Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc đang thu thập các thông tin liên quan về những vụ tấn công có thể có từ phía Triều Tiên, ông Lee cho biết.
Động thái này của Triều Tiên diễn ra sau khi Hàn Quốc tuyên bố sẽ có biện pháp cứng rắn nhằm đáp trả vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa tầm xa gần đây của Bình Nhưỡng.
Nga vượt mặt Mỹ ưu thế quân sự nhiều lĩnh vực
Nga đã có được một sự trở lại vững chắc trên đấu trường quốc tế, một lần nữa chứng tỏ uy lực tương đương với phương Tây về ảnh hưởng chính trị và sức mạnh quân sự.
Nhờ những thành công trong việc hiện đại hóa quân đội và cải thiện vũ khí, Nga hoàn toàn có khả năng vượt qua Mỹ, báo The Huffington Post viết.
Mặc dù bảng xếp hạng của Mỹ cho thấy Nga đứng thứ hai sau Hoa Kỳ và hiện tại ngân sách quốc phòng của nước này không cao nhưng có một yếu tố quan trọng mà các bảng xếp hạng không xem xét đến: Đó là triển vọng phát triển của ngành công nghiệp quân sự.
Tờ Huffington Post nhận xét trong khi quân đội Moscow đang cho thấy tốc độ tăng trưởng rất cao, quân đội Mỹ lại bị buộc phải “thắt lưng buộc bụng” bởi Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói rõ rằng thời đại chạy đua vũ trang, gia tăng vũ khí đã qua.
Trong khi quân đội Moscow đang cho thấy tốc độ tăng trưởng rất cao, quân đội Mỹ lại bị buộc phải “thắt lưng buộc bụng”.
Xét về số lượng vũ khí, Moscow đã vượt qua Washington. Theo "Kiểm soát vũ khí", tổ chức độc lập của Mỹ, Nga có khoảng 7.700 đầu đạn hạt nhân, trong khi Hoa Kỳ đang tụt lại phía sau với 7.100 đầu đạn.
Hơn nữa, theo ước tính của cổng thông tin toàn cầu Firepower, Nga có gần gấp đôi số lượng xe tăng so với Mỹ - 15.398 so với 8848.
Về chất lượng của quân đội là có liên quan, nhiều chuyên gia đồng ý rằng Nga hiện đang sở hữu các loại vũ khí hiện đại nhất. Bom thông minh của Mỹ và máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ từng gây kinh ngạc thế giới như thời Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất giờ chỉ còn là dĩ vãng.
"Các ưu thế công nghệ quân sự của phương Tây đang suy giảm" - Viện Quốc tế nghiên cứu chiến lược (IISS) ở London tuyên bố. Giờ đây trình độ chế tạo máy bay, tên lửa hành trình và chiến tranh mạng của Nga đều đang đi trước Hoa Kỳ một bước.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ muốn Mỹ 'chọn phe' rõ ràng
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã đề nghị Mỹ cần nêu rõ đứng về phía Thổ Nhĩ Kỳ hay dân quân người Kurd ở Syria.
Nhà cửa đổ nát sau cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ và dân quân người Kurd hôm 11-2. Ảnh: Reuters
Reuters đưa tin Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm 17-2 cho rằng Mỹ cần đưa ra quyết định muốn ủng hộ Ankara hay lực lượng nổi dậy người Kurd, đồng thời khẳng định nước này không có ý định dừng pháo kích người Kurd ở Syria.
Theo ông Erdogan, việc phớt lờ mối liên hệ giữa lực lượng người Kurd ở Syria và đảng Công nhân người Kurd (PKK) là một "hành động thù địch".
Thổ Nhĩ Kỳ xem lực lượng người Kurd ở Syria, vốn được Mỹ ủng hộ, là tổ chức khủng bố, lực lượng đang đòi kiểm soát vùng lãnh thổ gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ đã liên tiếp nã pháo vào các vị trí của Đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) nhằm ngăn lực lượng này giành quyền kiểm soát thị trấn Azaz, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 8 km, theo RT.
Trước diễn biến này, Mỹ và Pháp đã lên tiếng kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ dừng hành động, tránh làm căng thẳng leo thang.
Mỹ, ASEAN và Úc kêu gọi phi quân sự hóa ở biển Đông
Hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ-ASEAN tại Sunnylands (Mỹ) đã kết thúc sau hai ngày làm việc (ảnh).
Phát biểu bế mạc hội nghị hôm 16-2 (giờ địa phương), Tổng thống Obama đã kêu gọi dừng bồi đắp, xây mới và quân sự hóa trên biển châu Á (gián tiếp ám chỉ Trung Quốc).
Ông khẳng định Mỹ “tiếp tục bay qua, đi tàu và hoạt động tại nơi mà luật pháp quốc tế cho phép”. Ông nhấn mạnh Mỹ ủng hộ các đồng minh cũng làm như thế.
Ông nói ông và ASEAN cam kết mạnh mẽ về một trật tự quốc tế, trong đó quyền của mọi quốc gia lớn hay nhỏ đều được tôn trọng. Ông xác định “mọi tranh chấp đều phải được giải quyết hòa bình”.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin ông Obama đã thông báo hàng loạt biện pháp thúc đẩy kinh tế Mỹ-ASEAN. Ông công bố sáng kiến “Kết nối Mỹ-ASEAN” để điều phối cam kết này.

Cùng ngày, trang web của Nhà Trắng công bố “Tuyên bố chung hội nghị cấp cao đặc biệt các nhà lãnh đạo Mỹ-ASEAN-Tuyên bố Sunnylands”. Tuyên bố chung nêu 17 nguyên tắc định hướng hợp tác Mỹ-ASEAN. Về tranh chấp hàng hải, tuyên bố nêu:
• Cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp, bao gồm tôn trọng hoàn toàn các tiến trình pháp lý và ngoại giao, không đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS.
• Cam kết duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, bao gồm quyền tự do đi tàu, bay qua và các sử dụng hàng hải hợp pháp khác; không cản trở thương mại hàng hải hợp pháp cũng như phi quân sự hóa và kiềm chế trong hành động.
Trong khi đó, kênh truyền hình Channel NewsAsia (Singapore) đưa tin tại cuộc họp báo sau hội đàm với Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tại Bắc Kinh ngày 17-2, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị bác bỏ tin Trung Quốc bố trí tên lửa trên đảo Phú Lâm.
Tuy nhiên, ông khăng khăng cho rằng Trung Quốc “có quyền bố trí một số phương tiện hạn chế và cần thiết để tự vệ”.
(
Tinkinhte
tổng hợp)