tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 16-06-2016

  • Cập nhật : 16/06/2016

Tàu Trung Quốc bí mật theo dõi Mỹ, Ấn, Nhật tập trận

Một tàu do thám của Trung Quốc ngày 15-6 đã bí mật theo dõi tàu sân bay John C. Stennis của Mỹ tập trận cùng các chiến hạm của Nhật Bản và Ấn Độ ở tây Thái Bình Dương, một quan chức Nhật Bản cho biết.

Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), một quan chức Nhật Bản ngày 15-6 cho biết Trung Quốc đã điều một tàu do thám bám sát tàu sân bay John C. Stennis của Mỹ khi đang tập trận cùng các chiến hạm của Nhật Bản và Ấn Độ ở tây Thái Bình Dương. 

tau  san bay uss john c. stennis. anh: reuters

Tàu  sân bay USS John C. Stennis. Ảnh: Reuters

Theo đó, tàu sân bay John C. Stennis có lượng giãn nước 100.000 tấn  của Mỹ mang theo nhiều máy bay chiến đấu F-18 ngày 15-6 đã tham gia tập trận cùng chín tàu hải quân khác, trong đó gồm một tàu sân bay Nhật Bản và các tàu khu trục cỡ nhỏ của Ấn Độ ở ngoài khơi quần đảo Okinawa. Tham gia cuộc tập trận này còn có các máy bay tuần tra săn ngầm của Nhật Bản

SCMP cho hay tàu do thám Trung Quốc bám theo tàu sân bay Mỹ từ lúc tàu này còn đang thực hiện chiến dịch tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở biển Đông. Một sĩ quan hải quân Nhật giấu tên cho rằng Trung Quốc dùng tàu làm "mồi nhử" để kéo tàu sân bay Mỹ ra khỏi cuộc tập trận thường niên Malabar kéo dài tám ngày. 

Hoạt động tập trận chung trên diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục các hành động hung hăng để khẳng định chủ quyền phi lý ở biển Đông cũng như Hoa Đông.

Hạm đội 3 của hải quân Mỹ đang có kế hoạch gửi thêm chiến hạm tới biển Đông, hoạt động bên cạnh chiến hạm của Hạm đội 7 đang đóng ở Nhật. Đối với Ấn Độ, việc nước này gửi tàu hải quân tới tập trận được coi là gửi đi tín hiệu không hài lòng khi Trung Quốc gia tăng hoạt động hải quân tại Ấn Độ Dương, theo SCMP.


Bản tuyên bố chung đoản mệnh về Biển Đông của ASEAN

Chỉ vài giờ sau khi ra tuyên bố chung kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế trên Biển Đông, ASEAN đã quyết định rút lại văn kiện này.
ngoai truong trung quoc vuong nghi va cac ngoai truong asean tai hoi nghi. anh: afp

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và các ngoại trưởng ASEAN tại hội nghị. Ảnh: AFP

Ngày 14/6, các ngoại trưởng ASEAN trong một hội nghị với bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc ở Côn Minh, Vân Nam đã ra tuyên bố chung bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông, thế nhưng màn thể hiện sự đoàn kết hiếm hoi của khối trước Bắc Kinh có vẻ như đã sụp đổ chỉ vài giờ sau đó, khi bản tuyên bố bị rút lại, theo WSJ.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Malaysia đã trao cho hãng AFP bản tuyên bố chung chứa đựng những lời lẽ mạnh mẽ, kêu gọi các bên tôn trọng luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp. Lời kêu gọi này được coi như một sự bác bỏ ngầm đối với tuyên bố Trung Quốc đưa ra về việc phớt lờ phán quyết "đường lưỡi bò" của tòa trọng tài quốc tế.

Trong tuyên bố chung này, các ngoại trưởng ASEAN còn cảnh báo rằng những hoạt động gần đây trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông – nơi Bắc Kinh đang bồi lấp, xây dựng trái phép nhiều đảo nhân tạo – đang làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và "có nguy cơ hủy hoại hòa bình, an ninh và ổn định" ở khu vực.

Các ngoại trưởng ASEAN không công khai chỉ trích Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng hay đề cập trực tiếp đến Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), thay vào đó chỉ nêu quan điểm phản đối hoạt động "quân sự hóa" và cải tạo đất ở Biển Đông.

Tuyên bố chung này được đưa ra sau một cuộc "trao đổi thẳng thắn" – thuật ngữ mang nặng tính ngoại giao – giữa các ngoại trưởng của khối và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị ở thành phố Côn Minh.

Thế nhưng chỉ vài giờ sau đó, Malaysia cho hay Ban thư ký ASEAN đã quyết định rút lại bản tuyên bố. "Chúng tôi phải rút lại bản tuyên bố đã phát cho giới truyền thông, vì cần phải có những sửa đổi khẩn cấp", người phát ngôn bộ ngoại giao Malaysia nói. Người này giải thích rằng Ban thư ký ban đầu nhất trí công bố bản tuyên bố chung, nhưng sau đó thông báo với phía Malaysia là nó cần phải được thu hồi.

Phía Malaysia không đưa ra giải thích gì thêm cho hành động này, và cho đến sáng nay, khối ASEAN vẫn chưa công bố bản tuyên bố chung sửa đổi.

Một quan chức ngoại giao cấp cao của một nước thành viên ASEAN sau đó nói rằng khối đã quyết định sẽ không đưa ra tuyên bố chung sau hội nghị, và các quốc gia thành viên có thể đưa ra tuyên bố riêng nếu muốn. Trước khi bản tuyên bố chung bị rút lại, Singapore và Indonesia đã ra các tuyên bố riêng, lặp lại những điểm quan trọng trong tuyên bố chung.

Với việc hoạt động dựa trên nguyên tắc đồng thuận, ASEAN trước đây đã nhiều lần phải chật vật tìm tiếng nói chung trong các vấn đề liên quan đến tranh chấp Biển Đông. Một số thành viên của khối ủng hộ phản ứng cứng rắn hơn với Bắc Kinh, trong khi một vài nước khác không muốn động chạm đến đối tác kinh tế khổng lồ của họ. Những bất đồng này lên đến đỉnh điểm vào năm 2012, khi hội nghị các ngoại trưởng ASEAN diễn ra ở Campuchia lần đầu tiên trong lịch sử không ra được tuyên bố chung.

Chiến dịch vận động hành lang

Hội nghị ngoại trưởng ASEAN – Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang thực hiện một chiến dịch ngoại giao ráo riết để lôi kéo sự ủng hộ của các nước khác nhằm chống lại phán quyết sắp tới của PCA, theo bình luận viên Chun Han Wong của WSJ.Hôm qua, Trung Quốc đã cảm ơn hơn 40 quốc gia mà nước này cho là ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong vụ kiện "đường lưỡi bò", trong đó có hai quốc gia châu Phi mới nhất là Sierra Leone và Kenya, đồng thời nói rằng các nước này đang "ủng hộ công lý", theo Reuters.

trung quoc tien hanh cac hoat dong cai tao, boi lap dao nhan tao phi phap o bien dong. anh: csis

Trung Quốc tiến hành các hoạt động cải tạo, bồi lấp đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông. Ảnh: CSIS

Gần đây, Mỹ và nhiều nước khác đã chỉ trích tuyên bố của Trung Quốc bác bỏ phán quyết do PCA đưa ra và cho rằng đây là hành động "phớt lờ luật biển quốc tế". Theo giới phân tích, bản tuyên bố chung thể hiện sự cương quyết, nhất quán của các quốc gia ASEAN có vẻ như đã bị lấn át bởi chiến dịch vận động hành lang này.

Thế nhưng khi được hỏi về bản tuyên bố chung "đoản mệnh", Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại tỏ ra bối rối trước "vũ điệu ngoại giao" này và nói rằng chưa có bất cứ văn kiện chính thức nào được ban hành. "Chúng tôi đã kiểm tra với phía ASEAN, và cái gọi là bản tuyên bố chung do AFP đưa ra không phải là văn kiện chính thức của ASEAN", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói.

Hội nghị ngoại trưởng ASEAN – Trung Quốc được phía Malaysia đề xuất tổ chức như một nền tảng để nói lên những quan ngại của khối đối với các diễn biến gần đây trên Biển Đông. Thế nhưng với các cuộc thảo luận căng thẳng, hội nghị đã diễn ra quá thời gian, buộc ban tổ chức phải lùi cuộc họp báo của Ngoại trưởng Vương Nghị xuống 5 giờ.

Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan, người đồng chủ trì hội nghị với ông Vương, đã không thể tham dự cuộc họp báo chung với ông Vương theo kế hoạch, do phải lên máy bay về nước cho kịp giờ, theo giải thích của phía Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Singapore chưa đưa ra bình luận nào về diễn biến này.

Theo giới phân tích, dù bị rút lại đột ngột, bản tuyên bố chung của ASEAN sau hội nghị không khác nhiều với những lời lẽ mà khối đưa ra trước đây, trong đó hối thúc đối thoại hòa bình và không trực tiếp chỉ trích Trung Quốc.

"Bản tuyên bố này vẫn là sản phẩm của hướng tiếp cận đồng thuận chung tối thiểu, nhằm tránh những cách diễn giải khác nhau", Aaron Connelly, chuyên gia về Đông Nam Á tại Viện Chính sách Quốc tế Lowy, nhận định.

"Việc bản tuyên bố không công khai đề cập thẩm quyền của PCA hay khuyến nghị Trung Quốc chấp nhận phán quyết mang tính ràng buộc của tòa án cho thấy sự đồng thuận chung tối thiểu của ASEAN vẫn còn tương đối thấp", Connelly nhấn mạnh.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á tại Học viện Quốc phòng Australia, cũng cho rằng nội dung bản tuyên bố chung lần này không khác quá nhiều so với những văn kiện trước, tuy nhiên những lời lẽ trong đấy không giống như những tuyên bố chung trước đây giữa ASEAN và Trung Quốc.

"Trung Quốc có thể đã phản đối những lời lẽ mà Ban thư ký ASEAN đưa ra trong tuyên bố chung rằng những diễn biến gần đây 'có nguy cơ hủy hoại hòa bình' ở Biển Đông", ông Thayer nhận định.(VNEX)


Tàu do thám Trung Quốc vào lãnh hải Nhật

Đây là lần đầu tiên tàu hải quân Trung Quốc vào lãnh hải của Nhật sau 12 năm. Nhật đã gửi công hàm phản đối đến Trung Quốc.

Một tàu do thám của hải quân Trung Quốc đã xâm nhập vào lãnh hải Nhật trong sáng 15-6, hãng tin Kyodo (Nhật) dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nhật cho biết.

Máy bay tuần tra P-3C của Nhật phát hiện tàu do thám lớp Đông Điệu của hải quân Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển phía tây đảo Kuchinoerabu thuộc tỉnh Kagoshima của Nhật vào khoảng 3 giờ 30 sáng 15-6.

Tàu do thám Trung Quốc di chuyển về phía đông nam, sau đó rời khỏi khu vực vào khoảng 5 giờ sáng.

tau do tham lop dong dieu cua hai quan trung quoc. anh: internet

Tàu do thám lớp Đông Điệu của hải quân Trung Quốc. Ảnh: INTERNET

Đây là lần đầu tiên Nhật phát hiện tàu hải quân Trung Quốc hoạt động trong lãnh hải của mình sau sự kiện một tàu ngầm Trung Quốc bị phát hiện xâm nhập vào vùng biển đảo Ishigaki (tỉnh Okinawa) của Nhật năm 2004.

Tuần trước, một tàu khu trục nhỏ của hải quân Trung Quốc cũng vào khu vực tiếp giáp lãnh hải Nhật gần quần đảo Senkaku thuộc tỉnh Okinawa.

Trước đó, Nhật đã nhiều lần phát hiện tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trong lãnh hải Nhật.

Họp báo về vụ việc, Phó Chánh Văn phòng nội các Nhật Hiroshige Seko cho biết Bộ Ngoại giao Nhật đã gửi công hàm đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật, bày tỏ lo ngại về vụ việc cũng như về các hoạt động quân sự của Trung Quốc quanh khu vực lãnh hải Nhật.

Ông Seko khẳng định Nhật sẽ tiếp tục các hoạt động cảnh báo và giám sát tại các vùng lãnh hải và không phận của Nhật.


Hai hạm đội Mỹ dồn sức đối phó Trung Quốc

Hạm đội 3 đang gia tăng hiện diện trên địa bàn hoạt động của Hạm đội 7 ở châu Á trước những hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc.
do doc scott swift, tu lenh ham doi thai binh duong. anh: nikkei

Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương. Ảnh: Nikkei

Ngày 14/6, một quan chức cấp cao hải quân Mỹ tiết lộ với tờ Nikkei Asian Review rằng hải quân nước này đang sử dụng kết hợp sức mạnh của cả Hạm đội 7 và Hạm đội 3 để đối phó với nguy cơ bất ổn ngày càng gia tăng ở châu Á sau những hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc.

"Điều đó là có thật. Việc Hạm đội 3 được triển khai đến châu Á là có thật", Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương trả lời phỏng vấn trong chuyến thăm đến Nhật Bản.

Hiện tại, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ gồm có Hạm đội 7 đóng quân ở Yokosuka, Nhật Bản, và Hạm đội 3 đóng tại thành phố San Diego, Mỹ. Địa bàn hoạt động của hai hạm đội này được ngăn cách bằng đường đổi ngày quốc tế gần Hawaii. Nhiệm vụ chủ yếu của Hạm đội 3 là bảo vệ nước Mỹ, trong khi Hạm đội 7 được giao đảm trách mọi vấn đề từ quần đảo Hawaii đến biên giới Ấn Độ - Pakistan, trong đó có khu vực Biển Đông.

"Tôi không biết tại sao lại có sự phân chia nhiệm vụ theo đường đổi ngày quốc tế như vậy. Đây là một sự mù mờ của việc phân chia địa bàn hoạt động", Swift nói, đồng thời cho rằng hải quân Mỹ cần huy động "sức mạnh tổng hợp" với 140.000 thủy thủ, hơn 200 tàu chiến và 1.200 máy bay thuộc Hạm đội Thái Bình Dương để đối phó với những bất trắc có thể xảy ra ở khu vực châu Á.

Tuyên bố trên của Đô đốc Swift được đưa ra trong bối cảnh một tàu chiến Trung Quốc vừa tiến vào khu vực gần nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát trên biển Hoa Đông. Đây là lần đầu tiên một chiến hạm của hải quân Trung Quốc đến gần nhóm đảo này như vậy.Đô đốc Swift nói rằng ông nhận thấy "diễn biến chung" đang xảy ra trên Biển Đông và biển Hoa Đông, nơi "tình trạng không chắc chắn và bất an trong khu vực đã tạo nên sự thiếu minh bạch".

phan chia dia ban hoat dong cua ham doi 7 va ham doi 3. do hoa: nikkei

Phân chia địa bàn hoạt động của Hạm đội 7 và Hạm đội 3. Đồ họa: Nikkei

Ông nói rằng Mỹ và Trung Quốc đã xây dựng những cơ chế để quân đội hai nước đối thoại, nhưng cần phải làm nhiều hơn nữa để hai bên có thể hiểu biết lẫn nhau. "Chúng tôi vẫn phải chờ đợi, dò xét vì hiện nay đối thoại chưa đủ để tạo nên sự minh bạch hơn".

Đô đốc này cũng bày tỏ sự lo ngại đối với những tuyên bố gần đây của Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông. "Tôi thấy choáng với những tuyên bố được đưa ra, kể cả những yêu sách bên ngoài cái mà Trung Quốc gọi là đường 9 đoạn. Họ đề cập đến một khái niệm mới là ngư trường truyền thống, và điều đó làm dấy lên lo ngại", Swift nói.

Việc kết hợp sức mạnh của hai hạm đội đồng nghĩa với việc các tàu chiến của Hạm đội 3 sẽ được điều tới hoạt động ở tây Thái Bình Dương, địa bàn truyền thống của Hạm đội 7. Mới đây, một cụm tàu chiến gồm ba khu trục hạm của Hạm đội 3 đã được điều đến châu Á để thực hiện nhiệm vụ trong 7 tháng.

Phó đô đốc Nora Tyson, tư lệnh Hạm đội 3, cũng được ông Swift cử đến tham dự các sự kiện ở tây Thái Bình Dương trong những tháng gần đây để thể hiện sự gia tăng can dự của hạm đội này ở khu vực.

"Đây là sự thừa nhận rằng chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động khắp thế giới phù hợp với các quy tắc và luật pháp quốc tế bằng sức mạnh tổng hợp của toàn Hạm đội Thái Bình Dương", Đô đốc Swift nhấn mạnh.


Triều Tiên có đến 21 vũ khí hạt nhân

Triều Tiên có lẽ đang mở rộng sản xuất vũ khí hạt nhân, thêm sáu vũ khí vào kho trong 18 tháng qua.

Theo Reuters, đây là nghiên cứu do Viện Khoa học và An ninh thế giới Washington (ISIS) công bố ngày 14-6.

ISIS năm ngoái ước tính đến cuối năm 2014, Triều Tiên đã có từ 10 đến 16 vũ khí hạt nhân. Đây là kết luận tính toán dựa trên phân tích việc sản xuất uranium và plutonium để chế tạo vũ khí của Triều Tiên.

dau dan hat nhan thu nho cua trieu tien ma gioi chuyen gia cho rang do chi la mo hinh. anh: epa

Đầu đạn hạt nhân thu nhỏ của Triều Tiên mà giới chuyên gia cho rằng đó chỉ là mô hình. Ảnh: EPA

Theo ước đoán mới đây, một số nhà nghiên cứu đến từ ISIS là David Albright và Serena Kelleher-Vergantini cho biết từ cuối năm 2014 tới nay, Triều Tiên có lẽ đã bổ sung thêm bốn đến sáu vũ khí, tổng cộng có từ 13 đến 21 vũ khí hạt nhân, thậm chí là hơn.

“Mặc dù con số trên chưa toàn diện nhưng là minh chứng cho thấy Triều Tiên đang gia tăng đáng kể khả năng vũ khí hạt nhân của nước này” - báo cáo viết.

Báo cáo trên được đưa ra một tuần sau khi một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng Triều Tiên đã tái khởi động sản xuất nhiên liêu plutonium và chuẩn bị theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân bất chấp lệnh trừng phạt quốc tế.  


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục