Trong số 5 tỷ gói mì được tiêu thụ mỗi năm, nhãn hiệu mì được ưa chuộng nhất hiện chiếm được gần 30% thị trường...

Việt Nam dự kiến sẽ thu hoạch cà phê từ giữa tháng 11 với ước tính sản lượng của niên vụ này cao hơn niên vụ trước nhờ điều kiện thuận lợi, nhu cầu tiêu thụ tăng.
Thời tiết thuận lợi, sản lượng cà phê Việt Nam có thể lên kỷ lục
Nông dân Việt Nam dự kiến sẽ bắt đầu thu hoạch vụ cà phê chính từ giữa tháng 11. Điều kiện thời tiết thuận lợi với lượng mưa phù hợp đã giúp cà phê chín nhanh hơn và sẵn sàng để thu hoạch. Theo đó, giới thương lái ước tính, sản lượng cà phê niên vụ 2017 – 2018 sẽ trở về ngưỡng trung bình.
Thậm chí, sản lượng cà phê của Việt Nam sẽ lập kỷ lục mới trong niên vụ này, bà Judith Ganes, Chủ tịch công ty tư vấn JGanes (Panama), phát biểu trong một hội thảo về trồng trọt tại Jakarta ngày 19/10. Tuy nhiên theo bà, mưa lớn sẽ làm trì hoãn thời điểm thu hoạch.
“Chúng ta cũng phải chú ý đến việc tiêu thụ cà phê tại Việt Nam đang tăng lên. Hiện có nhiều nhà máy chế biến cà phê hòa tan đang mở rộng hoạt động hoặc sắp khai trương, đẩy nhu cầu tiêu thụ cà phê trong nước tăng mạnh. Các hãng cà phê rang xay quy mô nhỏ cũng đang hoạt động rất hiệu quả, trong khi nhiều chuỗi cửa hàng và start-up về cà phê xuất hiện ngày càng nhiều,” Reuters trích lưu ý của ông Lê Đức Huy, Phó Giám đốc công ty xuất khẩu cà phê Simexco (Đắk Lắk).
Bà Judith cũng dự đoán, sản lượng cà phê của Brazil, nước sản xuất robusta lớn nhất thế giới, cũng sẽ đạt kỷ lục trong niên vụ 2017 – 2018.
Tuy nhiên, theo ông Lucio Dias, Giám đốc thương mại của hợp tác xã lớn nhất Brazil – Cooxupe, sản lượng cà phê arabica của Brazil, đặc biệt là khu vực phía nam, có thể giảm nhẹ vì điều kiện thời tiết bất lợi.
Chuyên gia phân tích Jack Scoville tại công ty môi giới Price Futures cũng cho hay, các khu vực trồng cà phê của Brazil vẫn còn khá khô hạn nên nhiều người lo ngại hoa cà phê sẽ héo và rụng.
“Hầu hết khu vực trồng cà phê ở Brazil đều cần thêm mưa để duy trì sự sống qua mùa đông và năng suất ra hoa, đặc biệt là sau vụ bội thu năm ngoái,” Agrimoney trích lời của ông Scoville cho biết.
Theo bản đồ dự báo thời tiết tại phía nam bang Minas Gerais, khu vực này sẽ vẫn ít mữa cho tới cuối tháng 10. Nắng nóng và khô hạn tiếp diễn sẽ là mối đe dọa lớn đối với quá trình ra hoa của cây cà phê.
Giá cà phê sẽ không giảm sâu
Tuy nhiên, theo bà Judith, giá cà phê sẽ không giảm sâu vì tồn kho tại các nước sản xuất lớn đều ở mức thấp trong vài năm trở lại đây.
“Hiện tại, tồn kho cà phê của Việt Nam có thể chỉ còn 25.000 tấn (417.000 bao 60kg), nên nếu vụ thu hoạch lần này bị trì hoãn thì thị trường cà phê thế giới sẽ rơi vào tình trạng thâm hụt nguồn cung trầm trọng,” theo Báo cáo Thị trường nông sản Hightower Report.
Tuần này, cà phê nguyên liệu được rao bán với mức giá 42.000 – 43.000 đồng/kg (1,85 – 1,89 USD/kg) tại Đắk Lắk, giảm 500 – 1.400 đồng/kg so với tuần trước.
Giá robusta loại 2 (5% đen, tấm) của Việt Nam được rao bán ở mức giá thấp hơn 50 – 70 USD/tấn so với giá cà phê giao tháng 1 tại London. Tuy nhiên, giao dịch vẫn rất chậm chạp vì tồn kho thấp và nhu cầu nhập khẩu của thế giới giảm, giới thương lái cho biết.
Theo Vũ Thắng - Kinh tế & tiêu dùng
Trong số 5 tỷ gói mì được tiêu thụ mỗi năm, nhãn hiệu mì được ưa chuộng nhất hiện chiếm được gần 30% thị trường...
Những sản phẩm mới phải mất cả năm mới chen chân vào được siêu thị nhưng nếu ba tháng đầu không đạt doanh số sẽ buộc phải rớt khỏi kệ.
Giao dịch cà phê đang chậm lại ở Việt Nam do triển vọng được mùa.
Tính chung 10 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 3.258 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,4% (cùng kỳ năm 2016 tăng 9%).
Trong quá trình thâm nhập, tìm hiểu nguồn gốc các mặc hàng xách tay đang được bày bán công khai trên phố Nguyễn Sơn, chúng tôi mắt thấy tai nghe “nhiều cảnh ngang trái hiển nhiên tồn tại”.
Mỗi nhà bán lẻ cần tự tìm cho mình một hướng đi an toàn, như việc tránh đối đầu và hướng tới các thị trường mà các đối thủ ngoại chưa có kế hoạch thâm nhập.
Trong khi hàng Trung Quốc vẫn tràn ngập tại thị trường Việt Nam thì Thái Lan vẫn âm thầm tiến những bước vững chắc để đưa hàng hóa vào nước ta.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự