tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 07-04-2016

  • Cập nhật : 07/04/2016

Mỹ xác định Nga, Trung đe dọa lớn nhất đến an ninh mạng

Một đô đốc hải quân Mỹ cho rằng Nga và Trung Quốc là mối đe dọa an ninh mạng lớn nhất với nước này, nhưng Iran đang cố nâng cao và đầu tư cho năng lực. 
do doc hai quan michael rogers phu trach bo chi huy tac chien mang cua my. anh: reuters

Đô đốc Hải quân Michael Rogers phụ trách Bộ Chỉ huy tác chiến mạng của Mỹ. Ảnh: Reuters

AP dẫn lời Đô đốc Michael Rogers hôm qua cho biết dù về tổng thể, Mỹ có sức mạnh quân sự lớn hơn ba nước Nga, Trung Quốc và Iran, nhưng khoảng cách đang thu hẹp trong lĩnh vực chiến tranh mạng. 

Phát biểu tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, ông Rogers nói mối quan ngại chính về an ninh mạng bao gồm những cuộc tấn công hạ tầng cơ sở thiết yếu của Mỹ và khả năng tin tặc có thể chọc thủng mạng lưới, thay đổi dữ liệu, không chỉ đọc và ăn cắp. 

Kết quả là các quan chức sẽ không thể "tin vào điều họ nhìn thấy", trong đó có dữ liệu quân đội cần để phục vụ các chiến dịch then chốt.

Bên cạnh đó, giới chức cũng đang quan ngại những nhóm cực đoan và những kẻ khác có thể bắt đầu coi không gian mạng là vũ khí và muốn "dùng nó làm phương tiện làm tổn thương Mỹ và các nước khác". 

Ông Rogers nói Bộ Chỉ huy tác chiến mạng của Mỹ đang có những bước tiến trong việc xây dựng các đội tác chiến mạng và đến tháng 9/2018 sẽ có 133 đội hoạt động đầy đủ. Ông cho biết gần 100 đội đang thực hiện các chiến dịch không gian mạng. 


Trung Quốc: 2 tỉ USD xây nhà vệ sinh công cộng

Chính phủ Trung Quốc quyết định xây mới hệ thống nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, đạt chuẩn quốc tế nhằm thúc đẩy du lịch với tổng kinh phí đầu tư có thể hơn 1,92 tỉ USD.

mot nha ve sinh cong cong co trang bi internet khong day va may rut tien o tinh hai nam cua trung quoc - anh: straits times

Một nhà vệ sinh công cộng có trang bị Internet không dây và máy rút tiền ở tỉnh Hải Nam của Trung Quốc - Ảnh: Straits Times

Báo Straits Times cho biết với kế hoạch này, sẽ có hơn 25.000 nhà vệ sinh công cộng trên khắp Trung Quốc được xây mới và nâng cấp nhằm thu hút khách du lịch trong năm 2016.

Kế hoạch đầu tư này nằm trong khuôn khổ chiến dịch “cách mạng nhà vệ sinh” kéo dài ba năm nhằm nâng tầm hệ thống nhà vệ sinh công cộng của Trung Quốc đạt chuẩn quốc tế.

Theo Tổng cục du lịch Trung Quốc (CNTA), sở dĩ Bắc Kinh chú trọng và chi mạnh tiền cho chiến dịch này vì họ đang xem ngành du lịch là một trong những cỗ máy tăng trưởng kinh tế mới của nước này.

Số nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc tế này sẽ được lắp đặt trang thiết bị tiết kiệm năng lượng, nước cũng như kỹ thuật khử mùi tiên tiến.

Thậm chí tỉnh Hải Nam đã đưa vào sử hệ thống nhà vệ sinh công cộng có Internet không dây miễn phí và trang bị hệ thống máy rút tiền ATM nhằm phục vu nhu cầu của người sử dụng.

Tuy nhiên, chiến dịch này vẫn phải đối mặt với những thách thức do tình trạng ngân sách rót chưa đủ, các công ty dịch vụ công cộng kém phát triển và thiếu sự hợp tác giữa các quan chức nhà nước ở địa phương.

Và một thách thức khá lớn trong chuỗi thách thức này đó là phải đưa ra qui định nhằm thay đổi thói quen sử dụng bừa bãi nhà vệ sinh công cộng của chính người Trung Quốc.

“Nhiều người chiếm dụng nhà vệ sinh công cộng quá lâu để thay trang phục nhưng họ không dành được một giây để dội cầu” - Nhật báo Trung Quốc dẫn lời giám đốc CNTA, ông Lý Cẩm Tạo than phiền.

Tờ báo cho hay giới chức Trung Quốc đang xem xét danh sách đen những “hành vi không văn minh” trong các nhà vệ sinh sông cộng. Tuy nhiên, Nhật báo Trung Quốc không cho biết cụ thể khi nào danh sách đen này được công bố.

Ngoài ra, CNTA cũng đã kết hợp với quỹ Bill and Melinda Gates nghiên cứu và thúc đẩy xây hệ thống nhà vệ sinh thân thiện với môi trường sinh thái ở các tỉnh vùng sâu vùng xa của Trung Quốc.


Vì sao ít người Mỹ có mặt trong Hồ sơ Panama?

Hãng TASS dẫn bài báo của tờ New York Times (NYT) giải thích về việc chỉ có một số rất nhỏ các công dân Mỹ có mặt trong Hồ sơ Panama về hoạt đồng rửa tiền, trốn thuế bất hợp pháp do Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố vào cuối tuần qua.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Theo đó, tại Mỹ rất dễ để đăng ký thành lập một công ty đầu tư (tài chính) nước ngoài, do vậy người Mỹ sẽ dễ dàng thực hiện hoạt động rửa tiền phi pháp ngay tại sân nhà hơn là sang tận Panama.

Tờ báo viết: “Theo tài liệu được công bố khoảng 3.500 chủ sở hữu cổ phần tại các công ty đầu tư tài chính nước ngoài (theo đăng ký) cung cấp cho Công ty luật Mossack Fonseca tại Panama địa chỉ tại Mỹ.

Tuy vậy điều đó không có nghĩa, những người này đều là công dân Mỹ. Hồ sơ lưu trữ bản copy của ít nhất 200 hộ chiếu Mỹ, mà nhiều người trong số đó theo tờ McClatchy (chủ sở hữu nhiều tờ báo lớn tại Mỹ) là những người cao tuổi (đã về hưu). Họ sử dụng các công ty đầu tư nước ngoài để mua bất động sản ở Mỹ Latinh”.

Theo nhận định của McClatchy và đối tác khác của ICIJ là Tập đoàn truyền thông Fusion trong tài liệu công bố Hồ sơ Panama nhìn chung không nhấn mạnh tới mối liên hệ của các chính trị gia hay các nhân vật quyền lực của Mỹ với Hãng luật Mossack Fonseca.

Một trong những nguyên nhân cho tình huống kỳ lạ này có thể là do tại Mỹ việc thành lập một công ty tài chính nước ngoài tương đối dễ dàng. “Người Mỹ không cần phải tới tận Panama. Tại Mỹ cũng tồn tại một thiên đường các công ty tài chính (bất hợp pháp) hoạt động bí mật như bất kỳ nơi nào khác trên thế giới” – NYT trích nhận định của nhà kinh tế học James Henry đến từ Hiệp hội các chuyên gia phi chính phủ về lĩnh vực Thuế Tax Justice Network.

NYT cũng xác nhận không nằm trong số các phương tiện truyền thông được ICIJ cho phép truy cập xem tài liệu bị rò rỉ của Mossack Fonseca. Tờ báo tỏ ra tiếc nuối vì không được tiếp cận với tài liệu gốc, do đó không có cơ hội đề xuất ý kiến của mình liên quan đến nội dung tài liệu.

Hồ sơ Panama.

Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) có trụ sở tại Washington hôm chủ nhật (ngày 3/4) đã công bố một phần tập tin bao gồm hơn 11,5 triệu file tài liệu bí mật có liên quan tới các tài sản phi pháp của hàng loạt cựu lãnh đạo và các nguyên thủ trên thế giới đang nắm quyền hiện nay.

Tuy nhiên, toàn bộ nội dung tập tin không được công bố. “Chúng tôi không tiết lộ toàn bộ cơ sở dữ liệu và cũng không có dự định đó trong tương lai” – người định đầu ICIJ Gerard Ryle khẳng định.

Tài liệu bị rò rỉ có chứa thông tin về tài sản phi pháp ở nước ngoài của hơn 140 chính trị gia tới từ 50 quốc gia khác nhau cũng như các nhân vật nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực kinh doanh, văn hóa và thể thao.

Lãnh đạo Vương quốc Anh, Pháp, Thụy Điển, Na Uy và một số quốc gia khác đã yêu cầu truyền thông cung cấp bản sao “Hồ sơ Panama” để họ tiến hành điều tra thêm và áp dụng các biện pháp thích hợp (nếu cần thiết) chống lại hoạt động trốn thuế phi pháp.


Trump thua ở Wisconsin, 'hết cửa' đại diện đảng Cộng hòa

Bà Clinton tiếp tục thua ở bang Wisconsin nhưng vẫn dẫn đầu đảng Dân chủ.

Ứng viên tổng thống Cộng hòa nhiều tranh cãi Donald Trump đã không thắng tại cuộc bầu cử sơ bộ ở bang Wisconsin ngày 5-4, theo hãng tin Reuters (Mỹ). Theo đó ông Trump không đạt đủ số phiếu đại biểu cần thiết để được chọn là đại diện đảng tranh cử với phe Dân chủ.

Ông Trump về nhì trong cuộc bầu cử này khi chỉ đạt 32,6% phiếu bầu. Người về đầu là nghị sĩ Ted Cruz với 45,9% phiếu bầu. Chiến thắng này rất quan trọng với ông Cruz vì nó giúp ông kéo dài cuộc đua với ông Trump đến tới khi đảng mở hội nghị chọn ứng viên.

Chiến thắng của ông là nhờ có sự ủng hộ của Thống đốc bang Wisconsin Scott Walker. Scott Walker từng tham gia tranh cử tổng thống nhưng đã từ bỏ chiến dịch tranh cử hồi tháng 9-2015.

hai ong trump va cruz trong mot cuoc tranh luan giua thang 3. (anh: reuters)

Hai ông Trump và Cruz trong một cuộc tranh luận giữa tháng 3. (Ảnh: REUTERS)

Hiện ông Trump có 746 phiếu đại biểu, ông Cruz có 493 phiếu đại biểu. Muốn giành được quyền trở thành đại diện đảng, ông Trump phải đạt 1.237 phiếu đại biểu.

Như vậy, rất có khả năng hội nghị đảng Cộng hòa sắp tới vào tháng 7 sẽ chọn một ứng viên khác, vì ông Trump đang rất mất lòng trong nội bộ đảng vì hàng loạt tuyên bố gây sốc và ứng xử tai tiếng.

Kết quả thua tại Wisconsin đến sau một tuần đầy khó khăn với ông Trump vì các phát biểu gây sốc như phạt phụ nữ phá thai, công khai ủng hộ quản lý chiến dịch tranh cử của mình sau khi người này tấn công một nhà báo. Chưa kể trước đó ông Trump còn có các tuyên bố làm người dân Mỹ phát hoảng như dự báo nước Mỹ sẽ suy thoái; kêu gọi Nhật, Hàn sở hữu vũ khí hạt nhân; kêu gọi châu Âu sử dụng vũ khí hạt nhân.

Trong khi đó bên đảng Dân chủ, nghị sĩ Bernie Sanders thắng sít sao bà Hillary Clinton tại bang Wisconsin với gần 64% phiếu bầu. Bà Clinton về nhì với 35,5% phiếu bầu.

Ông Sanders thắng 6/7 cuộc bầu cử sơ bộ gần đây. Chiến thắng gần nhất của bà Clinton là ở bang Arizona ngày 22-3. Tuy nhiên, ông Sanders vẫn còn thua xa bà Hillary Clinton trong cuộc đua giành vị trí đại diện đảng Dân chủ tranh cử tổng thống. Bà Clitnon vẫn dẫn đầu về số phiếu đại biểu giành được và đang tràn trề hy vọng sẽ chiến thắng tại bang nhà New York vào ngày bầu cử 19-4 tới.


Hội đồng Bảo an bác bỏ tuyên bố của Nga về đàm phán Syria

Nga đã trình dự thảo tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi đảm bảo tính đại diện cao nhất cho đối thoại liên Syria ở vòng đàm phán sắp tới tại Geneva.
dai dien thuong truc cua nga tai lien hiep quoc vitaly churkin - afp 2016/ kena betancur.

Đại diện thường trực của Nga tại Liên hiệp quốc Vitaly Churkin - AFP 2016/ Kena Betancur.

Nga đã trình dự thảo tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi đảm bảo tính đại diện cao nhất cho đối thoại liên Syria ở vòng đàm phán sắp tới tại Geneva, Sputnik đưa tin.
Tuy nhiên, dự thảo này đã bị các thành viên phương Tây trong Hội đồng bác bỏ, đại diện thường trực của Nga tại Liên hiệp quốc Vitaly Churkin cho biết.
"Chúng tôi lo ngại trước việc người Kurd Syria chưa được mời đến Geneva, điều này trái với các điều khoản của nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về tính toàn diện trong quá trình chính trị tại Syria", đĐại diện thường trực của Liên bang Nga tại Liên hiệp quốc bình luận.
"Có vẻ như mối quan tâm của chúng tôi được tất cả các đối tác quan trọng chia sẻ," ông Churkin cho biết.
"Chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi dự án này đã bị chặn bởi một số nước phương Tây. Phái đoàn Ukraine cũng góp phần phá hoại nó", ông Churkin bình luận.
Ông Churkin nói rằng sự đại diện đầy đủ của công luận Syria trong cuộc đàm phán là đặc biệt quan trọng, bởi vì cuộc tham vấn sắp tới "dự kiến sẽ thảo luận về các vấn đề liên quan đến hệ thống chính trị của Syria."
Như khẳng định của Liên Hợp Quốc, vòng đàm phán tiếp theo sẽ bắt đầu từ ngày 11 tháng Tư.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục