Trong trường hợp không đủ nghị viện của 12 nước thông qua, Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn có thể có hiệu lực theo các điều khoản nhất định.

TPP hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích khác ngoài thuế cho cả hai nước Việt Nam và Úc. Với sự đa dạng của các thành viên TPP thì khả năng lớn Việt Nam sẽ tăng xuất khẩu sang Úc sau khi TPP có hiệu lực.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Úc, Việt Nam và Úc có nhiều lợi ích và cách tiếp cận tương đồng trong đàm phán. Úc còn là thành viên có nhiều sáng kiến và tích cực thúc đẩy đàm phán sớm kết thúc. Quốc gia này cũng phối hợp và chia sẻ kinh nghiệm không chỉ trong những năm đàm phán vừa qua, mà còn đồng hành cùng Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Hiện tại, hai nước đã trở thành đối tác thương mại quan trọng của nhau. Trên thực tế, quy mô thương mại trong vòng 10 năm qua giữa hai nước (2005-2014) đã tăng gần gấp đôi. Từ năm 2005, kim ngạch thương mại Việt Nam và Úc đạt 3 tỷ USD. Đến năm 2014, con số này đã tăng lên hơn 6 tỷ USD. Trong khi Úc là bạn hàng xuất khẩu đứng thứ 8 và bạn hàng nhập khẩu đứng thứ 12 của Việt Nam.
Theo chiều ngược lại, Việt Nam là bạn hàng đứng thứ 14 của Úc cả về nhập khẩu và xuất khẩu. Tính đến thời điểm này, Úc vẫn luôn là thị trường xuất siêu của Việt Nam. Năm 2014, xuất siêu đạt 1,93 tỷ USD.
Lâm Minh
Theo Vinanet
Trong trường hợp không đủ nghị viện của 12 nước thông qua, Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn có thể có hiệu lực theo các điều khoản nhất định.
Hội nhập càng sâu với thế giới, hàng Việt càng nguy cơ bị cạnh tranh nhiều, nhưng công cụ phòng vệ thương mại vẫn ít được doanh nghiệp dùng.
Hôm nay (12.10), Hội nghị toàn quốc phòng, chống phân bón giả được tổ chức tại Hà Nội. Trước đó, thông tin được đưa ra tại một diễn đàn phòng, chống sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng diễn ra tại Thanh Hóa hôm 9.10 đã khiến không ít đại biểu giật mình: “Nhiều cơ sở sản xuất phân bón hiện nay lẽ ra phải dùng bột mì để làm chất kết dính phân bón thì đã dùng đất sét, bột đá".
Nếu như dệt may, giày dép..đang rục rịch bước chân vào hội nhập, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP, sẵn sàng cho một “cuộc chiến” trường kỳ thì hàng nông sản Việt Nam chất lượng cao do chính người nông dân làm ra đang ở đâu trên thị trường?
Tờ 21st Century Business Herald tại Quảng Châu nhận định Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ đem lại lợi ích lớn cho Nhật Bản và chỉ ảnh hưởng nhỏ tới ngành công nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc nhờ ưu thế về giá cả.
Các quốc gia khác có thể ngay lập tức dựng lên hàng rào phi thuế quan nhằm bảo vệ thị trường nội địa, còn Việt Nam không dễ thực hiện do hạn chế về năng lực
Với mức tự do hóa cao như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, về cơ bản những ngành Việt Nam có lợi thế cạnh tranh như dệt may, da giầy, đồ gỗ, nông sản (loại cây trồng, thủy sản) được xem là những ngành được hưởng lợi rất lớn.
Ông Trương Đình Tuyển, Cựu Bộ trưởng Thương Mại cho hay, khi Việt Nam gia nhập TPP, thời gian đầu rất có thể nhập siêu sẽ tăng nhưng nhập siêu không hẳn là xấu.
Không phải ngành nào cũng được hưởng những tác động tích cực từ TPP.
Đánh giá cao sự kiện VN tham gia, kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại song phương VN - Mỹ (BTA) - ông Nguyễn Đình Lương, đã chia sẻ với Thanh Niên góc nhìn khác về cách tuyên truyền xung quanh sự kiện này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự