Thất bại của Trung Quốc tại hội nghị đặc biệt với ASEAN
Uganda yêu cầu Triều Tiên rút nhân viên quân sự về nước
Máy bay Hàn Quốc rơi xuống đồng, ba người chết
Indonesia đẩy người di cư Tamil ra biển
Tàu sân bay Mỹ - quả đấm thép giáng vào IS

Nga nêu điều kiện nối lại quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ
Điện Kremlin ngày 15/6 cho hay Nga muốn khôi phục mối quan hệ tốt đẹp với Thổ Nhĩ Kỳ, song Ankara trước tiên phải thực hiện đền bù vụ bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga hồi năm 2015.
Theo Reuters, phát biểu họp báo, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Chúng tôi muốn bình thường hóa các mối quan hệ, trở lại thời kỳ hợp tác tốt đẹp và đôi bên cùng có lợi”.
Ông Peskov cũng nhấn mạnh Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nêu rõ rằng sau những gì xảy ra, bất cứ sự bình thường hóa các mối quan hệ nào dường như không thể diễn ra trước khi Ankara có những bước đi cần thiết - ám chỉ quan điểm kiên định của Moskva rằng Thổ Nhĩ Kỳ phải xin lỗi và bồi thường cho vụ bắn hạ máy bay nêu trên.
Mỹ điều thêm tàu chiến tới Đông Á đối phó Trung Quốc
Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho hay nhóm tác chiến Thái Bình Dương, Hạm đội 3, bao gồm hai tàu khu trục tên lửa USS Spruance và USS Momsen, được điều động đến Đông Á trong tháng 4. Sẽ có thêm tàu thuộc Hạm đội 3 được điều đến khu vực. Một quan chức khác nói thêm các tàu này dự kiến tham gia hàng loạt chiến dịch, song người này không cung cấp thông tin chi tiết.
Hạm đội 3 đóng quân tại San Diego, bang California, bị giới hạn hoạt động đến bờ phía đông đường đổi ngày quốc tế ở Thái Bình Dương.
Tạp chí Nhật Bản Nikkei Asian Review dẫn lời Đô đốc Scott Swift, chỉ huy Hạm đội 3, hôm 14-6 nói rằng động thái trên diễn ra trong "bối cảnh có sự mất ổn định và lo lắng trong khu vực", ám chỉ cách ứng xử của Trung Quốc thời gian qua.
Đô đốc Swift cho rằng hải quân Mỹ nên sử dụng "sức mạnh tổng hợp" của 140.000 thủy thủ, hơn 200 tàu và 1.200 phi cơ đã cấu thành Hạm đội Thái Bình Dương.
Hạm đội 3 có hơn 100 tàu, bao gồm bốn tàu sân bay. Trong khi đó, Hạm đội 7 đang đóng quân tại Nhật Bản, có một nhóm tàu sân bay tấn công, 80 tàu khác và 140 phi cơ.
Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận định rằng việc điều thêm tàu thuộc Hạm đội 3 đến Đông Á nằm trong kế hoạch của Tổng thống Barack Obama nhằm chuyển 60% sức mạnh hải quân Mỹ đến châu Á, tái cân bằng nguồn lực trong khu vực để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền phi lý với gần như toàn bộ diện tích biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines. Giới chức Trung Quốc còn đổ lỗi cho Mỹ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Bắc Kinh bày tỏ sự bất bình trước sự hiện diện của các tàu Mỹ ở khu vực biển Đông mặc dù Washington khẳng định đó chỉ đơn thuần là các hoạt động tuần tra nhằm bảo đảm tự do hàng hải.
NATO hỗ trợ cải cách quân đội Ukraine
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) và Ukraine đã nhất trí về Kế hoạch toàn diện hỗ trợ cải cách quân sự tại quốc gia Đông Âu này, theo đó NATO sẽ gửi các cố vấn tới Ukraine để thực hiện các cải cách.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Stepan Poltorak (giữa) tại cuộc họp. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố như vậy sau cuộc họp của Ủy ban NATO-Ukraine cấp bộ trưởng quốc phòng ngày 15/6 ở Brussels, Bỉ.
Ông Stoltenberg cho biết bản kế hoạch sẽ được ký kết tại hội nghị thượng đỉnh NATO-Ukraine đầu tháng 7 tới ở Warsaw (Ba Lan).
Theo ông Stoltenberg, bản kế hoạch gồm các hướng hợp tác khác nhau giữa Ukraine và NATO, trong đó có việc huấn luyện, hỗ trợ trong lĩnh vực hậu cần, chỉ huy và giám sát, trợ giúp y tế và phục hồi chức năng, phản ứng với các cuộc xung đột.
Ông Stoltenberg nhấn mạnh mục tiêu của bản kế hoạch là thiết lập các cơ cấu an ninh và phòng thủ hiệu quả hơn, NATO sẽ gửi cố vấn giúp Ukraine thực hiện các cải cách, trong đó có việc thành lập hệ thống giám sát dân sự đối với các cơ quan quốc phòng, một dự án chung về tháo dỡ bom mìn và một số dự án khoa học về công nghệ mới trong tháo gỡ bom mìn.
Người đứng đầu NATO bày tỏ hy vọng đề án cải cách Bộ Quốc phòng Ukraine sẽ hoàn tất vào năm 2020 và khi đó quân đội Ukraine sẽ hoàn toàn phù hợp các tiêu chuẩn của NATO.
Cựu bộ trưởng Argentina bị bắt quả tang chôn giấu hàng triệu USD
Cựu bộ trưởng Bộ Kế hoạch, đầu tư công và dịch vụ Jose Lopez ngày 14-6 đã bị bắt quả tang đang chôn giấu hàng triệu USD tại một tu viện ngoại ô thủ đô Buenos Aires.
Ông Lopez (giữa) được cho mặc áo giáp và mũ chống đạn để bảo đảm an toàn tính mạng trước khi bị dẫn giải ra ngoài trụ sở cảnh sát - Ảnh: AP
Theo BBC, vụ việc bị phát giác sau khi cảnh sát nhận được cuộc gọi từ một số nữ tu trong tu viện Đức Mẹ Mân Côi cho hay họ nhìn thấy một người đàn ông khả nghi đang ném một số túi nhựa qua bức tường tu viện.
Cảnh sát ngay sau đó đã có mặt tại hiện trường và phát hiện người đàn ông khả nghi kia chính là ông cựu bộ trưởng. Tổng cộng, cảnh sát đã thu giữ ngay tại hiện trường sáu bọc tiền, một vali chứa tiền và một khẩu súng.
Ngay cả khi đã bị bắt quả tang, ông này thậm chí còn phân bua, giải thích là đang đem tiền tới quyên góp cho tu viện, theo Reuters.
Truyền thông địa phương cho hay số tiền mặt đếm được tại hiện trường lên tới 7 triệu USD và sẽ còn tăng thêm nữa sau khi cảnh sát hoàn tất lục soát tu viện.
Tuy nhiên, cảnh sát trưởng Buenos Aires, ông Cristian Ritondo, khẳng định hiện vẫn chưa biết chính xác số tiền bị bắt quả tang là bao nhiêu vì vẫn còn… đang đếm.
“Chúng tôi phát hiện một số lượng lớn tiền bất hợp pháp tại tu viện. Các nữ tu và những người sống gần tu viện cho biết trước đó rất nhiều quan chức của chính phủ cũ đã lui tới đây”.
Cũng theo ông Ritondo, cảnh sát đang gặp một chút khó khăn trong việc xác định giá trị toàn bộ số tiền họ phát hiện được.
“Có tới bốn loại tiền khác nhau. Phần lớn là USD, số còn lại là đồng yen, euro và tiền của Qatar. Chúng tôi không biết chính xác giá trị của những loại tiền này là bao nhiêu”
Được biết, ông Lopez là thành viên nghị viện Khối thị trường chung Nam Mỹ (Parlasur), bộ trưởng Bộ Kế hoạch, đầu tư công và dịch vụ Argentina suốt 12 năm dưới thời cầm quyền của cố tổng thống Nestor Kirchner và cựu tổng thống Cristina Fernandez.
Hiện ông này đang bị giam giữ vì sở hữu vũ khí bất hợp pháp và sẽ còn tiếp tục bị điều tra về các cáo buộc rửa tiền.
Để đảm bảo an toàn tính mạng cho ông cựu bộ trưởng, sau khi được khai thác nhanh tại một trụ sở cảnh sát Buenos Aires, ông Lopez được cảnh sát cho mặc áo giáp và mũ chống đạn trước khi bước ra ngoài.
Phản ứng trước sự việc trên, Chánh văn phòng Nội các Marcos Pena bày tỏ sự ngạc nhiên và hi vọng ông Lopez sớm có lời giải thích trước cơ quan pháp luật về số tiền khổng lồ nói trên.
“Nó gần như khác hẳn những gì chúng ta thấy trên phim. Chúng tôi bị sốc bởi ông Lopez không phải là một quan chức nhỏ. Ông ta từng lãnh đạo cả lĩnh vực công chánh của Argentina”.
Trung Quốc mở rộng trừng phạt Bình Nhưỡng
Trung Quốc ngày 14-6 công bố danh sách cấm xuất khẩu sang CHDCND Triều Tiên những mặt hàng sử dụng cho mục đích dân sự lẫn quân sự, do lo ngại chúng có thể bị sử dụng để chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Theo danh sách trên trang chủ của Bộ Thương mại Trung Quốc, những mặt hàng bị cấm bao gồm các vật liệu nam châm, kim loại có độ cứng cao, các sợi hóa học, thiết bị hàn laser... và hàng chục loại hóa chất. Bộ này cho biết những mặt hàng này có thể được dùng để chế tạo vũ khí hóa học, sinh học và hạt nhân. Trung Quốc hồi năm 2013 cũng từng ban hành lệnh cấm xuất khẩu hàng hóa nhằm hạn chế chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Bắc Kinh cho biết động thái mới nhất đáp lại lời của Liên Hiệp Quốc hồi tháng 3-2016 kêu gọi tăng cường trừng phạt Bình Nhưỡng liên quan đến vụ thử hạt nhân một tháng trước đó. Nó cũng diễn ra ít lâu sau khi Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế nói rằng Bình Nhưỡng có thể đã mở cửa lại nhà máy làm giàu plutonium.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và đồng minh lớn duy nhất của Bình Nhưỡng. Trong một diễn biến khác, chính quyền Hàn Quốc cho biết tin tặc Triều Tiên đã đánh cắp bản thiết kế phần cánh của máy bay do thám tàng hình F-15 cùng hơn 40.000 tài liệu liên quan đến quốc phòng. Vụ việc diễn ra từ năm 2014 nhưng chỉ bị phát hiện vào tháng 2-2016.
Thất bại của Trung Quốc tại hội nghị đặc biệt với ASEAN
Uganda yêu cầu Triều Tiên rút nhân viên quân sự về nước
Máy bay Hàn Quốc rơi xuống đồng, ba người chết
Indonesia đẩy người di cư Tamil ra biển
Tàu sân bay Mỹ - quả đấm thép giáng vào IS
Những tác động từ Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra những luồng quan điểm khác nhau trên thế giới về vụ kiện "đường lưỡi bò" do Philippines khởi xướng.
Nga trở lại vị trí trên bản đồ ngoại giao thế giới
Nga thông báo ngừng bắn 48 giờ tại Aleppo
Iran kiện Mỹ chiếm đoạt tài sản lên tòa án quốc tế
Bị bọn buôn người bỏ lại, 20 trẻ em chết giữa sa mạc
Mỹ muốn tạo mặt trận chống Nga kiểu "Chiến tranh Lạnh"
Israel sẽ xây dựng tường bê tông ngầm xung quanh Dải Gaza
Xuất hiện khả năng khủng bố tại Bỉ và Pháp
Bản tuyên bố bị rút lại bộc lộ hạn chế của ASEAN
Thượng viện Mỹ thỏa thuận bỏ phiếu về dự luật kiểm soát súng
Chủ tịch EC bác bỏ khả năng tan rã của EU
Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc liên tiếp đụng độ tại biên giới
ASEAN bàn bạc việc công bố tuyên bố chung về Biển Đông
Cảnh sát Thái ra tối hậu thư, chuẩn bị bắt sư trụ trì tham nhũng
Đối phó Trung Quốc ở Biển Đông, Hillary Clinton sẽ rắn hơn Obama
Nga nói 'bị ép buộc' vào thế đối đầu với phương Tây
NATO tố Nga muốn tạo 'vùng ảnh hưởng' bằng biện pháp quân sự
Xài tiền công quỹ xa xỉ, thị trưởng Tokyo đệ đơn từ chức
Trung Quốc bác cáo buộc do thám tàu sân bay Mỹ tập trận
Trung Quốc đầu tư công cụ tâm lý chiến trên không
Hải quân Hàn Quốc tập trận đề phòng Triều Tiên
Tàu Trung Quốc bí mật theo dõi Mỹ, Ấn, Nhật tập trận
Bản tuyên bố chung đoản mệnh về Biển Đông của ASEAN
Tàu do thám Trung Quốc vào lãnh hải Nhật
Hai hạm đội Mỹ dồn sức đối phó Trung Quốc
Triều Tiên có đến 21 vũ khí hạt nhân
NATO yêu cầu Nga rút quân, thiết bị quân sự khỏi Ukraine
Nga - Trung tăng bậc trong top 30 nước có quyền lực mềm mạnh nhất thế giới
Indonesia: Việc ASEAN ra tuyên bố về biển Đông là nhầm lẫn
Con trai Chu Vĩnh Khang lĩnh 18 năm tù vì nhận hối lộ
Trung Quốc cấm bán vật liệu sản xuất vũ khí cho Triều Tiên
"Mổ xẻ" chính sách tái cân bằng của Mỹ ở Đông Nam Á
Nga, Hàn kêu gọi phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên
Brexit có thể hủy hoại nền văn minh phương Tây
Hoa Kỳ- Trung Quốc đạt bước tiến quan trọng trong đàm phán an ninh mạng
Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc
4 tàu chiến Canada tham gia tập trận RIMPAC
NATO tung 4.000 quân, các nước Baltic vẫn lo không đủ sức ngăn Nga
Iraq bắt hơn 450 tay súng IS bỏ trốn khỏi Fallujah
Đảng cầm quyền Venezuela kiện phe đối lập gian lận chữ ký
Lỗ hổng chống khủng bố
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự