tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 08-04-2016

  • Cập nhật : 08/04/2016

Giá vàng lên cao nhất 2 tuần khi USD suy yếu

gia vang phien 7/4 tang gan 2% khi usd xuong thap nhat 17 thang so voi yen sau khi fed van giu thai do than trong trong viec nang lai suat.

Giá vàng phiên 7/4 tăng gần 2% khi USD xuống thấp nhất 17 tháng so với yên sau khi Fed vẫn giữ thái độ thận trọng trong việc nâng lãi suất.


Giá vàng phiên 7/4 tăng gần 2% khi USD xuống thấp nhất 17 tháng so với yên sau khi Fed vẫn giữ thái độ thận trọng trong việc nâng lãi suất.

Biên bản phiên họp tháng 3 của Fed, công bố hôm thứ Tư 6/4, cho thấy các nhà hoạch định chính sách nhất trí duy trì sự thận trọng trong việc nâng lãi suất trong năm nay trước những mối nguy do kinh tế toàn cầu giảm tốc. Số lần nâng lãi suất trong năm nay có thể vẫn là 2 nhưng thời điểm cụ thể vẫn chưa rõ.

Lúc 14h23 giờ New York (1h23 sáng ngày 8/4 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay tăng 1,3% lên 1.237,6 USD/ounce, trước đó, giá vàng tăng 1,8% lên 1.243,5 USD/ounce, cao nhất 2 tuần.

Giá vàng giao tháng 6/2016 trên sàn Comex tăng 13,7 USD, tương ứng 1,1%, lên 1.237,5 USD/ounce.

Quý I/2016, giá vàng ghi nhận mức tăng hàng quý lớn nhất trong gần 30 năm qua, tăng 16% và lên cao nhất 13 tháng do đồn đoán Fed chưa vội bình thường hóa lãi suất.

Lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã nhấn chìm thị trường chứng khoán.

Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR hôm thứ Tư 6/4 tăng 0,51% lên 819,6 USD/ounce, ghi nhận lần đầu tiên mua vào trong gần 2 tuần qua.

Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,9% lên 15,19 USD/ounce, giá bạch kim tăng 1% lên 951,4 USD/ounce trong khi đó giá palladium giảm 1,4% xuống 532,37 USD/ounce.(NCĐT)


Giá dầu đảo chiều giảm do hoài nghi về thỏa thuận đóng băng sản lượng

gia dau phien 7/4 giam khi gioi dau tu phot lo so lieu cho thay luong dau luu kho my giam trong khi nghi ngo ve thoa thuan dong bang san luong.

Giá dầu phiên 7/4 giảm khi giới đầu tư phớt lờ số liệu cho thấy lượng dầu lưu kho Mỹ giảm trong khi nghi ngờ về thỏa thuận đóng băng sản lượng.


Giá dầu phiên 7/4 giảm khi giới đầu tư phớt lờ số liệu cho thấy lượng dầu lưu kho Mỹ giảm trong khi nghi ngờ về thỏa thuận đóng băng sản lượng.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 5/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 49 cent, tương ứng 1,3%, xuống 37,26 USD/thùng.

Giá dầu Brent giao tháng 6/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 41 cent, tương đương 1%, xuống 39,43 USD/thùng.

Thị trường dầu thô đã được hỗ trợ sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) hôm thứ Tư 6/4 công bố số liệu cho thấy lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 1/4 giảm 4,9 triệu thùng. Nhưng nhiều nhà đầu tư cho rằng số liệu này cho thấy đà sụt giảm có thể là bất bình thường.

Trong khi đó, dự trữ xăng của Mỹ tăng 1,4 triệu thùng sau 6 tuần giảm liên tiếp, trong khi lượng dầu lưu kho tại Cushing, Oklahoma, tuần qua tăng 357.000 thùng, theo số liệu của EIA. Dù lượng dầu thô lưu trữ giảm, song tổng dự trữ dầu thô và các sản phẩm lọc dầu lại tăng 1,1 triệu thùng lên 1,357 tỷ thùng.

Xuất khẩu dầu thô của Mỹ cũng giảm, dấu hiệu không tốt về nhu cầu. Và lượng dầu lưu kho của Mỹ tuần qua giảm chủ yếu do nhập khẩu giảm một phần vì thời tiết bất lợi đã cản trở việc giao nhận hàng hóa tại Houston, theo giới phân tích.

Đà giảm của giá dầu phiên 7/4 cũng đánh dấu sự đảo chiều sau khi giá dầu tăng thời gian qua nhờ hy vọng các nước sản xuất dầu thô chủ chốt sẽ đồng ý đóng băng sản lượng. Các nước sản xuất, kể cả Arab Saudi và Nga, dự kiến sẽ nhóm họp vào ngày 17/4 tại Doha để bàn về kế hoạch hạn chế tình trạng thừa cung và hỗ trợ giá dầu.

Tuy nhiên, hồi đầu tuần này, giá dầu giảm mạnh sau khi Arab Saudi tuyên bố nước này sẽ chỉ đóng băng sản lượng nếu Iran cũng có hàng động tương tự. Trong khi đó, Iran lại đang lên kế hoạch tăng sản lượng về mức trước khi các lệnh trừng phạt được áp đặt.(NCĐT)


Các nhà máy Trung Quốc ngưng chào giá xuất khẩu cho CRC

Giá xuất khẩu của CRC tăng mạnh trong tuần này và hầu hết các nhà máy Trung Quốc đã ngưng chào giá xuất khẩu, một phần là do thị trường trong nước tăng và ngoài ra còn do nguồn cung hạn chế. Các giao dịch CRC bây giờ gần như chững lại vì người mua ở nước ngoài vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận mức giá tăng.

Platts định giá CRC SPCC dày 1.0mm trong khoảng 435-440 USD/tấn FOB hôm thứ Ba, mức trung bình 437,5 USD/tấn FOB, tăng 12,5 USD/tấn so với tuần trước đó. Giá trong nước cho CRC cùng loại được chốt tại 3.200-3.280 NDT/tấn (494-506 USD/tấn), tăng 35 NDT/tấn so với tuần trước.

Các giao dịch CRC gần đây rất hiếm do chênh lệch giá lớn giữa chào giá từ các nhà máy Trung Quốc và từ người mua. Không có giao dịch nào được nghe nói hôm thứ Ba vì hầu hết các nhà máy Trung Quốc đã từ chối giá thấp với hy vọng sẽ nâng giá lên hơn nữa- trong khi giá mua vẫn còn thấp ở mức 420 USD/tấn FOB.

Các thương nhân không dám chào giá dưới 450 USD/tấn FOB hôm thứ Ba, vì thấy nguy cơ không mua được CRC từ các nhà máy Trung Quốc với giá dưới mức này. “Chúng tôi không quan tâm để đưa ra chào giá CRC vì bây giờ đây là sản phẩm ít hấp dẫn nhất đối với chúng tôi”, một thương nhân ở Thượng Hải cho biết. Các nhà máy không sẵn sàng bán với giá rẻ nhưng người mua lại từ chối chấp nhận chào giá cao này.

Trước Tết Thanh minh, hầu hết các nhà máy Trung Quốc vẫn đang giữ chào giá CRC ở mức 440-445 USD/tấn FOB, nhưng các thương nhân cho biết không có giao dịch nào có thể được chốt trên 440 USD/tấn FOB vì người mua từ chối trả với giá quá cao. Mức giá thấp nhất được chốt trước Tết Thanh minh là 430 USD/tấn FOB.

Giá CRC tăng cùng với thị trường HRC trong tuần trước, nhiều thương nhân cho biết thị trường thép sẽ tiếp tục duy trì mức cao cho tới tháng 5. Theo định giá của Platts, giá HRC xuất khẩu đã tăng 12,5 USD/tấn trong tuần trước.

Các nhà máy Trung Quốc muốn bán ra thị trường nội địa, nơi có mức lợi nhuận cao hơn, và do đó một số nhà máy hàng đầu đã giảm bớt hạn ngạch xuất khẩu của họ.


Giá thép cây Đông Nam Mỹ và giá thép cây nhập khẩu tiếp tục tăng

Giá thép cây trong khu vực Đông Nam Mỹ tiếp tục tăng lên hôm thứ Ba trong bối cảnh một đợt thông báo tăng giá thứ hai của phía nhà máy đưa ra thị trường trong tuần này, các nguồn tin cho biết.

Platts nâng định giá thép cây hằng ngày của Mỹ lên mức 500-515usd/tấn ngắn xuất xưởng hôm thứ Ba, tăng từ mức 475-490 usd/tấn ngắn.

Đồn đoán giá cao đã bắt đầu nổi lên tuần trước trước khi các nhà máy của Mỹ đưa ra thông báo tăng giá trong tuần này, một nhà sản xuất công nghiệp cho biết.

Sau khi thông báo chính thức tăng giá thép cây cho tháng 03, Gerdau Long Steel North America và Commercial Metals Co. đã tiếp tục tăng giá hôm thứ Hai thêm 30usd/tấn ngắn và 25usd/tấn ngắn tương ứng. Steel Dynamics Inc thông báo tăng 20usd/tấn ngắn có hiệu lực hôm thứ Ba, sau khi đã tăng trước đó 25usd/tấn ngắn.

Giá cả cao hơn đang được chấp nhận, nhà sản xuất này cho biết, nhưng nếu nhu cầu tiêu thụ trong khu vực Đông Nam không tăng vọt thì đà tăng sẽ không thế duy trì lâu dài.

"Phía nhà máy đang nhìn thấy chi phí nguyên vật liệu tăng lên vì vậy họ không thể không tăng giá, nhưng quan trọng là liệu sẽ có bất kỳ nhu cầu mua thép cây hay không.”

Nhu cầu tiêu thụ suy yếu, cùng với giá chào Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên, tiếp tục khiến cho việc thu mua hàng nhập khẩu ít ỏi.

Chào giá nhập khẩu đến Guld đã tăng lên đầu tuần này do giao dịch tăng và chào giá tăng được nghe nói đến từ các nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ. Một thương vụ mua bán cập cảng Bờ Đông Mỹ được nghe nói ở mức 437usd/tấn CFR (410usd/tấn ngắn CIF).

Chào giá đến Gulf là 420-430usd/tấn CFR, các nguồn tin tại Mỹ cho biết hôm thứ Ba (386-395usd/tấn ngắn CIF), tương tự phạm vi giá FOB được nghe nói từ các nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ. Giá Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn do các nhà máy báo giá lô hàng giao tháng 07, một nhà phân phối tại Mỹ cho biết.

Platts nâng định giá thép cây nhập khẩu tại Mỹ lên mức 386-395usd/tấn ngắn CIF Houston thứ Ba, tăng từ mức 381-386usd/tấn ngắn CIF.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục