tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh tối 07-04-2016

  • Cập nhật : 07/04/2016

Tàu khu trục chở trực thăng Nhật vào Biển Đông, đến Indonesia tập trận

khu truc ham ise cua luc luong phong ve bien nhat ban - anh: hai quan my

Khu trục hạm Ise của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản - Ảnh: Hải quân Mỹ


Nhật Bản sẽ điều khu trục hạm chở trực thăng Ise băng qua Biển Đông để đến Indonesia tham gia tập trận bảo vệ an ninh hàng hải từ ngày 12-16.4.

Khu trục hạm Ise của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (MSDF) có lượng choán nước 13.950 tấn, có thể chở theo nhiều trực thăng, hiện đóng tại căn cứ ở thành phố Kure, tỉnh Hiroshima, theo hãng tin Jiji Press ngày 6.4.
Chiếc tàu chiến này trông như 1 tàu sân bay cỡ nhỏ, sẽ băng qua Biển Đông để tới Indonesia tham dự cuộc tập trận Komodo tại vùng biển thành phố Padang, phía tây Indonesia từ ngày 12-16.4.
Theo Jiji, việc Nhật Bản cho tàu chiến đi qua Biển Đông được coi là nỗ lực chung của Nhật Bản và Mỹ trong việc đối chọi sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông. Tuy nhiên các quan chức MSDF khẳng định việc điều tàu khu trục Ise không liên quan đến chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ gần các bãi đá của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng và bồi đắp phi pháp thành đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Khu trục hạm Ise của Nhật Bản dự kiến ghé thăm vịnh Subic của Philippines trước khi sang Indonesia. Cuộc tập trận Komodo có sự tham gia của các nước ASEAN và một số quốc gia ngoài khu vực.

Latvia tố tàu ngầm Nga vào vùng đặc quyền kinh tế

Lực lượng vũ trang quốc gia Latvia phát hiện tàu ngầm Kilo của Nga ngoài khơi bờ biển nước này.
tau ngam kilo de an 636 cua nga. anh: russian ministry of defence

Tàu ngầm Kilo đề án 636 của Nga. Ảnh: Russian Ministry of Defence

"Trong vùng đặc quyền kinh tế cách lãnh hải Latvia 11 hải lý, lực lượng vũ trang quốc gia phát hiện một tàu ngầm lớp Kilo của Nga", hãng thông tấnUNIAN dẫn lực lượng vũ trang Latvia hôm 4/4 cho biết trên trang Twitter. Nga hiện chưa bình luận về vụ việc.

Theo Sputnik, Latvia hồi tháng ba cũng tuyên bố phát hiện tàu Stegegushy và tàu chiến Krivak của Nga gần lãnh hải nước này. Ngoài ra, một máy bay trinh sát IL-20 của Nga cũng xuất hiện gần biên giới  Latvia.

Lực lượng vũ trang quốc gia Latvia từng thông báo về sự có mặt của các tàu ngầm Nga gần biên giới Latvia hồi tháng ba và tháng năm năm ngoái. Cả hai lần được nêu đều là các tàu ngầm lớp Kilo.

Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, vùng đặc quyền về kinh tế của một quốc gia nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, rộng 200 hải lý. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, trong những điều kiện trong những quy định thích hợp của Công ước trù định, được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không.

Còn trong lãnh hải, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác buộc phải đi nổi và treo cờ quốc tịch. Nếu một tàu chiến không tôn trọng các luật và quy định của quốc gia ven biển có liên quan đến việc đi qua trong lãnh hải và bất chấp yêu cầu phải tuân thủ các luật và quy định đó đã được thông báo cho họ, thì quốc gia ven biển có thể đòi chiếc tàu đó rời khỏi lãnh hải ngay lập tức.


Mỹ bắt 21 người làm giả thị thực SV cho người nước ngoài

 Để gài bẫy và thu thập chứng cứ từ những kẻ chuyên môi giới làm giả thị thực sinh viên, Bộ An ninh nội địa Mỹ đã lập ra một trường đại học “ma” và duy trì nó trong suốt ba năm mà không bị nghi ngờ.

tru so cua “dai hoc bac new jersey” chi la mot toa nha van phong o cranford, bang new jersey. khong he co mot lop hoc hay giang vien nao tai day trong suot ba nam qua. anh: new york times

Trụ sở của “Đại học Bắc New Jersey” chỉ là một tòa nhà văn phòng ở Cranford, bang New Jersey. Không hề có một lớp học hay giảng viên nào tại đây trong suốt ba năm qua. Ảnh: New York Times

New York Times ngày 5-4 dẫn lời chưởng lý bang New Jersey, Paul J. Fishman và Giám đốc Cơ quan Di trí và Hải quan Mỹ, bà Sarah Saldana xác nhận thông tin trên.

21 người bị bắt thuộc bang New Jersey và Washington (Mỹ) do có liên quan đến đường dây làm giả thị thực sinh viên cho người nước ngoài.

Trên giấy tờ, trường “Đại học Bắc New Jersey” được thành lập từ năm 2012 có vẻ hợp pháp. Nó có hẳn một trang web với con dấu hẳn hoi cùng những lời hứa và cam kết về chất lượng giáo dục nhưng thực chất đó chỉ là một trường đại học “ma”. Và điều đáng ngạc nhiên là ngôi trường này do chính Bộ An ninh nội địa Mỹ thành lập để gài bẫy những kẻ chuyên môi giới, làm giả thị thực sinh viên cho người nước ngoài đến Mỹ.

Theo bà Sarah Saldana, trong vai những người quản lý trường đại học Bắc New Jersey, các nhà điều tra đã nhận được sự “hợp tác” từ những kẻ môi giới và bắt đầu thu thập chứng cứ.

Nhiều người nước ngoài, trong đó phần lớn đến từ Ấn Độ và Trung Quốc đã đóng tiền cho những kẻ môi giới để nhận được thị thực du học ở Mỹ.

Thực chất, du học chỉ là cái cớ để những người này có thể đến Mỹ một cách hợp pháp rồi ở lại làm việc. Bằng chứng là ngoài việc thu “học phí” để làm bình phong, những kẻ môi giới còn kiêm luôn “cò” việc làm cho một số nhà tuyển dụng Mỹ. Được biết, những người đã thuê lao động kiểu này cũng nằm trong số 21 người bị cảnh sát bắt giữ ngày hôm qua.

Bà Saldana tiết lộ, để kế hoạch gài bẫy thêm hoàn hảo, trên danh nghĩa những người đứng đầu “Đại học Bắc New Jersey”, nhà chức trách còn mạnh tay chi tiền hoa hồng cho những kẻ môi giới, trung bình từ 1.200 đến 2.000 USD/sinh viên. Kết quả là, những kẻ môi giới, móc nối làm giả thị thực đã bị lừa một cách ngoạn mục trong suốt ba năm mà không hề hay biết.

Khoảng một nghìn “sinh viên” đã theo học ít nhất 45 ngày tại trường “Đại học Bắc New Jersey” sẽ bị triệu tập ra tòa di trú và thu hồi thị thực. Theo chưởng lý Fishman, tất cả “sinh viên” dạng này đều đang sống, làm việc trên khắp nước Mỹ và đang tìm cách ở lại nhưng sẽ sớm bị triệu tập.

Các vụ làm giả thị thực du học Mỹ cho người nước ngoài đã đặt ra nhiều mối quan ngại an ninh cho nhà chức trách Mỹ. Người ta lo ngại, bằng cách núp bóng du học sinh, nhiều kẻ có quan hệ với khủng bố có thể đến Mỹ một cách hợp pháp qua những trường đại học “ma” như trên.

“Đại học Bắc New Jersey” chỉ là kế hoạch của Bộ An ninh nội địa Mỹ trong nỗ lực tìm hiểu cách thức hoạt động, đầu vào và đường ra của những đường dây làm giả thị thực như thế này. Mặc dù không tiết lộ đã có bao nhiều trường đại học “ma” đang hoạt động và lọt vào tầm ngắm, ông Fishman thừa nhận nhưng trường hợp như trên là “rất phổ biến”.


Báo Nga: Vụ Hồ sơ Panama chứng tỏ Tổng thống Putin trong sạch

hang sputnik noi rang phuong tay "ha mieng mac quai" khi co tinh xoay vao so tien 2 ti usd duoc cho la cua "nguoi than can voi tong thong putin" - anh: reuters

Hãng Sputnik nói rằng phương Tây "há miệng mắc quai" khi cố tình xoáy vào số tiền 2 tỉ USD được cho là của "người thân cận với Tổng thống Putin" - Ảnh: Reuters


Nếu các tài liệu rò rỉ từ công ty luật Mossack Fonseca có đề cập tới khoản tiền 2 tỉ USD nghi liên quan tới Tổng thống Putin, nó chỉ khiến các cáo buộc trước đó về tài sản của ông trở nên lố bịch, theo Sputnik.

Hãng tin Nga cáo buộc truyền thông nhiều nước đã luôn soi mói tài sản của Tổng thống Putin và chính vì thế, vụ rò rỉ “Hồ sơ Panama” là lúc mọi người tập trung vào ông như “người duy nhất không được đề cập trong 11,5 triệu tài liệu” từ Mossack Fonseca, hãng tin Sputnik ngày 6.4 lập luận.

Trong vụ rò rỉ tài liệu được công bố hôm 4.4 qua (theo giờ VN), Tổng thống Nga Vladimir Putin không có tên. Tuy nhiên báo chí nước ngoài vẫn để ý đến khoản 2 tỉ USD được cho thuộc về Sergey Roldugin, một nghệ sĩ đàn cello và là bạn thân của ông Putin.

Sputnik nhận định đó như một nỗ lực của báo chí nước ngoài chống ông Putin, bằng cách liên kết những điều có thể nhằm bôi nhọ hình ảnh của người đứng đầu nước Nga, song chắc chắn 2 tỉ USD ấy “không hấp dẫn như lời cáo buộc 40 tỉ USD” từng xuất hiện để nói về việc Tổng thống Nga che đậy tài sản kếch sù của mình ở nước ngoài.

Trước đó báo chí phương Tây nói ông Putin có 40 tỉ USD nhờ sở hữu cổ phần của 3 công ty dầu khí lớn. Ngoài ra, William Powder, Tổng giám đốc của Quỹ đầu tư Hermitage Capital Management từng cáo buộc trên CNN vào tháng 2.2015 rằng Tổng thống Nga có tài sản lên tới 200 tỉ USD.

Trong khi đó tại Nga, thu nhập của Tổng thống Putin luôn được công khai. Trong tài liệu của Điện Kremlin công bố vào năm 2015, thu nhập hằng năm của ông Putin khoảng 150.000 USD (năm 2014). Ngoài ra, Tổng thống Nga sở hữu một căn hộ 77 m2, một lô đất và 4 chiếc xe.

 

tong thong putin noi rang ong rat giau ve tinh yeu cua moi nguoi danh cho ong. trong anh la hinh anh ong putin cuoi ngua o tuva, mien nam siberia trong ky nghi ngay 3.8.2009 - anh: reuters

Tổng thống Putin nói rằng ông rất giàu về tình yêu của mọi người dành cho ông. Trong ảnh là hình ảnh ông Putin cưỡi ngựa ở Tuva, miền nam Siberia trong kỳ nghỉ ngày 3.8.2009 - Ảnh: Reuters

Để so sánh, Tổng thống Mỹ Barack Obama có thu nhập 400.000 USD/năm, trong khi mức lương của thủ tướng Đức Angela Merkel được cho vào khoảng 230.000 USD/năm.

Năm 2008, Tổng thống Putin từng thừa nhận với hãng tin Bloomberg rằng mình là người giàu nhất hành tinh, nhưng đó là sự giàu có về tình yêu của mọi người dành cho ông, đặc biệt người dân Nga khi hai lần giao phó trách nhiệm lãnh đạo đất nước cho ông.


Kuwait mua 28 tiêm kích Typhoon của châu Âu

mot chiec typhoon tai can cu khong quan trapani, sicily (y). kuwait se nhan duoc du 28 tiem kich typhoon do y san xuat vao nam 2022 - anh: afp

Một chiếc Typhoon tại căn cứ không quân Trapani, Sicily (Ý). Kuwait sẽ nhận được đủ 28 tiêm kích Typhoon do Ý sản xuất vào năm 2022 - Ảnh: AFP


Kuwait đã ký hợp đồng chính thức mua 28 tiêm kích Typhoon của hãng Eurofighter (châu Âu) vào ngày 5.4 với giá khoảng 8 tỉ euro (9,1 tỉ USD).

Hợp đồng do Bộ Quốc phòng Kuwait ký với công ty hàng không vũ trụ Finmeccanica của Ý (đại diện Eurofighter thực hiện các hợp đồng thương mại tại Kuwait). Kuwait sẽ mua 22 chiếc tiêm kích loại một chỗ ngồi và 6 chiếc 2 chỗ ngồi. Toàn bộ số máy bay này sẽ được sản xuất tại Ý, theo tạp chí The Aviationistngày 5.4.
Nội dung hợp đồng còn bao gồm việc cung cấp thiết bị hậu cần, hỗ trợ hoạt động cũng như huấn luyện các phi công và đội bảo dưỡng. Bản ghi nhớ được 2 bên ký hồi tháng 9.2015 nhưng buổi ký chính thức bị hoãn lại đến nay.
Kuwait sẽ nhận được các tiêm kích Typhoon thế hệ mới nhất, được trang bị radar mảng pha chủ động tiên tiến.
Hai chiếc Typhoon đầu tiên dự kiến được giao cho Kuwait vào cuối năm 2019 và hợp đồng sẽ hoàn tất vào năm 2022. Các máy bay này sẽ hoạt động đến năm 2050, theo Defense News dẫn thông báo Bộ Quốc phòng Kuwait.
Theo Wall Street Journal, Kuwait hiện có phi đội 39 máy bay F/A-18 do Mỹ sản xuất nhưng đã cũ. Nước này cũng đang đàm phán để mua 28 chiếc F/A-18E/F nhưng chưa được chính phủ Mỹ thông qua.
Giáo sư khoa học chính trị Abdullah al-Shayji tại đại học Kuwait cho rằng việc Kuwait mua tiêm kích của châu Âu là một thông điệp rõ ràng với Mỹ rằng “Kuwait sẽ không phải đợi sự chấp thuận của Mỹ nữa vì vẫn có nhiều lựa chọn thay thế”

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục