tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 01-04-2016

  • Cập nhật : 01/04/2016

Báo Nga: Bắc Kinh sẽ làm gì khi Mỹ trở lại Philippines?

Trong tháng Ba, Mỹ bắt đầu triển khai các lực lượng của mình tại Philippines trong khuôn khổ thỏa thuận đạt được giữa hai nước trong năm 2014.
tau chien my tai mot quan cang o philippines. anh afp 2016/robert gonzaga

Tàu chiến Mỹ tại một quân cảng ở Philippines. Ảnh AFP 2016/ROBERT GONZAGA

Điều đó thể hiện cấp độ mới trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin bình luận khi trả lời phỏng vấn Sputnik.
 
Tại thời điểm mà Trung Quốc triển khai lực lượng quân sự và cơ sở hạ tầng trên các đảo mới bồi đắp trong biển Đông, Hoa Kỳ có được cơ hội triển khai các lực lượng của mình tại 5 căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines.
 
Lực lượng không quân Mỹ sẽ đóng vai trò chính trong sự hiện diện của Mỹ tại Philippines ở định dạng mới.
Duy trì nhóm hàng không đáng kể này thường xuyên sẵn sàng trong khu vực là cách duy nhất để người Mỹ có thể bù đắp trước một số lợi thế mà Trung Quốc có được sau khi xây dựng sân bay đảo bồi đắp ở biển Đông.
 
Một hậu quả rõ ràng của việc Mỹ triển khai các căn cứ mới tại Philippines là kho vũ khí tên lửa tầm trung của Trung Quốc nhắm vào các căn cứ đó sẽ gia tăng.
"Có lẽ chúng ta sẽ chứng kiến một sự gia tăng nhất định nào đó trong các lực lượng tên lửa của Trung Quốc và việc triển khai các lữ đoàn tên lửa mới DF-21C hoặc DF-26", chuyên gia Kashin nói.
Tiếp theo đó có thể là việc triển khai trong hệ thống phòng thủ tên lửa Philippines được thiết kế để bảo vệ các lực lượng Mỹ trên đảo.
Đồng thời, Trung Quốc có khả năng tăng chính sách "trừng phạt" Philippines vì nước này hợp tác quân sự chặt chẽ với Hoa Kỳ, thông qua áp dụng các chế tài rõ ràng và không chính thức.
 
Vì vậy, bất chấp tuyên bố của các bên về cam kết giải quyết xung đột ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, quá trình căng thẳng ngày càng gia tăng, chuyên gia người Nga nhận định.

Ông Assad: Phương Tây chỉ mong Syria thua trong trận chiến với khủng bố

Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Pháp và Anh mong rằng quân đội Syria sẽ thua trong cuộc chiến chống khủng bố, để có cơ hội tác động đến cuộc đàm phán ở Geneva.
tong thong syria bashar assad - reuters/ sana

Tổng thống Syria Bashar Assad - REUTERS/ SANA

Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Pháp và Anh mong rằng quân đội Syria sẽ thua trong cuộc chiến chống khủng bố, để có cơ hội tác động đến cuộc đàm phán ở Geneva, đó là tuyên bố của Tổng thống Syria Bashar Assad trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Theo lời ông Assad, các lãnh đạo phương Tây "như đã nuốt mất lưỡi và làm ra vẻ không để ý đến sự kiện giải phóng Palmyra".
"Chúng tôi đã tới (các cuộc đàm phán về giải quyết vấn đề Syria) ở Geneva, để chứng tỏ sự linh hoạt của mình. Đồng thời, chiến thắng của chúng tôi ảnh hưởng đến các nước và những lực lượng đang cản trở việc giải quyết vấn đề, bởi những  nước này - Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp và Anh - đang trông chờ sự thất bại của chúng tôi, để độc đoán nêu điều kiện của họ tại bàn thương lượng. Như vậy, hoạt động chiến sự của chúng tôi đang thúc đẩy tăng tốc giải pháp chính trị, chứ không gây cản trở", nhà lãnh đạo Syria nhận định.
"Có những người cáo buộc chúng tôi và Nga về chuyện Nga can thiệp chống chủ nghĩa khủng bố là có mục tiêu hỗ trợ Tổng thống hay Chính phủ Syria, và do đó đã trở thành chướng ngại cho giải pháp chính trị. Có thể sẽ là như vậy, nếu như chúng tôi không thể hiện sự linh hoạt ngay từ đầu, nếu như chúng tôi khăng khăng chỉ có chiến sự. Nhưng nếu quí vị nhìn vào chính sách của Nhà nước Syria 5 năm trước, sẽ thấy ngay rằng chúng tôi đã phúc đáp tất cả các sáng kiến, không hề có ngoại lệ, do mọi phía nêu ra, thậm chí cả khi đó là những ý kiến không thân thiện", ông Assad tuyên bố.
Đồng thời, theo nhận xét của Tổng Giám đốc Hãng thông tấn quốc tế Rossiya Segodnya Dmitry Kiselev khi tiến hành cuộc phỏng vấn Tổng thống Syria, ông  Assad "hiện có phong độ tuyệt hảo, là con người với nhãn quan trí tuệ và giàu tình cảm" và ông "sẵn sàng cho cái gọi là giai đoạn chuyển tiếp, tiếp cận vấn đề này với thái độ đầy trách nhiệm và sáng tạo".

“Siêu tàu ngầm” hạt nhân của Nga sẵn sàng tham chiến

Tàu ngầm hạt nhân K-329 Severodvinsk dự án 885 Yasen sẵn sàng tham gia các hoạt động diễn tập đầu tiên, Sputnik dẫn nguồn tạp chí Mỹ The National Interest đưa tin.
anh: bo quoc phong nga.

Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Tàu ngầm hạt nhân K-329 Severodvinsk dự án 885 Yasen sẵn sàng tham gia các hoạt động diễn tập đầu tiên, Sputnik dẫn nguồn tạp chí Mỹ The National Interest đưa tin.
Tàu ngầm có tên trong biên chế hạm đội từ tháng 6 năm 2014, hơn một năm qua Severodvinsk trải qua các thử nghiệm nhà máy.
Tàu ngầm K-329 Severodvinsk và các tàu ngầm khác thuộc dự án 885M sở hữu những tính năng xuất sắc, là đối thủ đáng gườm mang tên lửa có cánh. Tôi ấn tượng tới mức đã đặt mua mô hình này qua thông tin công khai trên báo chí", chuẩn đô đốc Mỹ Dave Johnson cho biết năm 2014.
Tạp chí Mỹ đã dành riêng một đoạn mô tả tiềm năng của tàu ngầm hạt nhân Nga. K-329 Severodvinsk có thể đạt tốc độ 35-40 hải lý, ít tiếng ồn hơn các tàu ngầm Nga khác, lò phản ứng phục vụ suốt thời hạn sử dụng tàu.
Một át chủ bài nữa của K-329 Severodvinsk là tổ hợp thuỷ âm học Irtysh kết hợp với anten hình cầu Amphora đặt ở mũi tầu. 8 ống phóng ngư lôi được bố trí ở giữa thân tàu, số lượng ngư lôi lên đến 30 chiếc.

Bộ Ngoại giao Canada kêu gọi thắt chặt trừng phạt Nga

Canada cần kêu gọi các đồng minh duy trì hiệu lực hoặc thậm chí thắt chặt hơn nữa biện pháp trừng phạt Nga bởi vấn đề Ukraine, Stephan Dion, Ngoại trưởng Canada tuyên bố.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Canada cần kêu gọi các đồng minh duy trì hiệu lực hoặc thậm chí thắt chặt hơn nữa biện pháp trừng phạt Nga bởi vấn đề Ukraine, Stephan Dion, Ngoại trưởng Canada tuyên bố.
"Các biện pháp trừng phạt Nga do tình hình ở Ukraina có hiệu quả là nhờ được đông đảo các nước áp dụng. Canada phải tiếp tục đấu tranh để những biện pháp này duy trì hiệu lực hay thậm chí thắt chặt," Sputnik trích dẫn phát biểu của vị ngoại trưởng Canada cho hay.
Trong tháng 3, Ottawa đã mở rộng danh sách biện pháp chống Nga vì tình hình ở Ukraine. Có thêm 14 công ty và 5 cá nhân bị đưa vào hai danh sách trừng phạt riêng. Canada sẽ đóng băng tài khoản và cấm nhập cảnh những người này.

Giám đốc CIA bí mật đến Nga để làm gì?

Mới đây, các phương tiện truyền thông đã đăng tải các thông tin về việc Giám đốc CIA John Brennan đã bí mật đến Moscow. Chuyến đi này đã được giữ kín đến mức giới truyền thông không nắm được bất cứ thông tin nào về chuyến thăm.
giam doc cia john brennan.

Giám đốc CIA John Brennan.

Mãi một thời gian sau, các thông tin về chuyến thăm này mới được hé lộ. 
Theo thông báo sau này của Đại sứ quán Mỹ tại Nga, chuyến thăm của ông Brennan được thực hiện để thảo luận với Nga về tiến trình ngừng bắn ở Syria và khả năng ông Assad rời chức vụ Tổng thống Syria.
Còn theo một số chuyên gia phân tích, chuyến thăm này được thực hiện nhằm thảo luận tăng cường hợp tác giữa hai bên theo đường các cơ quan mật vụ.
 
Chuyến thăm bí mật 
Việc Đại sứ quán Mỹ lên tiếng chính thức khẳng định về chuyến thăm bí mật của Giám đốc CIA John Brennan đến Nga đã trở thành thông tin được chú ý khá nhiều trong ngày thứ Hai vừa qua (28/3).
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Oleg Syromolotov đã đưa ra những tuyên bố đầu tiên về việc hai bên đã tiến hành các cuộc tư vấn ngoài dự định khi ông Brennan đến Nga vào đầu tháng 3.
Ông Oleg Syromolotov cũng khẳng định rằng các cuộc tư vấn này không có bất cứ liên quan nào đến quyết định rút bớt lực lượng Nga khỏi Syria của Tổng thống Nga Putin.
“Chuyến thăm bí mật của Brennan đến Nga và việc Nga bắt đầu rút bớt lực lượng quân sự khỏi Syria không có bất cứ liên quan nào đến nhau. Ông Brennan cũng không có cuộc tiếp xúc nào với các đại diện của Bộ Ngoại giao Nga”- ông Oleg Syromolotov khẳng định.
Trong khi đó, Văn phòng Tổng thống Nga cũng lên tiếng khẳng định rằng ông Brennan không có cuộc tiếp xúc nào với Điện Kremlin.
Thư ký Báo chí của Tổng thống Nga Dmitri Peskov khuyên giới báo chí muốn tìm hiểu các thông tin về chuyến thăm này thì “hãy hỏi các cơ quan mật vụ Nga”.

Tương lai nào cho Tổng thống Syria Assad? 
Những thông tin cụ thể về chủ đề của các cuộc tư vấn giữa Nga và Mỹ trong khuôn khổ chuyến thăm bí mật đến Nga của ông John Brennan đã được chính Đại sứ quán Mỹ tại Nga đưa ra.
Theo Thư ký Báo chí của Đại sứ quán Mỹ tại Nga Wiliam Stevens, ngoài các vấn đề về việc tuân thủ quy chế ngừng bắn ở Syria, Giám đốc CIA Brennan còn đưa ra thảo luận về khả năng buộc Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải từ chức.
“Giám đốc CIA Brennan đã đến thăm Moscow vào đầu tháng 3.2016 và trong các cuộc tiếp xúc với giới lãnh đạo Nga, ông Brennan đã khẳng định tầm quan trọng của việc Nga và Assad phải thực hiện nghiêm các cam kết của mình về thực hiện quy chế ngừng bắn ở Syria”- Stevens khẳng định.
Ngoài ra, theo Stevens, ông Brennan cũng “nhấn mạnh quan điểm của Mỹ ủng hộ đầy đủ tiến trình chuyển giao chính trị ở Syria và sự cần thiết buộc Assad phải ra đi để đảm bảo thực hiện tốt quy trình chuyển giao quyền lực theo đúng mong muốn của người dân Syria.
 
Trao đổi thông tin về các cuộc tấn công mới của IS 
Chuyến thăm Moscow hồi đầu tháng 3.2016, theo đánh giá của giới phân tích, có thể được thực hiện nhằm thảo luận khả năng chuyển giao thông tin về các thủ lĩnh của lực lượng khủng bố IS.
“Có thể nhận định rằng Brennan đến Moscow để thảo luận về các quan điểm và nguyên tắc chung trong việc tiêu diệt các thủ lĩnh của IS trên cơ sở các thông tin mà phía Nga đang có”- chuyên gia phân tích chính trị Nga Morozov nhận định.
Morozov cũng nhấn mạnh về việc các lực lượng Mỹ và liên minh đã tiêu diệt hai thủ lĩnh của IS trong đầu tháng 3/2016 là Hadji Imam và Abdel Rahman al-Kaduli.
Ngoài ra, Morozov không loại trừ khả năng Moscow trước đó đã cung cấp cho phía Washington các thông tin về việc lực lượng IS chuẩn bị thực hiện các vụ tấn công khủng bố ở Mỹ.
“Không loại trừ khả năng là Moscow đã chuyển giao cho Washington các thông tin về sự gia tăng hoạt động của các phần tử thánh chiến hồi giáo tại Mỹ. Do đó, sau khi nhận được các thông tin này, ông Brennan phải đích thân đến Moscow để xác nhận mức độ nghiêm trọng của thực trạng này đối với an ninh quốc gia của Mỹ”- Morozov đánh giá.
Trong khi đó, trao đổi với hãng thông tấn RiaNovosti, các chuyên gia phân tích của Nga lại có các ý kiến khác nhau về ý nghĩa và vai trò của chuyến thăm này đến Nga.
Theo Giám đốc Trung tâm phân tích chính trị-quân sự thuộc Viện Mỹ và Canada, Viện Hàn lâm Khoa học Nga Vladimir Batiuk, các cuộc tư vấn do ông Brennan thực hiện với phía Moscow cho thấy mức độ hợp tác giữa các cơ quan mật vụ Nga và Mỹ đang ngày càng được cải thiện.
“Chuyến thăm của ông Brennan đến Nga cho thấy sự cải thiện quan hệ giữa các cơ quan mật vụ Nga với các cơ quan mật vụ Mỹ. Mức độ thảo luận giữa hai bên sẽ không chỉ dừng lại ở vấn đề cuộc khủng hoảng ở Syria và số phận Tổng thống al-Assad”- Batiuk nhận định.
Theo Batiuk, mặc dù các tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ tại Nga đã công khai việc ông Brennan thảo luận hai vấn đề trên với Nga nhưng trong chương trình nghị sự giữa hai cơ quan mật vụ còn có một loạt vấn đề khác.
Tất nhiên, các vấn đề này sẽ không được các cơ quan mật vụ hai bên công khai. Batiuk cũng khẳng định rằng các cơ quan mật vụ hai bên đã duy trì tiếp xúc ngay cả trong thời “Chiến tranh lạnh”.
“Chuyến thăm Moscow lần này của ông Brennan cho thấy hợp tác giữa các cơ quan mật vụ hai bên vẫn được duy trì và ở cường độ tích cực”- Batiuk bổ sung.
Trong khi đó, Phó Giáo sư khoa Chính trị Quốc tế trường Đại học Tổng hợp MGU Nga Aleksey Fenenko cho rằng cần phải chú ý đến thời điểm thực hiện chuyến thăm của ông Brennan.
Chuyến thăm này trùng hợp với thời điểm bắt đầu thực hiện quy chế ngừng bắn ở Syria và chuẩn bị cho các cuộc đàm phán giữa các bên tham gia xung đột Syria tại Geneva, Thụy Sỹ.
“Các bên đã thống nhất về các dữ liệu, thông tin và về việc các lực lượng nào bị coi là lực lượng khủng bố, lực lượng nào là ôn hòa và lực lượng nào tham gia đàm phán. Đây hoàn toàn là sự chuẩn bị bình thường cho các cuộc đàm phán về tương lai cho Syria ở Geneva”- Fenenko kết luận.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ RIA Novosti, một trong những hãng tin lớn nhất tại Nga, đặt trụ sở chính tại Moscow và hơn 80 văn phòng trên khắp thế giới.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục