tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 07-04-2016

  • Cập nhật : 07/04/2016

Giá dầu tăng đột biến sau số liệu lưu kho của Mỹ

gia dau phien 6/4 tang manh voi gia dau my ghi nhan muc tang mot ngay lon nhat trong 3 tuan qua khi luong dau luu kho cua my bat ngo giam.

Giá dầu phiên 6/4 tăng mạnh với giá dầu Mỹ ghi nhận mức tăng một ngày lớn nhất trong 3 tuần qua khi lượng dầu lưu kho của Mỹ bất ngờ giảm.


Giá dầu phiên 6/4 tăng mạnh với giá dầu Mỹ ghi nhận mức tăng một ngày lớn nhất trong 3 tuần qua khi lượng dầu lưu kho của Mỹ bất ngờ giảm.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 5/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 1,86 USD, tương ứng 5,2%, lên 37,75 USD/thùng, mức tăng lớn nhất kể từ 16/3.

Giá dầu Brent giao tháng 6/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 1,97 USD, tương đương 5,2%, lên 39,84 USD/thùng.

Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 1/4 giảm 4,9 triệu thùng, trái ngược với dự đoán tăng 3,3 triệu thùng của các nhà phân tích trong khảo sát Wall Street Journal.

Lượng dầu lưu kho giảm một phần do nhập khẩu dầu thô của Mỹ giảm trong khi các nhà máy lọc dầu tăng công suất. Số liệu của EIA cho thấy, tuần qua, các nhà máy lọc dầu hiện hoạt động với 94% công suất, tăng so với 90,4% trong tuần trước đó.

Sản lượng dầu thô của Mỹ tuần qua cũng giảm 14.000 thùng/ngày, nhưng vẫn đứng trên ngưỡng 9 triệu thùng/ngày, theo EIA.

Tại Trung Quốc, chỉ số hoạt động dịch vụ tháng 3/2016 tăng với tốc độ nhanh hơn sau khi Bắc Kinh có những biện pháp kích thích tăng trưởng. Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ dầu thô lớn thứ 2 thế giới.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng lĩnh vực dịch vụ Caxin trong tháng 3/2016 tăng lên 52,2 điểm so với 51,2 điểm trong tháng 2, Caxin Media và Markit cho biết.

Giá dầu tăng trong những tháng gần đây do đồn đoán các nước sản xuất chủ chốt có thể sẽ đạt được thảo thuận đóng băng sản lượng. Tuy nhiên, đà tăng chững lại trong tuần qua sau khi Arab Saudi hôm thứ Sáu tuyên bố rằng sẽ chỉ đóng băng sản lượng nếu Iran tham gia. Trong khi đó, Iran đang có kế hoạch tăng sản lượng dầu thô cho đến khi đạt được mức trước khi các lệnh trừng phạt được áp đặt ở 4 triệu thùng/ngày.

Giá dầu đã phần nào hồi phục sau khi Kuwait bày tỏ sự tin tưởng rằng các nước sản xuất chủ chốt sẽ nhất trí đóng băng sản lượng khi các thành viên OPEC và ngoài OPEC, kể cả Nga, nhóm họp tại Doha vào ngày 17/4 tới đây.


Giá vàng giảm khi chứng khoán hồi phục

gia vang phien 6/4 giam 1% khi chung khoan hoi phuc khien gioi dau tu chot loi sau khi tang manh trong phien 5/4.

Giá vàng phiên 6/4 giảm 1% khi chứng khoán hồi phục khiến giới đầu tư chốt lời sau khi tăng mạnh trong phiên 5/4.


Giá vàng phiên 6/4 giảm 1% khi chứng khoán hồi phục khiến giới đầu tư chốt lời sau khi tăng mạnh trong phiên 5/4.

Trong khi đó, biên bản họp chính sách tháng 3 của Fed cho thấy Ngân hàng trung ương Mỹ lo ngại về những mối nguy đối với nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu giảm tốc.

Các nhà hoạch định chính sách Fed đã thảo luận về việc có cần tăng lãi suất trong tháng 4 hay không mặc dù hầu hết đồng ý rằng cần lộ trình thận trọng trước những mối nguy khi kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, biên bản họp Fed ngày 15-16/3 cho hay.

Lúc 14h39 giờ New York (1h39 sáng ngày 7/4 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.223,73 USD/ounce, trước đó, trong phiên có lúc giá giảm 1,1%.

Giá vàng giao tháng 6/2016 trên sàn Comex giảm 5,8 USD, tương ứng 0,5%, xuống 1.223,80 USD/ounce.

Giá vàng - vốn rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất - chốt quý I/2016 với mức tăng hàng quý lớn nhất trong gần 30 năm qua khi tỷ lệ dự đoán Fed nâng lãi suất giảm xuống.

USD xuống thấp nhất 17 tháng so với yên và giảm so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ trong khi lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR hôm thứ Ba 5/4 cũng giảm.

Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,3% xuống 15,08 USD/ounce, giá bạch kim giảm 0,5% xuống 945,3 USD/ounce và giá palladium giảm 0,6% xuống 540 USD/ounce.


Dự báo giá bông toàn cầu sẽ tăng

Ủy ban tư vấn bông quốc tế (ICAC) dự báo, giá bông trong niên vụ tới sẽ tăng, mặc dù sản lượng tăng cao, do tiêu thụ duy trì vững, và thị trường vẫn thiếu hụt. 

Tuy nhiên, mức gia tăng này sẽ là định hướng đối với thị trường bông, thị trường bông có xu hướng suy giảm, do nhu cầu toàn cầu giảm.

ICAC dự báo chỉ số triển vọng quốc tế tăng 2 cent/pound, lên 72 cent/pound trong năm 2016-17, do dự trữ bông toàn cầu tiếp tục giảm.

Chỉ số này dựa trên một giỏ giá bông toàn cầu.

ICAC lần đầu tiên dự báo, giá bông trong năm 2016-17 sẽ tăng trong 3 năm.

Thị trường thiếu hụt

Mặc dù triển vọng nhu cầu chậm chạp, thị trường bông toàn cầu duy trì yếu, điều đó có nghĩa là cầu vượt cung.

ICAC cho biết, dự trữ bông toàn cầu trong năm 2016-17 giảm 5%, sau khi giảm 8% niên vụ trước.

Điều này sẽ khiến dự trữ ở mức thấp 3 năm, ở mức 19,4 triệu tấn.

Sản lượng tăng

Diện tích trồng bông toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1%, lên 31,3 triệu ha, thực tế giá bông đã suy yếu, giá đối với các cây trồng cạnh tranh thậm chí cũng suy giảm.

Với năng suất được cải thiện, ICAC cho biết, sản lượng năm 2016-17 tăng 4%, chỉ ở dưới mức 23 triệu tấn.

Đây là lần đầu tiên, sản lượng bông tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Tiêu thụ duy trì vững

Tuy nhiên, tại Trung Quốc, nước tiêu thụ bông hàng đầu thế giới, sản lượng nội địa dự kiến sẽ giảm xuống còn 4,6 triệu tấn, do diện tích trồng suy giảm 10%, xuống còn 3,1 triệu ha, sau khi cắt giảm, giá được hỗ trợ bởi chính phủ Trung Quốc.

Tiêu thụ duy trì ổn định ở mức 23,9 triệu tấn, sau khi giảm 2% trong năm 2016-17, ICAC cho biết, do tiêu thụ tại Việt Nam và Bangladesh gia tăng, vượt sự suy giảm nhu cầu tại Trung Quốc.

Mậu dịch bông toàn cầu tăng 1%, lên 7,5 triệu tấn, sau khi giảm 3% trong năm 2015-16.


Giá quặng sắt giảm do nguồn cung Australia, Brazil tăng

Giá quặng sắt kỳ hạn tại Đại Liên giảm 3,4%; Giá quặng sắt kỳ hạn tại Singapore giảm 3%, giá thanh cốt thép tại Thượng Hải tăng nhẹ. 

Giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc và Singapore giảm hôm thứ ba (5/4), do nguồn cung từ các nhà xuất khẩu hàng đầu Australia và Brazil hồi phục, gây áp lực đối với giá nguyên liêu này, sau 1 quý tăng mạnh trong hơn 3 năm.

Nguồn cung gián đoạn, phần lớn do thời tiết bất lợi, hậu thuẫn nâng giá quặng sắt trong đầu năm nay.

“Nếu bạn nhìn thấy xuất khẩu quặng sắt bằng đường biển, đặc biệt từ Australia bắt đầu gia tăng. Nguồn cung từ Brazil cũng hồi phục”, Wang Di, nhà phân tích tại công ty tư vấn CRU, Bắc Kinh cho biết.

Tuy nhiên, nhu cầu của Trung Quốc đối với quặng sắt vẫn khiêm tốn, Wang cho biết.

Giá quặng sắt giao kỳ hạn tháng 9 tại Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên giảm 2,6%, xuống còn 375 NDT (tương đương 58 USD)/tấn, sau khi giảm xuống còn 372 NDT/tấn. Thị trường Trung Quốc đóng cửa hôm thứ hai (4/4) cho ngày nghỉ lễ.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Singapore, giá quặng sắt giao kỳ hạn tháng 6 giảm 3%, xuống còn 48,9 USD/tấn.

Giá quặng sắt giảm sau 1 quý tăng mạnh. Giá quặng sắt giao ngay tăng 24%, vượt mức tăng các hàng hóa công nghiệp khác như vàng. Sự gia tăng giá thép tại Trung Quốc, do các doanh nghiệp kỳ vọng nhu cầu theo mùa từ tháng 3 đến tháng 5, đã thúc đẩy giá quặng sắt tăng tương tự. Tuy nhiên, giá quặng sắt đã giảm từ mức cao trong tháng 3/2016.

“Chúng tôi không cho rằng, giá quặng sắt hiện tại duy trì ở mức bền vững, và sẽ giảm trong năm 2016”, nhà phân tích Helen Lau tại Argonaut Securities cho biết.

Giá quặng sắt giao ngay sang cảng Thiên Tân Trung Quốc không thay đổi, ở mức 54 USD/tấn hôm thứ hai (4/4), The Steel Index cho biết, trong bối cảnh hoạt động giao dịch hạn chế do Trung Quốc nghỉ lễ.

Giá quặng sắt giao ngay, phiếu benchmark đạt mức cao nhất gần 9 tháng, ở mức 63,3 USD/tấn hôm 8/3.

Giá quặng sắt chạm mức thấp lịch sử, nhà khai thác mỏ hàng đầu – Vale SA cho biết, công ty này sẽ bán toàn bộ 26,87% cổ phần tại nhà máy thép CSA sang ThyssenKrupp Đức, trong một nỗ lực tập trung vào kinh doanh khai thác trọng điểm.

Giá thanh cốt thép giao kỳ hạn tháng 10 tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 0,5%, lên 2.177 NDT/tấn.

1 USD = 6,4695 NDT


Xuất khẩu ethanol của Mỹ giảm mạnh trong tháng 2, lo ngại ngày càng tăng

Xuất khẩu nhiên liệu ethanol của Mỹ đạt tổng cộng 253,7 triệu lít (67 triệu gallon) trong tháng 2, giảm hơn 20% so với năm trước. Điều này làm tăng lo ngại giữa các thương nhân về nhu cầu trì trệ do tồn kho tăng. 

Xuất khẩu tổng cộng cũng giảm hơn 20% so với tháng trước, do nhu cầu từ Trung Quốc, nước tiêu thụ hàng đầu trong tháng 1 đã giảm gần 70% xuống 33,7 triệu lít, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA.

Số liệu này là thấp hơn so với một vài ước tính, làm tăng suy đoán rằng một số lô hàng sẽ được thấy trong số liệu công bố vào tháng tới và lo lắng khác về nhu cầu tại các thị trường nước ngoài đang bị thiệt hại từ việc hoán đổi tiền tệ và giá dầu thấp ở một thời điểm khi là cần thiết nhất.

Số liệu cho thấy Brazil là nhà nhập khẩu hàng đầu của Mỹ trong tháng 2. Các nhà nhập khẩu đã tiếp nhận 83,6 triệu lít, hơn gấp 3 những gì họ đã nhập trong tháng 1 và xác nhận báo cáo của Reuters trong đầu tháng 2 rằng giá trong nước Brazil cao đang làm mới nhu cầu từ một trong những nước tiêu thụ hàng đầu ethanol của mỹ.

Tuy nhiên số liệu đó thấp hơn chút ít so với khối lượng đã xuất khẩu sang Brazil trong tháng 2/2015. Xuất khẩu sang nước Nam Mỹ này đã giảm hơn 40% trong hai tháng đầu năm nay.

Một thương nhân cho biết đồng đô la mạnh là một lý do.

Đồng đô la Mỹ gần mức cao nhiều năm làm giá nhiên liệu giao dịch bằng đồng tiền này đắt hơn cho khách hàng nước ngoài.

Ethanol kỳ hạn giao dịch tại Chicago tăng nhẹ trong năm nay và tồn kho ở gần mức kỷ lục.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục