Mặc dù so với năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu của nông sản Việt Nam năm 2015 giảm 0,8% nhưng theo ông Trần Công Thắng, không nên có cái nhìn bi quan về con số này.

Đó là một trong những vấn đề quan trọng được đặt ra tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì ngày 29-12.
Về nhiệm vụ năm 2016 cũng như trong năm năm tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đất nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, nhất là hội nhập kinh tế quốc tế khi Cộng đồng ASEAN sắp hình thành (ngày 31-12-2015), Việt Nam đã có quan hệ thương mại tự do với 55 quốc gia, trong đó có 20 nước là nền kinh tế lớn nhất thế giới...
Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội từ hội nhập, đất nước phải cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hết sức gay gắt và quyết liệt. Cùng với đó, theo dự báo, tình hình kinh tế thế giới thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp và khó lường.
“Chúng ta phải cạnh tranh ngay trên sân nhà”
Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh bày tỏ lo ngại trước việc hiện nay các nước ASEAN rất quan tâm đến giao thương nội khối, trong khi đó doanh nghiệp của Việt Nam nhìn chung dành sự quan tâm nhiều hơn đến các thị trường xa như EU, Mỹ. “Đây là vấn đề cần quan tâm. Chúng ta còn thụ động với các thị trường trong khu vực” - ông Phạm Bình Minh nói.
Cũng đề cập vấn đề nêu trên, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải lưu ý thời gian tới hàng hóa các nước ASEAN sẽ vào thị trường Việt Nam mạnh hơn, “chúng ta phải cạnh tranh ngay trên sân nhà”. Do vậy, thách thức đặt ra không chỉ với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp mà ngay với cơ quan quản lý nhà nước.
Đặc biệt, tổ điều hành xuất nhập khẩu của Bộ Công thương và Bộ Tài chính phải nâng cao năng lực điều hành để bảo đảm xử lý kịp thời hơn các vấn đề liên quan. Hiện nay, các hiệp hội ngành hàng trong nước đã đề xuất khởi kiện, áp dụng các chương trình tự vệ thương mại và chống bán phá giá.
Bộ Công thương phải thụ lý các đề xuất này, xu hướng thụ lý sẽ ngày càng nhiều hơn. Nếu bộ không tăng cường bộ máy để giải quyết kịp thời, ta sẽ không thể bảo vệ thị trường trong nước.
“Chúng ta đã chứng kiến những hàng hóa trong nước sản xuất được, thậm chí dư thừa xuất khẩu, nhưng hàng hóa bên ngoài vẫn len lỏi vào thị trường nước ta rất lớn như phôi thép xây dựng, phân bón...
Với phân bón, ta có thể đáp ứng 80-90% nhu cầu thị trường nhưng hằng năm vẫn nhập khẩu 2,5 triệu tấn phân đạm. Rõ ràng ta phải có phương cách bảo vệ thị trường mạnh mẽ hơn. Nếu xử lý chậm như hiện nay thì hàng hóa bên ngoài tràn ngập thị trường, đến khi quay lại xử lý thì thiệt hại rất lớn.
Vừa rồi với thép lậu từ Trung Quốc, tất cả các nước Đông Nam Á đều phản đối rất mạnh mẽ, đưa ra giải pháp ngăn chặn mà vẫn không vi phạm cam kết hội nhập” - Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nói.
Về ngân sách nhà nước, nhiều thành viên Chính phủ đề cập sự ảnh hưởng của giá dầu. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nói dự toán là 60 USD/thùng, thực hiện bình quân đến nay khoảng 55 USD, trong khi giá dầu trên thị trường thế giới đã xuống đến 30-35 USD, do vậy Bộ Tài chính đã tính thêm phương án 30 USD để điều hành.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết mặt bằng lãi suất năm 2016 sẽ cố gắng duy trì ổn định như năm 2015, nếu được thì cố gắng giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn xuống 0,3-0,5%.
Môi trường kinh doanh phải tiến tới hàng đầu ASEAN
“Đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các công trình dân sinh không thể chỉ nhìn vào ngân sách, không thể lãnh đạo địa phương cứ xách cặp ra Hà Nội xin, cần phải tạo ra cơ chế để huy động tốt các nguồn lực xã hội cả trong và ngoài nước
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh bảy nhóm nhiệm vụ và giải pháp lớn.
Trong đó nhóm nhiệm vụ thứ nhất là tiếp tục đảm bảo và tăng cường sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, phải thực hiện thường xuyên và liên tục, không được chủ quan, lơ là và thỏa mãn trước những kết quả đã đạt được.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện quyết liệt ba đột phá chiến lược, không ngừng hoàn thiện thể chế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân làm ăn, sinh sống.
Môi trường kinh doanh phải tiến tới hàng đầu ASEAN chứ không thể đứng mãi trong ASEAN 6. Và không thể chấp nhận tình trạng một dự án phải mất mấy trăm ngày mới làm xong thủ tục, “cũng thời gian đó người ta lên vũ trụ đi về rồi”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả hơn nữa tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, trọng tâm tái cơ cấu đầu tư công.
Đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các công trình dân sinh không thể chỉ nhìn vào ngân sách, không thể lãnh đạo địa phương cứ xách cặp ra Hà Nội xin, cần phải tạo ra cơ chế để huy động tốt các nguồn lực xã hội cả trong và ngoài nước.
Ví dụ như đầu tư làm đường cao tốc, nếu có cơ chế tốt thì các nhà đầu tư sẵn sàng tham gia. Để giảm gánh nặng biên chế, các bộ, ngành, địa phương cần sớm phê duyệt việc đổi mới các đơn vị sự nghiệp nhằm đảm bảo hai yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp và kiểm soát tốt biên chế. Thủ tướng lưu ý việc có nơi lãnh đạo sắp nghỉ hưu để cho tăng biên chế tới khoảng 200 người.
Nhấn mạnh việc phát huy quyền làm chủ của người dân trên tất cả lĩnh vực để tạo đồng thuận xã hội, Thủ tướng nói: “Chỉ khi nào phát huy tốt nhất quyền làm chủ của người dân theo đúng Hiến pháp, pháp luật mới tăng cường được khối đại đoàn kết toàn dân”.
Thủ tướng nêu vấn đề ngư dân với lãnh đạo ASEAN
Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập vấn đề liên quan đến ngư dân Việt Nam đi đánh bắt cá vào vùng biển các nước. Vừa qua có việc Thái Lan, Indonesia... bắt ngư dân ta, giam giữ tàu bè, trong đó có cả sự việc không an toàn cho ngư dân ta.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao cần tăng cường công tác bảo hộ công dân, đồng thời phải cung cấp thông tin cần thiết cho ngư dân, các tỉnh ven biển quan tâm hơn nữa đến vấn đề này. Theo Thủ tướng, lần nào gặp các nhà lãnh đạo ASEAN thì Thủ tướng đều đề cập đến vấn đề nêu trên, các nhà lãnh đạo ASEAN đã bày tỏ thiện chí tìm cách giải quyết vấn đề.
V.V.THÀNH
Theo Tuổi Trẻ
Mặc dù so với năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu của nông sản Việt Nam năm 2015 giảm 0,8% nhưng theo ông Trần Công Thắng, không nên có cái nhìn bi quan về con số này.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu năm 2015 không đạt mục tiêu Quốc hội đã đề ra, tuy nhiên theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, chúng ta vẫn nên lạc quan vào hoạt động xuất nhập khẩu của năm 2016, năm của các hiệp định thương mại tự do.
Trong khi doanh thu tăng trưởng đều đặn thì tỷ suất lợi nhuận ròng của Thuỷ sản Hùng Vương đang ngày một đi xuống.
Trong 10 năm qua, Việt Nam luôn ở trạng thái nhập siêu trong buôn bán với các nước thành viên ASEAN, tuy nhiên, mức thâm hụt này đang ngày càng được thu hẹp lại và tỷ lệ nhập siêu từ ASEAN giảm dần. Năm 2015, ước nhập siêu từ thị trường này khoảng 5,5 tỷ USD.
Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã trải qua hơn 6 năm thực hiện tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp. Thông qua chương trình, nhiều doanh nghiệp đã mở rộng mạng lưới phân phối giúp người tiêu dùng mua sắm được hàng hóa đảm bảo chất lượng.
Việc nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ Trung Quốc tăng vọt lên tới 40.000 chiếc trong năm 2015 đã giúp cho Lạng Sơn có số thu ngân sách lớn song ô tô nội địa lại như "ngồi trên đống lửa".
Thuế chống bán phá giá, chương trình giám sát cá da trơn của Mỹ và áp lực cạnh tranh với các loại cá thịt trắng sẽ là những nguyên nhân khiến giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Ngày 28/12, phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát cho rằng, năm 2016, Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu mạnh nông sản, đặc biệt là các sản phẩm lúa gạo.
Tăng trưởng gần 50% so với năm 2015, ngành rau quả được coi như “hiện tượng” bứt phá ngoạn mục trong xuất khẩu nông sản năm nay.
Các nhà khoa học khẳng định chất thúc chín trái cây Ethephon không độc hại và đây là thông tin sai lầm.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự