tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 27-09-2015

  • Cập nhật : 27/09/2015

Malaysia triệu đại sứ Trung Quốc

 Malaysia xác nhận sẽ triệu đại sứ Trung Quốc Hoàng Huệ Khang (Huang Huikang) vào ngày 28-9 để ông này giải thích những phát ngôn được cho là can thiệp vào công việc nội bộ của Malaysia.

Các phương tiện truyền thông Malaysia dẫn lời ông Hoàng Huệ Khang phát biểu khi đi thăm phố Petaling, được xem là khu phố Tàu ở Malaysia. Theo đó, ông Huệ Khang nói rằng chính phủ Trung Quốc phản đối những kẻ dùng bạo lực để gây rối trật tự công cộng. Câu nói này ám chỉ đến mối đe dọa liên quan nhóm người có kế hoạch tổ chức biểu tình ở phố Petaling. “Chính phủ Trung Quốc phản đối chủ nghĩa khủng bố và hình thức phân biệt đối xử chủng tộc hay hình thức chủ nghĩa cực đoan nào” – ông Huệ Khang phát biểu với báo giới.

ong hoang hue khang (o giua, ao do) di tham pho petaling. anh: the star

Ông Hoàng Huệ Khang (ở giữa, áo đỏ) đi thăm phố Petaling. Ảnh: The Star

Ông này cảnh báo thêm rằng Bắc Kinh không sợ lên tiếng phản đối chống lại các mối đe dọa đến lợi ích đất nước, xâm phạm quyền lợi của người dân Trung Quốc trong việc kinh doanh hoặc làm ảnh hưởng mối quan hệ giữa Malaysia và Trung Quốc.

“Không ai có quyền làm suy yếu hoặc giẫm lên quyền lực của luật pháp. Trung Quốc luôn theo đuổi mục tiêu hòa bình trong quan hệ quốc tế và không can thiệp công việc nội bộ các nước khác. Nhưng đối với các hành vi xâm phạm lợi ích Trung Quốc, vi phạm các quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp Trung Quốc, có thể làm hỏng mối quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và các nước tiếp khác, chúng tôi sẽ không ngồi yên” – Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia tuyên bố.

Ngay sau đó, những tuyên bố này bị cho là can thiệp công việc nội bộ của Malaysia. Một quan chức Malaysia nói với The Star Online rằng: “Malaysia xem xét ý kiến của Đại sứ Trung Quốc một cách rất nghiêm túc. Nó tương đương việc can thiệp công việc nội bộ của Malaysia”.

Phát biểu của ông Hoàng Huệ Khang vào thời điểm mà một cuộc biểu tình “áo đỏ” lên kế hoạch thực hiện tại phố Petaling ngày 25-9 nhưng gặp rắc rối vì Datuk Jamal Md Yunos, thủ lĩnh khối đảng viên cơ sở của Đảng UMNO cầm quyền bị bắt. Ông này bị cáo buộc đe dọa gây ra cuộc bạo loạn ở phố Petaling.


Giáo hoàng và tranh cử ở Mỹ

Trong chuyến công du đầu tiên đến Mỹ, Giáo hoàng Francis trở thành lãnh đạo đầu tiên của Nhà thờ Thiên chúa giáo phát biểu trước lưỡng viện lập pháp nước này.
giao hoang phat bieu tai quoc hoi my ngay 24.9.2015 - anh: reuters

Giáo hoàng phát biểu tại Quốc hội Mỹ ngày 24.9.2015 - Ảnh: Reuters

Vì thế, chuyến thăm có được ý nghĩa lịch sử lại diễn ra khi Mỹ đang đứng trước cuộc vận động tranh cử tổng thống và quốc hội giữa nhiệm kỳ. Dù vô tình hay chủ ý thì Giáo hoàng Francis với những phát biểu của mình đã can dự đáng kể vào cuộc đua này.
Giáo hoàng đề cập cuộc khủng hoảng tị nạn ở châu Âu, nói về hôn nhân đồng tính, diễn giải về chủ đề án tử hình, kêu gọi Mỹ và các nước làm nhiều hơn nữa để xóa đói nghèo và chia sẻ công bằng hơn thành quả phát triển.
Giáo hoàng còn ràng buộc trách nhiệm của Mỹ và quốc hội nước này trong việc bảo vệ khí hậu trái đất. Tất cả những nội dung này đều nằm trong chủ đề tranh cử ở Mỹ và sự tương đồng khiến cho chúng có tác dụng hậu thuẫn đảng phái này hay chính khách kia.
Chính giới Mỹ đã đề cao và khai thác vai trò, ảnh hưởng của Giáo hoàng Francis nói riêng lẫn của Nhà thờ nói chung cho mục tiêu chính trị của mình. Giáo hoàng Francis đang tìm cách quảng bá hệ quan điểm của Nhà thờ Thiên chúa giáo ở một đất nước không dễ dàng làm được chuyện đó là Mỹ. Đương nhiên, ông phải chấp nhận việc làm này của mình bị tận dụng theo hướng khác.
Vận động tranh cử ở Mỹ thường rất quyết liệt. Các chính trị gia sẽ không bỏ lỡ những cơ hội có được từ chuyến thăm của Giáo hoàng Francis và như vậy sự kiện này cũng có thể được xem như một chuyến “vận động tranh cử”.

Nổ súng tại biên giới Trung Quốc - Triều Tiên

Theo Reuters, giới chức Trung Quốc ngày 25.9 cho biết đang điều tra một vụ nổ súng tại khu vực biên giới với CHDCND Triều Tiên ở tỉnh Cát Lâm khiến một người Trung Quốc bị thương.
linh trieu tien gac tai cua khau tren cay cau huu nghi bac qua song ap luc noi voi dan dong, trung quoc - anh: reuters

Lính Triều Tiên gác tại cửa khẩu trên cây cầu Hữu Nghị bắc qua sông Áp lục nối với Đan Đông, Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Vụ việc xảy ra cuối tuần trước và và theo truyền thông Hàn Quốc, binh lính Triều Tiên đã bắn vào một chiếc xe ở phía Trung Quốc. Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 25.9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi xác nhận đã xảy ra vụ việc trên vào sáng 18.9 và cho biết cơ quan công an Trung Quốc “đang điều tra vụ việc”.
Truyền thông Hàn Quốc loan tin có đến 2 người bị thương trong vụ nổ súng. Những sự cố tại khu vực biên giới hiện là một trong những tác nhân ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Trung - Triều.
Gần đây nhất vào tháng 4, một số binh sĩ Triều Tiên đã vượt qua biên giới nổ súng bắn chết 3 dân làng Trung Quốc để cướp tiền và lương thực.

Liên Hiệp Quốc thông qua 17 mục tiêu phát triển bền vững tới 2030

 Liên Hiệp Quốc ngày 25.9 đã chính thức thông qua 17 mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững tới năm 2030, theo Reuters.
lien hiep quoc ngay 25.9 da chinh thuc thong qua 17 muc tieu toan cau ve phat trien ben vung toi nam 2030 - anh: reuters

Liên Hiệp Quốc ngày 25.9 đã chính thức thông qua 17 mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững tới năm 2030 - Ảnh: Reuters

 Lãnh đạo các nước thành viên Liên Hiệp Quốc ngày 25.9 đã nhất trí thông qua 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG) với lộ trình thực hiện tới năm 2030. Các mục tiêu được thông qua nhằm ứng phó với các vấn đề toàn cầu như nghèo đói, bất bình đẳng, biến đổi khí hậu…
Theo Reuters, các mục tiêu toàn cầu này sẽ cung cấp một lộ trình cho các quốc gia để định hình và hoạch định chính sách của mình trong vòng 15 năm tới.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nói: “Chương trình nghị sự 2030 buộc chúng ta phải nhìn ra xa biên giới quốc gia và các lợi ích trước mắt để hành động trên tinh thần đoàn kết dài hạn. Chương trình nghị sự này là những điều cần làm đối với tất cả mọi người, đối với hành tinh của chúng ta và là kế hoạch chi tiết dẫn tới sự thành công”.
Giáo hoàng Francis cũng khẳng định không thể trì hoãn chương trình nghị sự cho tương lai. “Thế giới của chúng ta đòi hỏi tất cả các nhà lãnh đạo các chính phủ có quyết tâm mang tính hiệu quả, thiết thực, liên tục với những bước đi cụ thể và những biện pháp kịp thời để bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên, từ đó nhanh chóng chấm dứt các hiện tượng kinh tế, xã hội với hậu quả xấu”, Giáo hoàng nói.
Bà Melinda Gate, đồng sáng lập Quỹ Bill & Melinda khẳng định vấn đề cấp bách nhất trong thời đại ngày nay là chấm dứt đói nghèo, và đó là những gì mà các mục tiêu phát triển bền vững mới được Liên Hiệp Quốc thông qua chú tâm vào.
Cô gái trẻ tuổi nhất từng nhận giải Nobel hòa bình, Malala Yousafzai thì bày tỏ mong muốn các nhà lãnh đạo thế giới sẽ thực hiện các cam kết và đầu tư cho tương lai, quan tâm và đảm bảo cho mọi trẻ em trên thế giới đều được tự do, an toàn và được học hành. Theo Malala, đó là sự đầu tư mà thế giới đang cần và các nhà lãnh đạo phải thực hiện.

Nhật công bố chương trình kích thích kinh tế mới

Trong buổi họp chính sách mới nhất của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) vào hôm 24/9, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố chương trình kích thích kinh tế Abenomics của ông chính thức bước vào giai đoạn 2.

Tờ Japan Today cho biết, Chính phủ Nhật đã công bố 3 mục tiêu mới của chương trình cải cách kinh tế Abenomics do ông Abe khởi xướng.

Đối với nền kinh tế, chương trình đặt mục tiêu tăng 20% GDP lên mức 600 nghìn tỷ Yên. Về mặt xã hội, ông Abe muốn duy trì dân số Nhật ở mức khoảng 100 triệu người.

Ba mục tiêu chính sách mới cụ thể bao gồm: khuyến khích tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ nuôi và sinh con để tăng tỷ lệ sinh và đưa ra thêm nhiều biện pháp hỗ trợ chăm sóc người già.

Chia sẻ về chi tiết của chương trình kích thích kinh tế mới, ông Abecam kết phát triển hệ thống an sinh tốt đến mức độ sẽ không người trẻ nào phải nghỉ việc để chăm sóc cha mẹ già.

Danh sách những người già chờ vào các nhà dưỡng lão đang tăng chóng mặt ở Nhật bởi tình trạng già hóa dân số ngày một trầm trọng. Số lượng những người già cần vào nhà dưỡng lão ở Nhật ở cấp độ 3 (cấp độ cao) ở Nhật đã lên mức 150 nghìn.

Còn xét trên phạm vi rộng hơn, số lượng người già chờ vào nhà dưỡng lão ở các cấp độ đã lên hơn nửa triệu người.

Ông Abe cho biết trong vòng 5 năm tới ông sẽ cho xây dựng thêm nhiều nhà dưỡng lão mới để tất cả những người già có nguyện vọng vào đây sẽ được đáp ứng đầy đủ, người già sẽ có cuộc sống thoải mái như ở nhà.

Với chính sách trên, Chính phủ Nhật hy vọng sẽ giảm bớt gánh nặng cho những người lao động trẻ, giúp họ yên tâm làm việc. Hiện nay mỗi năm hàng chục nghìn lao động Nhật bỏ việc để ở nhà chăm sóc cho bố mẹ già.

Số liệu từ Bộ Nội vụ Nhật cho thấy chỉ tính riêng trong khoảng thời gian từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2012, khoảng 100 nghìn lao động Nhật nghỉ việc để chăm sóc bố mẹ già.

Vào đầu tháng này, ông Abe mới được bầu lại để tiếp tục giữ chức chủ tịch đảng cầm quyền thêm một nhiệm kỳ nữa. Ông đang cố gắng cải tổ kinh tế nhằm lấy lại niềm tin của dân chúng Nhật sau khi sự ủng hộ đối với ông sụt giảm mạnh bởi đạo luật an ninh sửa đổi mới được thông qua vào tuần trước.

Kết quả các cuộc khảo sát mới đây cho thấy hơn một nửa công chúng Nhật phản đối luật an ninh sửa đổi, các đảng đối lập đang sẵn sàng cho các biện pháp phản đối Đảng LDP của ông Abe trong cuộc bầu cử Thượng viện mùa hè năm 2016.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục