấp về kiểm tra chứng thư chất lượng sản phẩm trước khi xuất hàng đi.
VASEP cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chương trình kiểm tra các cơ sở gia công, sơ chế cá tra hiện nay để bảo đảm chất lượng cá tra xuất khẩu. Đồng thời nghiên cứu chiến lược phát triển dài hạn thị trường Trung Quốc và có các chương trình tiếp thị, truyền thông quảng bá sản phẩm cá tra vào thị trường rộng lớn này.
Giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL tính đến cuối tháng 4-2018 đã đạt mức kỷ lục chưa từng thấy. Theo đó, giá cá tra nguyên liệu loại 1 đã tăng lên mức 33.500 đồng/kg. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại khách hàng ở một số thị trường nhập khẩu lớn khó chấp nhận khi giá cá tra trung bình xuất khẩu tăng đột biến và cá tra Việt Nam sẽ bị cạnh tranh gay gắt hơn với các sản phẩm cá thịt trắng.
QUANG HUY
Theo Plo.vn
Cạnh tranh giành thị phần nước mắm ngày càng gay gắt khi các hãng nước mắm truyền thống thay đổi mẫu mã, khẩu vị, trong khi thương hiệu lớn tăng đầu tư.
Thị trường phân bón trong nước tuần qua nhìn chung ổn định. Lượng hàng tiêu thụ cao hơn một chút do một số vùng vào vụ chăm bón.
Hạn hán, thiên tai gây thiệt hại khá nặng nề cho ngành cà phê trong niên vụ 2015-2016 và dự báo sẽ còn để lại di chứng cho niên vụ sau. Trong khi đó, việc dừng cho vay ngoại tệ với lãi suất thấp tạo khó khăn “kép” cho DN cà phê. Vì thế, khi được tháo gỡ khó khăn này, DN cà phê mừng ra mặt.
Giám đốc Công ty Thủy sản Bến Tre khẳng định người Nhật không bao giờ ăn những con cá có dấu hiệu bị giết trong đau đớn trong khi nhiều người Việt chẳng thể phân biệt được.
Giá chè , giá đường, giá muối trong nước
Sau khi đổ xô vào nuôi cá tra để xuất bán cho thị trường Trung Quốc, nhiều người dân và doanh nghiệp tại ĐBSCL hiện đang điêu đứng do thị trường này giảm mua, nợ tiền cá kéo dài.
Giá cà phê, giá chè , giá đường, giá muối trong nước
Nhu cầu thị trường thép phục hồi, cộng với các biện pháp tự vệ tạm thời giúp doanh nghiệp giữ được nhịp độ sản xuất, kinh doanh 6 tháng đầu năm.
Giá cà phê, giá chè , giá đường trong nước ngày
Hàng giả, hàng nhái lâu nay được coi là vấn nạn đối với nền kinh tế. Sau nhiều năm quyết liệt chống hàng giả, hàng nhái của cục quản lý thị trường thì con số vụ việc hàng giả, hàng nhái bị xử lý dường như không có dấu hiệu thuyển giảm.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự