tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 10-03-2016

  • Cập nhật : 10/03/2016

Giá vàng giảm trước thềm phiên họp ECB

gia vang phien 9/3 giam khi gia dau, chung khoan toan cau di len va don doan ecb noi long hon nua chinh sach tien te

Giá vàng phiên 9/3 giảm khi giá dầu, chứng khoán toàn cầu đi lên và đồn đoán ECB nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ


Giá vàng phiên 9/3 giảm khi giá dầu, chứng khoán toàn cầu đi lên và đồn đoán ECB nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ khiến giới đầu tư chốt lời.

Các quỹ ETF vàng bắt đầu bán ra sau khi ồ ạt mua vào hồi đầu năm nay. Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR cho biết, lượng vàng nắm giữ của Quỹ hôm thứ Ba 8/3 giảm 2,4 tấn, ghi nhận lượng bán ra lớn nhất trong gần 4 tuần qua.

Lúc 14h36 giờ New York (2h36 sáng ngày 10/3 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.252,68 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 4/2016 trên sàn Comex giảm 0,4% xuống 1.257,4 USD/ounce.

Commerzbank cho rằng giá bằng đang chịu áp lực khi USD, chứng khoán và lợi tức trái phiếu tăng lên.

Euro ổn định trong một phiên giao dịch đầy biến động khi giới đầu tư chờ đợi phiên họp Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB). Theo đó, ECB được dự đoán sẽ tiếp tục hạ lãi suất - vốn đang ở mức âm - và mở rộng chương trình mua tài sản và trái phiếu nhằm kích thích kinh tế eurozone.

Nếu ECB hành động đúng như đồn đoán của thị trường, euro sẽ suy yếu và USD sẽ mạnh lên, gây áp lực lên giá vàng, Societe Generale cho hay.

Thị trường cũng đang chờ phiên họp Fed diễn ra vào tuần tới. Năm ngoái, phiên họp tháng 3 này được coi là cơ hội để Fed tiếp tục nâng lãi suất. Tuy nhiên, lo ngại về sự bất ổn của kinh tế toàn cầu và những tín hiệu trái chiều từ số liệu kinh tế Mỹ đang khiến giới phân tích thay đổi dự đoán.

Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,1% xuống 15,29 USD/ounce, giá bạch kim mất 0,5% xuống 973,74 USD/ounce trong khi đó giá palladium tăng 0,9% lên 561 USD/ounce.


Giá dầu lên cao nhất 3 tháng nhờ nhu cầu xăng tăng

gia dau phien 9/3 len cao nhat 3 thang sau khi so lieu cho thay nhu cau xang va diesel tang

Giá dầu phiên 9/3 lên cao nhất 3 tháng sau khi số liệu cho thấy nhu cầu xăng và diesel tăng


Giá dầu phiên 9/3 lên cao nhất 3 tháng sau khi số liệu cho thấy nhu cầu xăng và diesel tăng cao hơn nhiều so với dự đoán lạc quan nhất.

Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), nguồn cung xăng tuần qua của Mỹ giảm mạnh hơn 3 lần so với dự đoán trong khi dự trữ diesel giảm mạnh hơn 2 lần so với dự đoán, ghi nhận những dấu hiệu tích cực về nhu cầu và khiến giới thương nhân ngạc nhiên, tạo ra làn sóng ồ ạt mua vào dầu thô.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 4/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 1,79 USD, tương ứng 4,9%, lên 38,29 USD/thùng, cao nhất kể từ 4/12/2015.

Giá dầu Brent giao tháng 5/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 1,42 USD, tương đương 3,6%, lên 41,07 USD/thùng, cao nhất kể từ 4/12/2015.

EIA cho biết, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 4/3 tăng 3,9 triệu thùng, cao hơn 900.000 thùng so với dự đoán nhưng vẫn thấp hơn so với mức tăng 4,4 triệu thùng theo số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ (API). Tuy nhiên, nguồn cung xăng lại giảm 4,5 triệu thùng và dự trữ sản phẩm chưng cất giảm 1,1 triệu thùng, trong khi đó, các nhà phân tích trong khảo sát Wall Street Journal dự đoán dự trữ xăng chỉ giảm 1,5 triệu thùng và nguồn cung sản phẩm chưng cất giảm 500.000 thùng.

Số liệu về nguồn cung xăng và sản phẩm chưng cất của Mỹ đưa ra vào thời điểm sản lượng dầu thô tại Nigeria và Iraq giảm do các cuộc tấn công vào hệ thống đường ống dẫn dầu. Trong khi đó, lượng dầu thô Iran đưa ra thị trường cũng không cao như dự đoán.

Các nhà phân tích cho rằng giá dầu rẻ trong thời gian dài đã ảnh hưởng xấu đến các nhà sản xuất dầu đá phiến có chi phí cao của Mỹ và xu hướng giảm sản lượng có thể sẽ kéo dài khi việc bơm dầu không mang lại lợi nhuận.

Tuy nhiên, lượng dầu lưu kho của Mỹ vẫn ở mức cao nhất kể từ năm 1930, sản lượng dầu Mỹ tăng trưởng chậm lại vẫn chưa thể giải quyết được tình trạng thừa cung.

Đà tăng gần đây của giá dầu cũng được hỗ trợ bởi hy vọng đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng giữa các nước sản xuất dầu thô chủ chốt. Một số nước sản xuất lớn, kể cả Nga và Arab Saudi, tháng trước tuyên bố sẽ đóng băng sản lượng ở mức của tháng 1/2016 nếu các nước khác cũng có hành động tương tự.

Các nước thành viên OPEC và ngoài OPEC dự kiến sẽ nhóm họp tại Moscow trong tháng này hoặc tháng tới để thỏa luận thêm về thỏa thuận đóng băng sản lượng.


Goldman Sachs: “Giá hàng hóa cơ bản sẽ sớm giảm trở lại”

ngan hang goldman sachs du bao dot phuc hoi dang dien ra doi voi nhieu loai hang hoa co ban se som dao chieu...

Ngân hàng Goldman Sachs dự báo đợt phục hồi đang diễn ra đối với nhiều loại hàng hóa cơ bản sẽ sớm đảo chiều...

Ngân hàng Goldman Sachs dự báo đợt phục hồi đang diễn ra đối với nhiều loại hàng hóa cơ bản từ quặng sắt tới vàng sẽ sớm đảo chiều, đồng thời cho rằng giá đồng và nhôm sẽ giảm tới 20% trong vòng 1 năm tới.

Theo hãng tin Bloomberg, trong một báo cáo ra ngày 8/3, các chuyên gia của Goldman Sachs nói rằng bất kỳ sự tăng giá hàng hóa cơ bản nào sẽ nhanh chóng đẩy nguồn cung các mặt hàng này gia tăng. Goldman Sachs tiếp tục giữ quan điểm bi quan về giá vàng, nói việc giá quặng sắt tăng vọt chỉ là nhất thời, và tái khẳng định dự báo giá dầu sẽ dao động trong khoảng 20-40 USD/thùng.

Báo cáo cũng cho rằng đây là thời điểm tốt để đặt cược vào sự giảm giá của đồng và nhôm.

“Mức giá cao hơn khó có thể được duy trì trên một thị trường đang chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi yếu tố nguồn cung, bởi nguồn cung có xu hướng gia tăng khi giá tăng”, báo cáo của Goldman Sachs có đoạn viết.

Quặng sắt là loại hàng hóa cơ bản mới nhất có sự phục hồi giá ấn tượng. Trong phiên giao dịch ngày 7/3, giá quặng sắt tăng gần 20%, mạnh chưa từng có trong lịch sử, sau khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phát tín hiệu sẵn sàng có biện pháp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Trước đó, trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá đồng thế giới tái lập mốc 5.000 USD/oz, trong khi giá dầu đạt mức cao nhất trong 2 tháng.

Giá vàng đang ở mức cao nhất trong hơn 1 năm. Giá platinum cũng vượt mốc 1.000 USD/oz sau khi tăng 2,2% trong phiên ngày 7/3.

Theo Goldman Sachs, việc giá quặng sắt tăng vọt là kết quả của việc giá sắt tăng trước khi Trung Quốc bước vào mùa xây dựng cao điểm.

“Sự thiếu hụt nguồn cung sắt có thể được lấp đầy một cách dễ dàng, và giá quặng sắt lại chịu áp lực giảm mới”, theo báo cáo. “Các yếu tố cơ bản trên thị trường không hề thay đổi và đợt tăng giá gần đây chỉ là nhất thời trước khi các mỏ quặng có chi phí sản xuất cao phải giảm sản lượng để nhường chỗ cho các mỏ có chi phí sản xuất thấp”.

Báo cáo cho rằng các yếu tố dẫn tới sự sụt giảm của giá kim loại trên toàn cầu trong 5 năm qua vẫn còn đó. “Với giá kim loại đang tăng mạnh và các yếu tố nền tảng vẫn còn rất yếu, chúng tôi khuyến nghị các nhà sản xuất và đầu tư nên thực thi các biện pháp phòng hộ và xem xét bán khống đồng và nhôm trong tháng tới”, báo cáo có đoạn viết.

Giá đồng tại Sở Giao dịch kim loại London hiện đã tăng khoảng 14% so với mức đáy thiết lập vào giữa tháng 1, lên mức gần 4.950 USD/tấn. Giá nhôm cũng tăng khoảng 10% kể từ ngày 12/1, lên hơn 1.590 USD/tấn.

Theo Goldman Sachs, trong 12 tháng tới, giá đồng có thể giảm về mức 4.000 USD/tấn, và giá nhôm có thể giảm về 1.350 USD/tấn.

Giá quặng sắt được ngân hàng này dự báo sẽ về mức 35 USD/tấn, từ mức gần 64 USD/tấn hiện nay.

“Nhìn chung, chúng tôi cho rằng khả năng phục hồi bền vững nhu cầu của Trung Quốc trong năm 2016-2017 là thấp”, báo cáo của Goldman Sachs viết.

Về dầu thô, báo cáo cho rằng thị trường vẫn đang dư cung và giá cần phải ở mức thấp để nguồn cung giảm đáng kể và thị trường đạt được sự tái cân bằng. “Chỉ sự thiếu hụt nguồn cung dầu vật chất thực sự mới có thể tạo ra được một đợt phục hồi bền vững kéo dài nhiều tháng”, báo cáo nhận định.

Goldman Sachs cũng giữ nguyên khuyến nghị bán khống vàng và nói rằng các dữ liệu kinh tế của Mỹ nhiều khả năng sẽ củng cố sức mạnh cho đồng USD, theo đó kéo giá vàng xuống mức 1.100 USD/oz mà ngân hàng này dự báo giá vàng trong ngắn hạn, từ mức khoảng 1.270 USD/oz hiện nay.


Đà tăng nhanh của giá thép Trung Quốc gây bất ổn thị trường

Đà tăng vọt của giá thép Trung Quốc được chứng kiến vào cuối tuần qua và thứ Hai tuần này đã gây bất ổn hơn là tạo hào hứng cho thị trường. Giá đã bật tăng mạnh 360 NDT/tấn (55 USD/tấn) chỉ từ thứ Sáu tới thứ Hai- mà không có bất cứ sự hỗ trợ nào từ sự cải thiện đáng kể về nguyên tắc cơ bản. Giá phôi thanh ở Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc đã tăng 20% lên khoảng 2.130 NDT/tấn chỉ trong vòng có 3 ngày mà không hề có nguyên nhân gì cả.

“Ngoài sự đảm bảo của Ủy Ban Cải Cách Và Phát Triển Quốc Gia hồi cuối tuần trước rằng nền kinh tế Trung Quốc hoàn toàn tốt, tôi không thể xác nhận bất cứ lý do hợp lý nào khác cho một đà phục hồi như vậy”, đại diện một nhà máy nhà nước ở miền trung cho biết.

Nhiều nguồn tin ở Hà Bắc nói rằng nguyên nhân khiến giá nhảy vọt mới đây là do suy đoán về việc cắt giảm sản lượng thép liên quan tới Triển lãm nghệ thuật làm vườn thế giới từ ngày 27/4 tới 16/10 diễn ra ở Đường Sơn. Chính nhu cầu giảm bớt ô nhiễm đã dẫn đến một số người đoán sản lượng sẽ bị cắt 50% cho buổi khai mạc sự kiện này. Số khác thì cho là do hạn chế hoạt động thông thường ở quanh khu vực thủ đô trong khi tổ chức cuộc họp chính sách chính trị quan trọng bắt đầu vào ngày 4/3.

Một số cũng cho rằng do thua lỗ nặng nề trong năm ngoái nên các nhà máy trong nước “khát” giá tăng và do đó sẽ chộp lấy bất kỳ tin tức nào có lợi cho việc nâng giá. Tuy nhiên, họ đồng tình rằng nhiều nhà máy đã có đủ đơn hàng để giao tháng 4 hoặc thậm chí là tháng 5. “Nhưng những phiếu này chủ yếu bán cho các công ty giao dịch hơn là đến tay người tiêu dùng trực tiếp”, đại diện một nhà máy ở miền trung khuyến cáo. “Vì vậy về cơ bản, điều duy nhất chúng ta có thể làm bây giờ là quan sát, mặc dù sức mua không tăng nhưng ít nhất thì nó đã không giảm”.

Một nhà kinh doanh thép ở Singapore cũng bối rối và lo lắng giống vậy. “Giá thép đã đi lên quá nhanh, điều này sẽ làm các nhà máy Trung Quốc gặp rủi ro cao khi mà các thương nhân có thể sẽ vỡ nợ nếu như thị trường cũng đi xuống với tốc độ chóng mặt như vậy sau đó.

Các nhà máy được khảo sát bởi Platts hôm thứ Hai nói rằng họ chưa có ý định tăng sản lượng do ít có sự thay đổi về nguyên tắc cơ bản. Điều này có lẽ sẽ thực sự hỗ trợ cho giá thép trong nước vào thời gian còn lại của tháng náy.


Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo ngày 9/3 giảm mạnh do lo ngại Trung Quốc

Giá cao su kỳ hạn TOCOM, phiếu benchmark giảm mạnh phiên hôm thứ tư (9/3), giảm hơn 3% do lo ngại về suy thoái kinh tế Trung Quốc và giá dầu thoái lui.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo, giá cao su giao kỳ hạn tháng 8 giảm 5,6 yên, xuống còn 171,9 yên/kg, sau khi giảm 2 yên phiên hôm thứ ba (8/3).

Giá cao su giảm hơn 4% trong 2 phiên trước đó, cắt giảm 15,7% trong 5 phiên trước đó đến hôm thứ hai (7/3), khi giá dầu tăng mạnh trở lại và lo ngại về tăng trưởng chậm chạp tại Trung Quốc suy giảm.

Tuy nhiên mối lo ngại về tăng trưởng chậm chạp Trung Quốc đã gia tăng, sau số liệu thương mại của nước này trong tháng 2/2016 tồi tệ hơn nhiều so với dự kiến của các nhà kinh tế.


Isdas nâng giá thép cây

Nhà sản xuất thép dài hàng đầu Thổ Nhĩ Kỳ Icdas đã nâng giá niêm yết thép cây và cuộn trợn nội địa hơn nữa hôm thứ Hai, sau thông báo tăng giá cùng ngày của Kardemir trước đó, cho thấy xu hướng đi lên mạnh mẽ trong thị trường, đặc biệt trong thị trường giá nhập khẩu phôi thanh. Đầy là lần tăng giá thứ sáu của Icdas trong suốt hai tuần qua với mức tăng tổng cộng đã vượt con số 40usd/tấn.

Cụ thể giá bán mới của Icdas cho thép cây 12-32mm đã tăng thêm 20TRY/tấn (7usd/tấn) lên mức 1290TRY/tấn xuất xưởng Istanbul và 1270TRY/tấn xuất xưởng Biga, Canakkale, tương đướng mức giá lần lượt là 374usd/tấn và 368usd/tấn, không VAT 18%. Giá thép cây 10mm của Icdas tăng lên mức 1300TRY/tấn xuất xưởng, trong khi thép cây 8mm hiện ở mức 1310TRY/tấn xuất xưởng Istabul.

Công ty này cũng tăng giá wire rod 7-8.5mm lên mức 1.350-1.380TRY/tấn xuất xưởng, gồm 18% VAT.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục