Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã hướng dẫn cụ thể các trường hợp cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.

Từ ngày 15/6/2018, 4 trường hợp hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2018/TT-BCT ngày 20/4/2018 của Bộ Công thương về việc quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Theo đó, có 4 trường hợp hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, cụ thể như sau:
Thứ nhất, hàng hóa nhập khẩu có đặc điểm khác biệt với hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước mà hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất bởi ngành sản xuất trong nước đó không thể thay thế được.
Thứ hai, hàng hóa nhập khẩu là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước.
Thứ ba, hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng điều kiện thông thường;
Thứ tư, khối lượng hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước.
Thông tư số 06/2018/TT-BCT cũng quy định rõ, thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được xác định như sau: Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được cơ quan điều tra tiếp nhận theo khoản 1 điều 13 của Thông tư này, thời hạn miễn trừ tính từ ngày quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời hoặc chính thức hoặc quyết định về kết quả rà soát biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực đến ngày 31/12 của năm ban hành quyết định miễn trừ.
Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được cơ quan điều tra tiếp nhận theo khoản 2 điều 13 của Thông tư này, thời hạn miễn trừ là 1 năm tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm kế tiếp.
Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ bổ sung được cơ quan điều tra tiếp nhận theo khoản 4 điều 13 của Thông tư này, thời hạn miễn trừ tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ miễn trừ đầy đủ và hợp lệ đến ngày 31/12 của năm ban hành quyết định miễn trừ.
Theo số 06/2018/TT-BCT, đối tượng đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để sản xuất và các tổ chức, cá nhân khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.
Theo Tapchitaichinh.vn
Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã hướng dẫn cụ thể các trường hợp cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Kể từ ngày 05/6/2018, việc thực hiện hồ sơ hải quan và khai báo hải quan sẽ tuân thủ theo quy định mới Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 và Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính. Các quy định và hướng dẫn mới sẽ giải quyết nhiều vướng mắc, bất cập liên quan đến thủ tục cho hoạt động xuất nhập khẩu...
Bên cạnh những tác động tích cực phát triển kinh tế biên giới thì hoạt động tạm nhập tái xuất đang bộc lộ nhiều bất cập, ngày 15/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, có quy định cụ thể về tạm nhập, tái xuất hàng hóa, trong đó cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm giám sát hàng tạm nhập, tái xuất cho tới khi tái xuất ra khỏi Việt Nam.
Ngày 16/5/2018, Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định 1484/QĐ-TCHQ về tiêu chí lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý và sử dụng chuyên gia theo lĩnh vực về Trị giá Hải quan; chuyên gia về phân loại hàng hóa.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới. Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 10/7/2018.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Ngày 03/04/2018, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa và kê khai xuất xứ đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn kiểm tra C/O mẫu D điện tử thông qua Cơ chế một cửa ASEAN, được cấp kể từ ngày 1/1/2018.
Các ý kiến vướng mắc về chính sách thuế đối với hàng hóa bán vào nội địa của doanh nghiệp chế xuất đã được Tổng cục Hải quan giải đáp, hướng dẫn cụ thể tại Công văn số 66/TCHQ-TXNK gửi hải quan địa phương.
Công ty bà Nguyễn Thị Ánh (TP. Hồ Chí Minh) là công ty đa quốc gia, có trụ sở tại Singapore. Công ty có văn phòng đại diện ở quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Nay, công ty muốn nhập khẩu và bán trực tiếp phụ gia thực phẩm từ Ấn Độ (màu, hương liệu, guar gum) cho công ty thực phẩm tại Việt Nam thì phải chịu thuế như thế nào? Cần thủ tục và giấy tờ gì?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự