tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 24-07-2016

  • Cập nhật : 24/07/2016

Bộ máy lôi kéo dư luận yếu ớt của Trung Quốc trên đất Mỹ

Cơ quan nghiên cứu Trung Quốc lập ra ở Washington nhằm tác động tới cộng đồng học giả và giới chức Mỹ về vấn đề Biển Đông lại hoạt động khá yên ắng.

tru so vien nghien cuu my - trung (icas). anh: google maps

Trụ sở Viện Nghiên cứu Mỹ - Trung (ICAS). Ảnh: Google Maps

Theo Foreign Policy, Viện Nghiên cứu Mỹ - Trung (ICAS) là cơ quan nghiên cứu duy nhất của Trung Quốc có trụ sở tại Washington. Dù vậy, hoạt động của ICAS bị đánh giá là mờ nhạt và không tạo được tiếng nói trong giới học giả Mỹ.

Khi tìm kiếm trên Google, ICAS xuất hiện ở trang hiển thị kết quả thứ ba, sau nhiều tổ chức ít tiếng tăm có cùng tên viết tắt như Viện Kế toán viên Giám định Scotland, Hội đồng Triển lãm Hàng không Quốc tế, hay Cộng đồng Inupiat tại Bắc Cực - một bộ tộc ở Alaska. Trên trang Twitter, ICAS chỉ có chưa đầy 100 người theo dõi.

Mặc dù các học giả Mỹ chú ý đến một số bài viết của bà Hong Nong, giám đốc điều hành ICAS, về các tuyên bố của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông, nhiệm vụ trọng tâm của ICAS - tổ chức với 5 thành viên - gần như không được biết đến, ngoại trừ số ít những người theo dõi sát tình hình Trung Quốc tại các cơ quan nghiên cứu của Mỹ.

Ngay cả ông Patrick Ho, lãnh đạo China Energy Fund, một trong rất ít cơ quan nghiên cứu của Trung Quốc tại Mỹ, cũng nói ông chưa từng nghe đến ICAS. Hiện không rõ Trung Quốc có bao nhiêu cơ quan nghiên cứu tại Mỹ, với con số ước tính dao động từ 2 cho tới 12 cơ quan.

"Tôi không biết liệu họ có danh tiếng gì chưa", học giả về Biền Đông Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), nói. "Họ hoạt động rất lặng lẽ".

Tòa Trọng tài ngày 12/7 công bố phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách "đường lưỡi bò" Trung Quốc, bác bỏ "quyền lịch sử" mà Trung Quốc đưa ra trên Biển Đông. Trước khi tòa ra phán quyết, Trung Quốc đã không ngừng phát động chiến dịch truyền thông tại Washington, nhằm cố gắng thuyết phục các nhà hoạch định chính sách Mỹ rằng những tuyên bố chủ quyền của mình là hợp pháp, đồng thời lôi kéo Mỹ ủng hộ quan điểm bác bỏ phán quyết của tòa.

Nhiều người tại Bắc Kinh cho rằng Mỹ đang hiểu sai một cách căn bản các chính sách của Trung Quốc, hoặc đang ngả theo tư tưởng chống lại nước này. Giới chức Bắc Kinh tin rằng việc "giáo dục" cho người Mỹ về Trung Quốc bằng các hình thức khác nhau sẽ giúp cải thiện nhận thức của họ về nước mình. Và từ đó, Bắc Kinh tin rằng mình sẽ có được ảnh hưởng quốc tế lớn hơn. Đó là tiền đề để những cơ quan như ICAS ra đời trên đất Mỹ.

ICAS đi vào hoạt động tháng 4/2015 với một cuộc họp báo, trong đó công bố đoạn video được thu hình trước phỏng vấn cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.

"Nhiệm vụ của tôi là gửi đi một thông điệp rõ ràng về các tuyên bố chủ quyền và chính sách của Trung Quốc" trên Biển Đông, bà Hong nói.

Tuy nhiên, Bắc Kinh hầu như không thể thu hút được sự ủng hộ của dư luận quốc tế cho những tuyên bố chủ quyền phi pháp của mình trên Biển Đông, bởi các căn cứ pháp lý của nước này để đòi chủ quyền bị xem là quá yếu ớt, và đã bị phán quyết của Tòa Trọng tài hoàn toàn bác bỏ.

"Tuyên bố của Trung Quốc rằng họ có thể phớt lờ phán quyết không chỉ sai mà còn không thể biện hộ được về mặt pháp lý", Julian Ku, một giáo sư luật tại Đại học Hosftra viết trên trang blog Lawfare.

Hoạt động yếu kém

Một lý do khác là Trung Quốc lâu nay hiểu sai về dư luận Mỹ cũng như cách thức các định chế hoạt động. Trong khi Bắc Kinh chỉ trích Washington không hiểu về Trung Quốc, thì nhiều cơ quan trong hệ thống của Trung Quốc lại rất mơ hồ về các định chế tại Mỹ, cũng như hệ thống cơ quan truyền thông liên quan. Trong bối cảnh đó, ICAS - một tổ chức với nhiệm vụ chính là thu hút sự chú ý của dư luận, tác động tới các nhà lập pháp, và tham gia vào các cuộc thảo luận tại Washington - chỉ có được ảnh hưởng rất hạn chế.

Bà Glaser không cho rằng ICAS là cơ quan gián điệp - lối lý giải thường thấy đối với một tổ chức của Trung Quốc chuyên thu thập và phát tán thông tin."Chắc chắn có người nghi ngờ rằng họ đang giữ một vai trò tình báo nào đó", bà Glaser nói, nhưng phần lớn người được hỏi, trong đó có các học giả, nhân viên trung tâm nghiên cứu, nhà quan sát Trung Quốc kết luận rằng ICAS chỉ đơn giản là hoạt động kém hiệu quả.

nong hong, lanh dao cua icas. anh: icas

Nong Hong, lãnh đạo của ICAS. Ảnh: ICAS

Nói cách khác, tổ chức này đang không thực hiện đúng những gì một cơ quan nghiên cứu nên làm, bao gồm tổ chức các sự kiện thảo luận lớn có sự tham gia của các học giả và chính trị gia tên tuổi, công bố những nghiên cứu có ảnh hưởng, và phản biện, cải thiện các chính sách của chính quyền.

Các học giả cho rằng các nghiên cứu của ICAS hiếm khi được phát hành, và họ chưa tổ chức một sự kiện lớn nào kể từ sau cuộc họp báo ra mắt. "Tôi không cho rằng họ có những hoạt động phức tạp ở thời điểm này", một học giả trong cộng đồng các nhà nghiên cứu chính sách Trung Quốc tại Washington nói.

Jim McGann, nhà sáng lập Chương trình Các Cơ quan Nghiên cứu và Tổ chức Xã hội Dân sự, Đại học Pennsylvania, cơ quan chuyên công bố bảng xếp hạng các tổ chức nghiên cứu khắp thế giới, cho rằng ICAS dường như "thiếu vốn và không thực sự có trọng tâm".

Ngay cả những người có phần ủng hộ ICAS cũng cảm thấy thất vọng với hoạt động của tổ chức này. "Tôi thấy hơi ngạc nhiên khi họ hoạt động lặng lẽ như vậy", một chuyên gia về Đông Nam Á tại một cơ quan nghiên cứu Mỹ cho biết. "Tôi từng cho rằng đây sẽ là một tổ chức chúng tôi cần làm việc cùng, hoặc tranh luận, nhưng họ chưa hề nhúc nhích, dù theo bất kỳ hướng nào".

ICAS trực thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông Quốc gia (NISCSS), có trụ sở tại đảo Hải Nam. Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng ba, bà Hong cho biết ngân sách của ICAS mỗi năm chỉ là 800.000 USD, con số được tin là rất thấp. "Đôi khi các cuộc hội thảo có thể rất tốn kém", bà Hong chia sẻ.

Dù vậy, trong các cuộc tranh luận về vấn đề Biển Đông, ICAS đã thất bại. "Việc họ chỉ lặp lại những gì đã đăng trên Global Times (một phụ bản của People's Daily - cơ quan ngôn luận Đảng Cộng sản Trung Quốc) sẽ không đủ sức gây uy tín tại một nơi như Washington", Gordon Houlden, giám đốc Viện Trung Quốc tại Đại học Alberta, nhận xét.(Vnexpress)

Nhà sư ‘sành điệu’ Thái Lan bị bắt tại Mỹ sau 3 năm trốn chạy

Nhà sư Wirapol Sukphol cũng chính là cựu nhà sư "sành điệu" tai tiếng Luang Pu Nen Kham đã bị bắt tại Mỹ sau ba năm chạy trốn.

Bangkok Post ngày 22-7 đưa tin Đại tá Paisit Wongmuang, Cục trưởng của Cục Điều tra đặc biệt Thái Lan (Department of Special Investigation - DSI) hôm 22-7 cho biết Sở đã nhận được thông báo từ phía các nhà chức trách Mỹ rằng họ đã bắt được Wirapol Sukphol.

Cựu nhà sư tự xưng là Luang Pu Nen Kham bị DSI truy nã vì các tội danh: Vi phạm luật tội phạm máy tính, rửa tiền, bắt cóc trẻ em và cưỡng hiếp một cô bé dưới 15 tuổi.

Đại tá Paisit cho hay DSI và Văn phòng Tổng Chưởng lý đã và đang phối hợp chặt chẽ để yêu cầu được dẫn độ Wirapol Sukphol về Thái Lan.

“Chúng tôi sẽ chờ phía Tòa án Mỹ thông báo xem nghi phạm bị cáo buộc những tội danh gì. Sau đó nghi phạm sẽ được phép thực hiện quyền kháng cáo đối với yêu cầu dẫn độ của chúng tôi và sẽ được chống án trước khi được gửi trả về Thái Lan. Cả quá trình này sẽ phải mất một khoảng thời gian” - người đứng đầu DSI giải thích.

Wirapol được biết đến với biệt danh “nhà sư sành điệu” và những tai tiếng bắt đầu từ năm 2013 sau khi xuất hiện những đoạn video ghi hình ông đi du lịch bằng máy bay riêng khi vẫn còn là một nhà sư.

hinh anh video cho thay wirapol di du lich bang phi co, dien tui hang hieu, deo kinh dat tien. nguon: bangkok post

Hình ảnh video cho thấy Wirapol đi du lịch bằng phi cơ, diện túi hàng hiệu, đeo kính đắt tiền. Nguồn: Bangkok Post

Ông xách túi hiệu Louis Vuitton, đeo kính mát hàng hiệu đắt tiền. Thậm chí gây sốc hơn cả là Wirapol sở hữu hơn 100 ô tô hạng sang và vô số khu đất đai rộng lớn.

Sau những thông tin trên bị phơi bày, Wirapol bị tước tư cách nhà sư và bị trục xuất vắng mặt khỏi giới nhà sư Thái Lan. Chính quyền Thái Lan đã tịch thu tổng cộng 380 triệu baht từ tài khoản ngân hàng của Wirapol nhưng người này vẫn có thể cầm theo tiền mặt và vàng để chạy trốn khỏi Thái Lan cũng vào năm 2013.

Thời gian này, có một số thông tin nói rằng ông đã tị nạn tại Pháp trước khi sang Los Angeles với dự định “lập ra một tôn giáo mới”. Một báo cáo khác vào cuối tháng 5 năm nay lại nói rằng có người đã nhìn thấy Wirapol ở Hawaii nhưng thông tin này chưa được chứng thực.

Hiện vẫn chưa rõ Wirapol Sukphol bị bắt ở đâu trên đất Mỹ và hiện đang bị giam ở đâu.

Trung úy Pong-in Intarakhao, Cục phó của DSI, nhận định rằng khả năng Wirapol được dẫn độ về Thái Lan để xét xử là rất cao. Hiện mọi việc đang chờ quyết định từ tòa án Mỹ.(PLO)

Trung Quốc phô trương vũ khí mới sau phán quyết 'đường lưỡi bò'

Việc Trung Quốc phô trương vũ khí mới trên truyền hình được coi là động thái cảnh báo các nước liên quan, sau khi Tòa Trọng tài bác yêu sách "đường lưỡi bò".

dan ten lua df-16 cua trung quoc tung xuat hien trong cuoc dieu binh hoi thang 9 nam ngoai. anh: scmp

Dàn tên lửa DF-16 của Trung Quốc từng xuất hiện trong cuộc diễu binh hồi tháng 9 năm ngoái. Ảnh: SCMP

Ngày 19/7, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đăng những hình ảnh cho thấy lực lượng Chiến lược khu miền Nam (STC) của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) phô diễn các hệ thống vũ khí tác chiến trên biển và trên không mới, trong đó có tên lửa DF-16, South China Morning Post hôm qua đưa tin.

Đây là lần đầu tiên tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-16 xuất hiện trên truyền hình Trung Quốc sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" ở Biển Đông. Tên lửa này được Bắc Kinh ra mắt trong lễ duyệt binh hồi tháng 9 năm ngoái. 

Các máy bay ném bom H-6K, mới được triển khai tuần tra bãi cạn Scarborough trên Biển Đông, cũng xuất hiện trong cuộc phô diễn này, nhân dịp các quan chức quân đội cấp cao tới thăm Chiến lược khu miền Nam.

Trong chuyến thăm, tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, cho rằng quân đội nước này cần tiếp tục các cuộc tuần tra trên không và trên biển để "ứng phó với các tình huống khẩn cấp" và "đảm bảo an ninh biên giới" của Trung Quốc, theo Xinhua.

Các báo cáo trước đó cho thấy STC cũng được trang bị DF-21D, tên lửa đạn đạo được mệnh danh là "sát thủ diệt tàu sân bay", có tầm phóng hơn 1.400 km.

Các chuyên gia quân sự đánh giá việc phô diễn dàn vũ khí mới của Trung Quốc cho thấy STC, đơn vị được giao phụ trách Biển Đông, đã chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ tình huống đối đầu quân sự tiềm ẩn nào với Mỹ trên Biển Đông.

"Tất cả các vũ khí được công bố lần này trên truyền hình nhà nước đều là vũ khí phòng vệ tầm ngắn hoặc tầm trung trong phạm vi 1.500 km, như một lời cảnh báo Trung Quốc gửi tới Mỹ rằng đừng thách thức giới hạn của nước này ở Biển Đông", chuyên gia Li Jie ở Bắc Kinh, đánh giá.

Trước đó, Washington đã cảnh báo Trung Quốc không có các hoạt động quân sự hóa làm phức tạp tình hình Biển Đông, chấm dứt các hành vi làm thay đổi nguyên trạng, tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài và tôn trọng luật pháp quốc tế.

Triều Tiên để lộ mục tiêu tấn công hạt nhân đầu tiên

Triều Tiên đã vô tình để lộ mục tiêu đầu tiên cho cuộc tấn công hạt nhân của nước này là TP Busan lớn thứ hai Hàn Quốc.

Theo Daily Star, một bức ảnh đăng trên tờ báo thuộc quản lý của chính phủ Triều Tiên Rodong Sinmum vô tình để lộ mục tiêu tấn công hạt nhân đầu tiên của nước này. Đó là TP Busan của Hàn Quốc. Bức ảnh đăng trên tờ Rodong Sinmun cho thấy nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang cùng các tướng lĩnh theo dõi một vụ thử tên lửa.

Tấm bản đồ trước mặt ông Kim cho thấy quỹ đạo bay của ba tên lửa mà Triều Tiên vừa bắn thử trong tuần này. Tuy nhiên, nó cũng tiết lộ mục tiêu đầu tiên mà ông Kim muốn phá hủy bằng vũ khí hạt nhân, đó là một TP lớn với hàng triệu dân của Hàn Quốc.

ong kim jong-un dang cung cac tuong linh theo doi vu phong ten lua trong tuan nay. nguon: daily star

Ông Kim Jong-un đang cùng các tướng lĩnh theo dõi vụ phóng tên lửa trong tuần này. Nguồn: Daily Star

Báo Rodong Sinmun cho biết vụ phóng tên lửa được tiến hành một phần để kiểm tra hoạt động của các kíp nổ hạt nhân ở độ cao đã định so với mục tiêu nhắm tới.

Theo đó, báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc đã nghiên cứu độ cao lý tưởng của kíp nổ đó là bao nhiêu, rồi sau đó đem so sánh nó với đường quỹ đạo được vạch ra trên bản đồ.

Họ phát hiện ra TP Busan sẽ trở thành mục tiêu tấn công đầu tiên nếu Triều Tiên tiến hành tấn công hạt nhân. Busan cũng có thể là nơi Mỹ sẽ điều quân viện trợ nếu Triều Tiên xâm phạm lãnh thổ Hàn Quốc.

Vì lo ngại một cuộc tấn công sắp xảy ra, Mỹ đã đồng ý triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tới Hàn Quốc. Động thái này khiến Triều Tiên “nổi đóa”. Ông Kim Jong-un từng tuyên bố sẽ biến Hàn Quốc thành "biển lửa và đống tro tàn" khi hệ thống THAAD được đưa tới.

Những ngày gần đây, giới quan sát nhận thấy các hoạt động đang gia tăng ở khu vực thử hạt nhân của Triều Tiên. Các hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy Bình Nhưỡng đang chuẩn bị một vụ thử hạt nhân khác tại đây.

trieu tien phong ba ten lua trong tuan nay. nguon: daily star

Triều Tiên phóng ba tên lửa trong tuần này. Nguồn: Daily Star

Báo Chosun Ilbo nhận định với thông tin tiết lộ từ bức ảnh mới nhất của ông Kim Jong-un, nhu cầu cần triển khai hệ thống THAAD ở Hàn Quốc càng trở nên rõ ràng hơn.

Quan hệ đối ngoại của Triều Tiên đã xấu đi trong năm nay sau vụ thử bom nhiệt hạch hồi tháng 1 khiến cộng đồng quốc tế lên án. Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn nữa khi trong những tuần gần đây, Mỹ lần đầu tiên áp lệnh trừng phạt lên ông Kim Jong-un, đóng băng tài sản của ông ở nước ngoài. Triều Tiên hiện cũng đã cắt đường dây liên lạc cuối cùng với Mỹ.(PLO)

'Cây gậy' phán quyết Biển Đông sẽ được dùng thế nào tại hội nghị ASEAN

Trong khi Hiệp hội ASEAN tỏ ra thận trọng với phán quyết của Tòa trọng tài bác bỏ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc, các nước đối tác có thể tận dụng tối đa "cây gậy" này.

ngoai truong philippines perfecto yasay, nguoi moi nham chuc duoc vai thang, dai dien cho chinh quyen moi cua tong thong duterte tai hoi nghi asean o lao 23-26/7 . anh: ap

Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay, người mới nhậm chức được vài tháng, đại diện cho chính quyền mới của Tổng thống Duterte tại hội nghị ASEAN ở Lào 23-26/7 . Ảnh: AP

"Với vai trò là nước chiến thắng sau phán quyết của Tòa trọng tài, nhưng phản ứng của Philippines tại Hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN lần thứ 49 và các hội nghị liên quan cuối tuần này là điều không dễ đoán, khi nước này có tổng thống mới", Tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng, Viện phó Viện Luật so sánh, Đại học luật Hà Nội, trao đổi với VnExpress.

Hội nghị của các ngoại trưởng ASEAN (AMM-49), Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 23 (ARF 23) và Hội nghị bộ trưởng ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á lần thứ 6 (EAS FMM - 6) sẽ diễn ra tại Vientiane, Lào, từ ngày 23 đến 26/7.

Theo Tiến sĩ Thắng, khác với cựu tổng thống Philippines Benigno Aquino, người khởi xướng vụ kiện Trung Quốc về "đường lưỡi bò", tân Tổng thống Rodrigo Duterte đã tỏ thái độ muốn "giảng hòa" với Trung Quốc. Ông Duterte muốn sử dụng phán quyết của Tòa trọng tài để đàm phán với Bắc Kinh. Tuy nhiên cách tiếp cận của Manila tại AMM 49 và các hội nghị liên quan lần này có thể chịu ảnh hưởng của các nước liên quan, mặc dù không đẩy vấn đề tới mức quá căng thẳng.

Đánh giá về việc ASEAN không ra tuyên bố chung sau khi Tòa trọng tài ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Philippines hôm 12/7, ông Thắng cho rằng điều bị coi là "chia rẽ" này cũng có khía cạnh tích cực. 

"ASEAN không ngay lập tức phất cao ngọn cờ, đẩy Trung Quốc vào thế phải tuân thủ phán quyết, để Bắc Kinh có thời gian điều chỉnh. Đây có thể xem là thái độ tích cực chứ không hẳn thụ động nhằm làm dịu tình hình", ông Thắng nói.

Chuyên gia của Đại học Luật nhắc lại trong chiến lược của Trung Quốc Biển Đông được coi là lợi ích cốt lõi, Bắc Kinh muốn xây dựng lại trật tự khu vực theo cách họ muốn. Trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ tiến ở mức nào thì họ sẽ phải "nhìn ngó" phản ứng của các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, để không đến mức dẫn tới đối đầu. Nếu Trung Quốc đẩy mạnh kế hoạch quân sự hóa ở Biển Đông, Mỹ sẽ can thiệp mạnh hơn, có nhiều chuyến tàu và máy bay tuần tra, điều đó có thể dẫn tới khủng hoảng an ninh trong khu vực. 

"Tại các hội nghị này của ASEAN, các cường quốc chắc chắn sẽ gây sức ép lớn với Bắc Kinh, bởi trước đây Mỹ, Nhật chưa có cơ sở pháp lý để can thiệp vào tình hình Biển Đông", ông Thắng nói.

Với góc nhìn thận trọng hơn, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an, lưu ý Philippines có thể tận dụng phán quyết của Tòa trọng tài để thảo luận với Trung Quốc nhằm mang lại các lợi ích của riêng Manila. ASEAN vẫn ra được Tuyên bố chung nhưng chưa chắc đã nhắc tới việc thúc giục thực thi phán quyết của Tòa trọng tài.

Theo ông Cương, Mỹ, Nhật Bản và các nước khác quan tâm đến hòa bình ở khu vực sẽ đề nghị các bên liên quan tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài, tôn trọng tự do hàng hải.

"Hoạt động của Trung Quốc ngày càng phức tạp, tuy nhiên mức độ Bắc Kinh dấn lên ở mức nào, thì họ vẫn phải dò xét phản ứng của Mỹ và các nước lớn", ông Cương nói.

Đánh giá về ý nghĩa của phán quyết ngày 12/7, thiếu tướng Cương cho rằng phán quyết đã tạo ra cơ sở pháp lý để Việt Nam, Philippines và các nước thuộc ASEAN cùng có tranh chấp "có thêm chiếc gậy" để đấu tranh với Trung Quốc. Quyết định này của Tòa mang ý chí, nguyện vọng của cả cộng động quốc tế, dù có phản đối nhưng Bắc Kinh cũng phải tính đến "liều lượng", không thể quay lưng lại với cộng đồng quốc tế để "muốn làm gì thì làm".

Nói về vai trò của ASEAN, Tiến sĩ Thắng nhận định mặc dù có những thời điểm Hiệp hội chưa tạo ra được những bước chuyển lớn nhưng thực tế các nước vẫn phải vận dụng biện pháp ngoại giao là chính hậu phán quyết của Tòa trọng tài. 

"Nhiều người cho rằng ASEAN không làm được gì, phủ nhận vai trò của ASEAN nhưng tôi nghĩ tiếng nói khu vực có ý nghĩa rất quan trọng. Việt Nam nên thúc đẩy các biện pháp ngoại giao trong khuôn khổ ASEAN, tham vấn để cùng các nước xây dựng tiếng nói chung", ông Thắng nhận định.(Vnexpress)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục