Sản lượng sữa trong nước tăng nhanh đã khiến kim ngạch nhập khẩu giảm và tạo nên một tín hiệu đáng mừng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Mười ước tính đạt 340,9 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 253,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% và tăng 11,4%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 44,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1% và tăng 16,1%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 3,3 nghìn tỷ đồng, giảm 6,3% và tăng 28,1%; doanh thu dịch vụ khác đạt 39,7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2% và tăng 11%.
Tính chung 10 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 3.258 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,4% (cùng kỳ năm 2016 tăng 9%).
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng ước tính đạt 2.439 nghìn tỷ đồng, chiếm 74,9% tổng mức và tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành hàng gỗ và vật liệu xây dựng tăng 13,5%; lương thực, thực phẩm tăng 10,5%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 9,9%; may mặc tăng 9,8%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 8,8%; phương tiện đi lại tăng 8,4%.
Một số địa phương có mức tăng khá: Bình Dương tăng 18,3%; Bình Phước tăng 17,7%; Lào Cai tăng 17,6%; Hà Nam tăng 16,2%; Long An tăng 15,9%; Quảng Ninh tăng 14,6%; Hải Phòng tăng 13,3%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 12,5%; Hà Nội tăng 11,6%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 10 tháng ước tính đạt 406,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,5% tổng mức và tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của Bắc Ninh tăng 18,6%; Hải Phòng tăng 15,3%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 10,5%; Hà Nội tăng 10,2%.
Doanh thu du lịch lữ hành 10 tháng năm nay ước tính đạt 30,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước do lượng khách quốc tế và du lịch trong nước tiếp tục tăng,trong đó doanh thu của Thái Bình tăng 24,1%; Thanh Hóa tăng 20,6%; Hải Phòng tăng 22,1%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 18,1%; Hà Nội tăng 7,3%.
Doanh thu dịch vụ khác 10 tháng ước tính đạt 382,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,7% tổng mức và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2016. Một số địa phương có doanh thu tăng khá: Bình Dương tăng 19,2%; Đồng Nai tăng 12,7%; Nam Định tăng 12%; Quảng Trị tăng 11,4%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 9,1%; Hà Nội tăng 5,6%.
Theo Tổng cục Thống kê
Sản lượng sữa trong nước tăng nhanh đã khiến kim ngạch nhập khẩu giảm và tạo nên một tín hiệu đáng mừng
Lâm Đồng lên kế hoạch xây dựng thương hiệu khoai tây Đà Lạt để chống lại nạn khoai tây Trung Quốc tuồn vào và hô biến thành thương hiệu nổi tiếng này.
Ngay khi có mặt trên thị trường, đường bắp đã tác động mạnh đến nhu cầu tiêu thụ đường trắng.
Trong số 5 tỷ gói mì được tiêu thụ mỗi năm, nhãn hiệu mì được ưa chuộng nhất hiện chiếm được gần 30% thị trường...
Những sản phẩm mới phải mất cả năm mới chen chân vào được siêu thị nhưng nếu ba tháng đầu không đạt doanh số sẽ buộc phải rớt khỏi kệ.
Giao dịch cà phê đang chậm lại ở Việt Nam do triển vọng được mùa.
Trong quá trình thâm nhập, tìm hiểu nguồn gốc các mặc hàng xách tay đang được bày bán công khai trên phố Nguyễn Sơn, chúng tôi mắt thấy tai nghe “nhiều cảnh ngang trái hiển nhiên tồn tại”.
Mỗi nhà bán lẻ cần tự tìm cho mình một hướng đi an toàn, như việc tránh đối đầu và hướng tới các thị trường mà các đối thủ ngoại chưa có kế hoạch thâm nhập.
Việt Nam dự kiến sẽ thu hoạch cà phê từ giữa tháng 11 với ước tính sản lượng của niên vụ này cao hơn niên vụ trước nhờ điều kiện thuận lợi, nhu cầu tiêu thụ tăng.
Trong khi hàng Trung Quốc vẫn tràn ngập tại thị trường Việt Nam thì Thái Lan vẫn âm thầm tiến những bước vững chắc để đưa hàng hóa vào nước ta.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự