tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 01-04-2016

  • Cập nhật : 01/04/2016

Trung Quốc: nước, đất, không khí bẩn và ngay cả... gạo cũng bẩn

Có 1/5 đất nông nghiệp Trung Quốc cho ra gạo bẩn. Tăng trưởng quá nóng trong ngành sản xuất cùng với sự thiếu định hướng từ chính phủ Trung Quốc đáng khiến ngành trồng lúa của nước này khốn khổ do hạn hán và ô nhiễm môi trường.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Theo hãng International Grains Council (IGC), sản lượng lúa của Trung Quốc sẽ chỉ tăng rất nhẹ khoảng 0,7%, từ mức 144,5 triệu tấn năm 2015 lên 125,6 triệu tấn năm 2016.

Tuy nhiên, mức tăng trưởng này vẫn không đáp ứng được tốc độ tăng trong nhu cầu tiêu thụ lúa gạo của người dân và điều này khiến chính quyền Bắc Kinh có thể sẽ buộc phải thúc đẩy nhập khẩu thêm lúa gạo.

Hãng IGC ước tính Trung Quốc đã nhập khẩu 4,5 triệu tấn gạo trong năm 2015, cao hơn nhiều so với mức 500.000 tấn năm 2007. Dẫu vậy, nhiều chuyên gia cho rằng con số này có thể lên đến 5 triệu tấn do tình trạng nhập khẩu lậu gạo qua biên giới.

Trung Quốc đang cố gắng thúc đẩy năng suất trồng lúa. Nhưng Liên Hợp Quốc (UN) cho rằng điều này sẽ vô cùng khó khăn trước thực trạng đất nông nghiệp đang dần bị chuyển đổi thành đất dùng cho công nghiệp. Đồng thời với đó, tình trạng hạn hán và ô nhiễm đất cũng khiến sản lượng lúa gạo của nước này khó tăng mạnh thêm nữa.

Chuyên gia Elizabeth C. Economy của Council on Foreign Relations thậm chí còn đánh giá bi quan hơn, khi cho rằng tình trạng ô nhiễm tài nguyên đất cũng như ô nhiễm không khí và nước đang kéo theo nhiều hệ lụy nặng nề cả về kinh tế lẫn chính trị ở Trung Quốc.

Gạo bẩn và Thiếu nước

Những nghiên cứu mới nhất cho thấy, có ít nhất khoảng 12 triệu tấn ngũ cốc của nước này bị nhiễm kim loại nặng mỗi năm. Qua đó khiến quốc gia này chịu thiệt hại hơn 3,2 tỷ cho tất cả các chi phí, từ công sức trồng trọt, thiệt hại về thương mại cho đến tiền bồi thường.

Đặc biệt, năm 2013 ngành lúa gạo Trung Quốc đã bị rúng động khi các sản phẩm lúa gạo của tình Hồ Nam, vựa lúa chính của Trung Quốc bị phát hiện có chứa hàm lượng cao chất Cadmium (Cd), một loại kim loại nặng cực độc với cơ thể người.

Cadmium là một loại kim loại nặng trong đất và chỉ với một liều lượng nhỏ cũng có thể gây hại cho cơ thể con người. Loại chất này là 1 trong 3 kim loại được coi là nguy hiểm nhất với cơ thể con người, ngoài chì và thủy ngân.

Phía UN vô cùng lo ngại với tình trạng trên của Trung Quốc, khi Hồ Nam là một tỉnh sản xuất lúa gạo chính nhưng đang bị ảnh hưởng bởi các khu công nghiệp và tình trạng ô nhiễm đất cũng như nguồn nước. Bên cạnh đó, tình trạng quá tải dân số cũng đang khiến các chất thải ra sông ngòi và đất đai tăng lên, qua đó làm giảm chất lượng lúa gạo sản xuất ra.

Tình trạng hạn hán và thiếu nước cũng đang làm ngành nông nghiệp Trung Quốc khốn khổ. Báo cáo năm 2015 của UN cho thấy mực nước trong hệ thống thủy lợi của nước này đã giảm đáng kể, thấp hơn khoảng 40 mét so với thời kỳ 1960 do thay đổi thời tiết và khí hậu.

Tồi tệ hơn, Bộ Tài nguyên Môi trường Trung Quốc cũng cho biết khoảng 16,1% đất tại đây năm 2014 đã bị ô nhiễm , trong đó có đến 19,4% đất nông nghiệp đã bị nhiễm hóa chất nặng.

Cựu Thứ trưởng Wang Shiyuan của Bộ Tài nguyên Trung Quốc đã cảnh báo rằng 3,33 triệu ha đất nông nghiệp Trung Quốc đã bị ô nhiễm nặng và không nên cho phép tiếp tục canh tác trên những vùng đất đó.

Trong khi đó, báo cáo của chính phủ tỉnh Quảng Đông cho thấy 28% vùng Đồng bằng Châu Giang, khu vực đô thị hóa đông đúc nhất thế giới và là trung tâm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã bị ô nhiễm nặng.


Tại sao Mỹ để Nga lấn lướt tại các điểm nóng toàn cầu

Sự thận trọng của Mỹ trong các vấn đề nổi cộm toàn cầu có nguồn gốc từ những thất bại trong quá khứ, nhưng có thể tác động đến uy tín của Mỹ trong tương lai.
tong thong my barack obama. anh: reuters.

Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters.

Quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin rút quân khỏi chiến trường Syria gần đây đã khiến Mỹ và các đồng minh bất ngờ. Nhiều quan chức Mỹ và chuyên gia phân tích cho rằng trong những năm gần đây, Mỹ ngày càng đánh mất ảnh hưởng trước Nga trong những vấn đề mang tính toàn cầu
Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng việc Mỹ để Nga lấn lướt trong các cuộc khủng hoảng ở Syria và Ukraine gần đây không phải do sức mạnh của Mỹ suy giảm, mà là kết quả của chính sách tạm thời lùi ra hậu trường đầy thận trọng của chính quyền Tổng thống Barack Obama trong bối cảnh thế giới ngày càng hội nhập sâu rộng.
Isabelle Lasserre, bình luận viên quốc phòng của Le Figaro, cho rằng nguyên nhân trước tiên chính là do ông Obama muốn thực hiện đúng cam kết trong quá trình vận động tranh cử là chấm dứt các cuộc phiêu lưu quân sự do người tiền nhiệm George W. Bush từng tiến hành tại Iraq và Afghanistan.
Khi ông Obama mới nhậm chức, nhà bình luận Peter Baker của New York Times cho rằng tân tổng thống Mỹ muốn "tiếp quản một thế giới như nó đang hiện hữu chứ không phải như người ta mong muốn". Đó chính là lý do mà Nhà Trắng luôn đưa ra để giải thích cho việc Mỹ từ chối can thiệp trên toàn cầu vì "lý tưởng đáng mơ ước nhưng khó thực hiện".
Những kết quả không mong muốn trong chiến dịch quân sự ở Libya càng làm Tổng thống Obama tin rằng phải tránh xa mọi sự can thiệp vào một Trung Đông đang ngày càng tỏ ra là "vùng đất không thể chế ngự".
Chuyên gia Jeffrey Goldberg của tờ The Atlantic nhận định rằng đối với tổng thống Mỹ, các ưu tiên trong khu vực này chỉ là vấn đề hạt nhân Iran, sự tồn vong của Israel và mối đe dọa từ al-Qaida. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chưa từng được ông Obama xem là một mối đe dọa thường trực đối với Mỹ.
Do đó, ông Obama cho rằng Syria thực sự là một "chiếc bẫy" nguy hiểm không khác gì Iraq. Suy nghĩ đó đã làm cho tổng thống Mỹ tin rằng nếu nước này can thiệp vào Syria, cái giá phải trả sẽ cao hơn là việc khoanh tay ngồi nhìn. Ông cũng tin rằng không nên tìm cách làm sụp đổ chế độ của Tổng thống Bashar al- Assad bằng mọi giá.
"Đối với ông Obama, vấn đề quan tâm của nước Mỹ không phải là Ukraine hay Syria, mà chính là khả năng phản ứng linh hoạt trước các cuộc khủng hoảng", Goldberg nhận định.
Không thể một mình cứu cả thế giới
Theo Benjamin Haddad, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Hudson, Washington, với nỗi ám ảnh từ các hành động can thiệp quân sự trong quá khứ cùng sự hoài nghi về khả năng áp đặt ảnh hưởng của Mỹ lên một thế giới toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, Tổng thống Obama đã nhận định rằng Mỹ không thể nào một mình "cứu cả thế giới khỏi đau khổ". Ông tin rằng nhiệm vụ này cần phải được chia sẻ trên phương diện chính trị và tài chính với các đồng minh châu Âu.
Chuyên gia này cho rằng đây là lý do Mỹ giao phó bớt công việc cho các nước châu Âu và lui về hậu trường. Mỹ để vấn đề Ukraine lại cho Pháp và Đức xử lý, tin tưởng vào Anh và Pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng Libya, cũng như không hề cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp với Nga tại Syria.
Theo Lasserre, vai trò siêu cường duy nhất và không thể thiếu của Mỹ đã chính thức kết thúc vào ngày 30/08/2013, khi ông Obama từ chối sử dụng các biện pháp quân sự đối với chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad sau cuộc khủng hoảng vũ khí hóa học. Hành động này của Mỹ đã trao cơ hội lớn cho các cường quốc khác đang khao khát thể hiện mình, trong đó có Nga.
"Thất bại trong việc xây dựng một lực lượng nổi dậy đủ mạnh để chống lại ông Assad đã tạo cơ hội cho phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) phát triển mạnh mẽ", cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng khẳng định.
Theo bà Clinton, giới phân tích thế giới đều đồng tình rằng Tổng thống Obama đã đánh giá thấp sự nguy hiểm của IS khi tổ chức này mới manh nha hình thành tại Syria và Iraq.
Chuyên gia Lasserre cho rằng sự "trốn tránh" trách nhiệm của Mỹ trong các vấn đề quốc tế nổi cộm cũng đã làm xói mòn niềm tin của các đồng minh vào nước này, dẫn đến nguy cơ  xói mòn sức mạnh của NATO, trong đó Mỹ là trụ cột.
"Quan điểm của Mỹ hiện nay chính là làm ít hơn để cho các đồng minh xử lý nhiều hơn. Thời kỳ nước Mỹ là siêu cường duy nhất để giải quyết các cuộc khủng hoảng thế giới cũng như luôn phải vươn cánh tay qua Đại Tây Dương để hỗ trợ châu Âu đã kết thúc", ông Haddad bình luận.

Tổng thống Obama thảo luận gì về Biển Đông với ông Tập Cận Bình?

Tổng thống Barack Obama sẽ có cuộc họp với các nhà lãnh đạo Châu Á tại Washington trong tuần này giữa lúc gia tăng lo ngại rằng căng thẳng kéo dài âm ỉ trên bán đảo Triều Tiên và nguy cơ Biển Đông bùng lên thành một cuộc xung đột, theo tin VOA.
tong thong barack obama (trai) gap chu tich trung quoc tap can binh tai hoi nghi bien doi khi hau cua lien hop quoc, o le bourget, ngoai o paris, ngay 30/11/2015. anh ap

Tổng thống Barack Obama (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc, ở Le Bourget, ngoại ô Paris, ngày 30/11/2015. Ảnh AP

Các nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, sẽ tới thủ đô của Mỹ để tham dự hội nghị thượng đỉnh được tổ chức bởi Tổng thống Obama về an ninh hạt nhân.
Đây là vòng cuối cùng trong chiến dịch của Tổng thống Obama nhằm vận động quốc tế ngăn chặn các nguyên liệu có thể sử dụng cho vũ khí nguyên tử hay bom bẩn rơi vào tay những kẻ khủng bố.
 
Tuy nhiên, những vấn đề an ninh cấp bách khác sẽ được thảo luận bên lề của cuộc họp bắt đầu vào ngày thứ Năm tới.
 
Tổng thống Obama sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào thứ Năm, trong thời điểm xích mích giữa hai cường quốc thế giới về việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trong vùng biển chiến lược đang gia tăng, và sự kiến sẽ tiếp tục với phán quyết sắp tới từ một tòa án quốc tế về chủ quyền lãnh thổ sâu rộng của Bắc Kinh.
 
Ông Obama sẽ thúc giục Trung Quốc thực hiện các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Triều Tiên, một đồng minh truyền thống của Trung Quốc.
 
Về phần mình, ông Tập sẽ muốn Hoa Kỳ khởi động lại các cuộc đàm phán với chính phủ độc đoán của Kim Jong Un, hiện đang đạt tiến bộ về công nghệ hạt nhân và tên lửa có thể trực tiếp đe dọa Hoa Kỳ.
 
Nhưng chủ đề nóng nhất và gây chia rẽ nhất khi hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc gặp gỡ là việc Trung Quốc mạnh mẽ tuyên bố nhận chủ quyền lãnh thổ rộng lớn ở Biển Đông.
 
Trung Quốc đã xây dựng bất hợp pháp hơn 3.000 mẫu đất trong hai năm qua gần tuyến đường trên biển quan trọng đối với thương mại thế giới.
Trên các đảo nhân tạo, Bắc Kinh đã xây dựng đường băng và các cơ sở quân sự khác mà Hoa Kỳ đánh giá là sẽ cho phép Trung Quốc triển khai sức mạnh quân sự tấn công trong khu vực vào đầu năm tới.
Trong cuộc gặp hồi tháng 9 năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã cố gắng dùng lời lẽ ôn hòa và phân bua rằng hoạt động cải tạo đảo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông “không nhằm và không gây ảnh hưởng đến bất cứ nước nào” và “Trung Quốc không có ý định theo đuổi việc quân sự hóa khu vực này”.
 
Phía Mỹ thì tuyên bố việc Trung Quốc cải tạo đảo đang gây bất ổn định cho khu vực và cần phải chấm dứt.

Mỹ sắp triển khai trạm radar mới sát nách Nga

Mỹ có kế hoạch triển khai một trạm radar mới gần biên giới Nga, tại thành phố Vardo ở Na Uy, theo Sputniknews.
anh minh hoa flickr/noaa photo library

Ảnh minh họa Flickr/NOAA Photo Library

Việc xây dựng trạm radar mới công suất cao sẽ được hoàn thành vào năm 2020.
 
Trạm radar ở Na Uy là một phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, có thể theo dõi các vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga, cũng như giám sát hoạt động của Hạm đội Biển Bắc thuộc Hải quân Nga.
 
Mỹ tăng cường hoạt động của mình ở Bắc Cực. Trong năm 2017, Mỹ muốn chi 21,4 triệu USD cho việc sửa chữa và xây dựng lại hai nhà chứa máy bay tại căn cứ không quân Keblvike ở Iceland (bị đóng cửa năm 2006).
Căn cứ lại có kế hoạch sử dụng cho các nhiệm vụ thông thường là săn tàu ngầm Nga.

Nga công bố vũ khí “bí mật” nhiều nước đang nhắm tới

Nga vừa công bố những thông tin liên quan đến các sản phẩm "bí mật" mà nước này xuất khẩu trong năm qua và cho rằng khả năng thắng lớn trong các hợp đồng bán vũ khí sắp tới là rất cao.
chien dau co su-35 cua nga tai trien lam hang khong paris.

Chiến đấu cơ Su-35 của Nga tại triển lãm hàng không Paris.

Nga vừa công bố những thông tin liên quan đến các sản phẩm "bí mật" mà nước này xuất khẩu trong năm qua và cho rằng khả năng thắng lớn trong các hợp đồng bán vũ khí sắp tới là rất cao, VOA đưa tin.
Theo số liệu mà Cơ quan Hải quan Liên bang Nga (FCS) vừa công bố, tổng doanh thu các sản phẩm trang thiết vũ khí được xem là "bí mật" mà Nga đã xuất khẩu năm 2015 đạt 9,4 tỷ đôla.
Những nước chi tiền mạnh tay nhất vào vũ khí Nga là Iraq với 1,52 tỷ đôla, Ấn Độ với 1,18 tỷ đôla và Algeria với 906 triệu đôla.
Kênh truyền hình RT của Nga trích nguồn từ nhật báo Kommersant cho biết các khách hàng tiềm năng thường có khuynh hướng mua những loại vũ khí đã chứng minh được hiệu năng trên thực tế.
Nguồn thông tin này nói tại Syria, Nga đã đạt được 2 mục tiêu. Một mặt chứng minh được khả năng giao chiến của kỹ thuật quân sự Nga và thu hút sự chú ý của khách hàng, mặt khác thử nghiệm các thiết bị vũ khí mới của Nga trong điều kiện chiến sự thực tế.
RT dự đoán số tiền 500 triệu đôla mà Nga này chi ra cho các hoạt động quân sự ở Syria sẽ sớm thu hồi và sinh lãi khi Moscow ước tính sẽ đạt được 6 tỷ đôla – 7 tỷ đôla hợp đồng vũ khí mới trong thời gian tới.
Báo Nga nói cùng với Indonesia và Pakistan cũng hứng thú với chiến đấu cơ Su-35 của Nga, loại chiến đấu cơ đa năng mà Nga đã bán cho Trung Quốc trước đây, được đánh giá là có khả năng vượt trội so với các máy bay cùng thế hệ.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục