tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 02-08-2016

  • Cập nhật : 02/08/2016

Thiếu tướng quân đội Trung Quốc bị điều tra tham nhũng

Thiếu tướng Qu Rui của quân đội Trung Quốc, người chủ trì việc tổ chức lễ duyệt binh lớn tại Bắc Kinh hồi năm ngoái, đã bị điều tra vì tình nghi tham nhũng hồi tuần trước.

Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) dẫn lời hai nguồn tin quân sự cho hay Thiếu tướng Qu Rui, Phó Chỉ huy Cục Điều hành tác chiến trực thuộc Bộ Tham mưu mới được thành lập của quân đội Trung Quốc, hồi tuần trước đã bị điều tra tham nhũng. Ông Qu bị các quan chức chống tham nhũng đưa đi trong một cuộc họp hôm 27-7.

Thiếu tướng Qu là người đóng vai trò chính trong việc tổ chức cuộc duyệt binh tại thủ đô Bắc Kinh hồi năm ngoái để kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II.

Ông Qu sẽ đối mặt với một cuộc điều tra tham nhũng nội bộ do Ủy ban Kỷ luật quân đội thuộc Quân ủy Trung ương tiến hành.

Nếu tội danh tham nhũng được xác nhận, cú “ngã ngựa” này của ông Qu có thể là vụ việc mới nhất trong hàng loạt cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào hoạt động của các sĩ quan cấp cao trong những tuần gần đây.

thieu tuong quan doi trung quoc qu rui bi dieu tra tham nhung. anh: scmp

Thiếu tướng quân đội Trung Quốc Qu Rui bị điều tra tham nhũng. Ảnh: SCMP

Ông Qu được bổ nhiệm hồi tháng 1 năm nay sau cuộc cải tổ quân đội quy mô lớn. Ông này cũng có quan hệ thân thiết với tướng về hưu Ge Zhenfeng, một cựu phó tổng tham mưu trưởng.

Hiện chưa rõ nguồn cơn vì đâu ông Qu bị điều tra tham nhũng. Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết vụ việc có thể liên quan tới vị trí trước đó của ông Qu với tư cách là người đứng đầu một đơn vị chịu trách nhiệm về trang thiết bị quân đội trực thuộc Cục số 5 Bộ Tổng tham mưu.

Kể từ khi lên nắm quyền hơn ba năm trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đã khởi xướng chiến dịch “đả hổ đập ruồi”, truy quét tham nhũng rộng lớn. Nhiều quan chức cấp cao, nhiều nhân vật chủ chốt đã bị điều tra, mất chức, thậm chí phải lãnh án tù.

Hồi đầu tháng này,  SCMP đưa tin tướng Tian Xiusi (66 tuổi), một cựu chính ủy không quân Trung Quốc và là đồng minh của các quan chức quân đội cấp cao bị “sa lưới” là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, cũng bị điều tra vì tình nghi tham nhũng. Hãng tin Xinhua sau đó đã xác nhận thông tin này.(PLO)

Nga khai mạc thế vận hội quân sự cùng 19 nước

 Lúc 10g giờ địa phương (khoảng 14g00 giờ Việt Nam) ngày 1-8, tại khu Alabino ngoại ô Matxcơva sẽ diễn ra lễ khai mạc thế vận hội quân sự do Nga tổ chức.

he thong ten lua dan dao xuyen luc dia yars rs-24 cua nga tham gia dieu hanh tai quang truong do ngay 7-5-2015 - anh: afp

Hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars RS-24 của Nga tham gia diễu hành tại Quảng trường Đỏ ngày 7-5-2015 - Ảnh: AFP

Theo Newsweek, sẽ có hơn 3.000 quân nhân thuộc các lực lượng vũ trang Nga và 19 quốc gia khác tham gia tranh tài ở các hoạt động diễn tập quân sự.

Chuyên gia quân sự Igor Sutyagin thuộc Viện các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh cho biết, cuộc so tài trong lĩnh vực hoạt động quân sự này trên thực tế đã được tổ chức tại Liên bang Xô viết cũ từ những năm 1980.

Mục đích của cuộc thi nhằm kiểm nghiệm tính sẵn sàng chiến đấu của lực lượng xe tăng, máy bay chiến đấu, các xạ thủ và thậm chí khả năng chuyên nghiệp của lực lượng hậu cần trong chiến đấu.

Ông Sutyagin phân tích: "Với nhiều người lính, đặc biệt là các chuyên gia, họ được đào tạo về một chuyên ngành nào đó cả đời mà đôi khi chẳng bao giờ được kiểm nghiệm các kỹ năng đó. Các cuộc thi như thế này sẽ là dịp để họ thi thố năng lực thực sự với chuyên môn của mình".

Thế vận hội quân sự năm nay được tổ chức tại Nga và một phần ở Kazakhstan. Các lực lượng vũ trang thường xuyên tham gia có Kazakhstan, Belarus, Iran, Serbia, Trung Quốc và các nước khác.

Năm nay, theo trung tướng Ivan Buvaltsev, Nga đã gửi thư mời tham gia thế vận hội quân sự tới 47 nước, trong đó có Mỹ và các quốc gia khác thuộc NATO. Tuy nhiên Hi Lạp là nước thành viên NATO duy nhất góp mặt và họ cũng chỉ tham gia ở phần thi bắn tỉa.

Theo hãng thông tấn RIA Novosti của Nga, thế vận hội quân sự năm nay có sự tham gia của 54 đội lái xe tăng, 50 phi đội điều khiển máy bay chiến đấu cùng khoảng chừng ấy các đội thi thuộc lực lượng hải quân, bắn tỉa và đội hậu cần bếp núc.

Thế vận hội quân sự ở Nga sẽ kéo dài nửa tháng và bế mạc ngày 15-8.(TT)

Trump sẽ rắn về kinh tế, buông về an ninh nếu làm tổng thống Mỹ

Nếu trở thành tổng thống Mỹ,  Donald Trump có thể thay đổi chính sách thương mại và an ninh đối với các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

ty phu my donald trump da chinh thuc tro thanh dai dien cua dang cong hoa chay dua vao nha trang. anh: the republic

Tỷ phú Mỹ Donald Trump đã chính thức trở thành đại diện của đảng Cộng hòa chạy đua vào Nhà Trắng. Ảnh: The Republic

"Rất có thể, nước Mỹ sẽ có một vị tổng thống mới đặt các lợi ích kinh tế lên trên lợi ích an ninh trong quan hệ quốc tế. Điều đó sẽ dẫn tới thay đổi cả trong quan hệ quốc tế, giữa các nước lớn với nhau", Phó giáo sư, Tiến sĩ Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Mỹ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, nói với VnExpress về chính sách đối ngoại của Mỹ nếu ứng viên Donald Trump thắng cử.

Theo ông Lợi, đến nay ứng viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa chưa có bình luận về chính sách tái cân bằng sang châu Á, có thể do tỷ phú Mỹ đang cân nhắc, tính toán lại chính sách theo cách mới của ông. Hoặc có thể đây không phải là ưu tiên trong chính sách của ông Trump.

Chuyên gia này đánh giá Mỹ đang phải đối diện với nhiều vấn đề trong nước nên có thể chính sách tái cân bằng châu Á chưa phải mối quan lớn của tỷ phú Mỹ. Các phát biểu trong chiến dịch tranh cử của ông chưa có bình luận nào về Biển Đông, "đường chín đoạn" của Trung Quốc.

"Ông Trump không nói về các thách thức an ninh mà nhấn mạnh đến những thách thức kinh tế. Quan điểm của ông là các nước phải tự gánh vác lấy, và dưới con mắt của nhà kinh doanh, các đồng minh phải chi nhiều tiền hơn để có sự hỗ trợ của Mỹ. Điều đó phản ánh các vấn đề an ninh châu Á và thế giới không quan trọng bằng các vấn đề trong nước. Do đó, nếu không quá cấp bách thì nó không phải ưu tiên", ông Lợi nói.

Đề cập tới hoạt động tuần tra hàng hải và hàng không của Mỹ ở Biển Đông thời gian tới, ông Lợi cho rằng Washington sẽ vẫn tiếp tục nhưng việc này không phải là ưu tiên. Mức độ tuần tra của Mỹ cũng sẽ phụ thuộc vào thái độ của Trung Quốc nữa và xu hướng chung là duy trì nguyên trạng ở Biển Đông.

Với quan hệ Mỹ - Trung, Phó giáo sư Lợi nhận định ông Trump sẽ gây sức ép về kinh tế với Bắc Kinh, có thể sẵn sàng trừng phạt do một số nguyên tắc chơi không bình đẳng như an ninh mạng, tỷ giá hối đoái. Tỷ giá Trung Quốc đưa ra tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu khiến một số nhà đầu tư không được hưởng lợi tại Mỹ. Hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ có thể phải chịu mức thuế cao, thậm chí lên đến 30%.

"Nhìn chung quan hệ của Mỹ với các đối tác thương mại chính sẽ trở nên xấu hơn, tuy nhiên phần lớn các hạn chế nêu trong Cương lĩnh của Đảng Cộng hòa sẽ không được áp dụng", chuyên gia Derek M. Scissors của Viện doanh nghiệp Mỹ (American Enterprise Institute - AEI), trao đổi qua email với VnExpress.

Ông Scissors đánh giá nếu trở thành tân tổng thống Mỹ ông Trump sẽ hướng tới việc chứng tỏ rằng mình là một nhà đàm phán "rắn" hơn so với Tổng thống Obama và dùng uy quyền của một cường quốc để áp đặt các hạn chế thương mại. Mexico có thể nằm đầu danh sách, tiếp đó là Trung Quốc. Tuy nhiên các hạn chế thương mại của Mỹ với Liên minh châu Âu (EU) thì không có thay đổi gì. Câu hỏi là các nước có thay đổi chính sách của họ nếu như Mỹ thay đổi hay không. Nếu Mỹ ngăn chặn hàng hóa Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ cố xuất chúng tới các thị trường khác và những nước này cũng có thể chặn hàng của Trung Quốc.

Về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), chuyên gia người Mỹ có cái nhìn khá bi quan, rằng nó sẽ không được thông qua. Khi đó cả Việt Nam, Nhật Bản và các nước khác ở châu Á sẽ cần phải tính đến các thỏa thuận song phương. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chỉ mang tính ngoại giao mà ít có giá trị kinh tế kể cả khi nó được hoàn thiện. 

"Rõ ràng, các nền kinh tế quan trọng nhất để Việt Nam tiếp cận là Nhật Bản và Mỹ. Một thỏa thuận song phương sẽ dễ đạt được hơn, đặc biệt là với các điều khoản của TPP làm nền tảng", ông Scissors nói.

Cùng chia sẻ quan điểm tỷ phú Mỹ Trump không "nhiệt tình" với TPP, ông Cù Chí Lợi cho rằng các vấn đề về TPP có thể sẽ kéo dài hơn, việc thông qua sẽ gặp khó khăn hơn nhưng Mỹ sẽ không bác bỏ hoàn toàn, có thể Mỹ sẽ yêu cầu các nước liên quan thảo luận lại.

"Ông Trump từng nói chính sách của Mỹ là dễ dự đóan, như thế không có lợi cho nước này. Cho nên các phát biểu của ứng viên này có thể nằm trong tư duy 'không lộ bài'. Tuy nhiên, các ứng viên tranh cử thường có xu hướng nói mạnh hơn và làm ít hơn trên thực tế", ông Lợi nói.(Vnexpress)

Chiến tranh mạng bùng nổ

Trung Quốc đứng đầu danh sách những nước tìm cách đánh cắp bí mật từ các tập đoàn Mỹ khiến nền kinh tế số 1 thế giới thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm

Nhiều trang web của chính phủ Philippines đã bị tin tặc ký tên nhân danh “chính phủ Trung Quốc (TQ)” tấn công sau khi phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đưa ra hôm 12-7 bác bỏ “đường lưỡi bò” do Bắc Kinh đơn phương vẽ ra trên biển Đông.

Thiệt hại nặng nề

Trang Softpedia cho biết hơn 60 website của các cơ quan chính phủ Philippines đã tê liệt sau phán quyết bất lợi cho TQ. Các cơ quan lớn như Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao hay Bộ Nội vụ Philippines… đều bị ảnh hưởng.

Một cách trùng hợp, các website bị tấn công đều hiển thị hình ảnh mặt nạ Guy Fawkes, liên quan đến nhóm tin tặc Anonymous khét tiếng, với thông điệp: “Không ai có thể cho bạn tự do. Không ai có thể cho bạn sự công bằng hay công lý. Nếu bạn là đàn ông, bạn chấp nhận điều đó” - chính phủ TQ”. Chính quyền Philippines vẫn chưa xác định được Anonymous có dính líu tới vụ tấn công mạng này hay không nhưng tin tặc TQ vẫn bị nghi là thủ phạm chính.

chien dau co f-22 cua my, mot trong nhung vu khi bi tin tac trung quoc luc loi thong tin nhieu nhat anh: ap

Chiến đấu cơ F-22 của Mỹ, một trong những vũ khí bị tin tặc Trung Quốc lục lọi thông tin nhiều nhất Ảnh: AP

Hồi tháng 7-2015, trang web của PCA bất ngờ bị đánh sập khi tòa đang tiến hành cuộc điều trần vụ kiện về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông giữa Philippines và TQ. Theo The Diplomat, dựa trên phân tích phần mềm và cơ sở hạ tầng, các chuyên gia Công ty An ninh ThreatConnect (Mỹ) xác định website PCA đã bị nhiễm phần mềm độc hại có nguồn gốc từ TQ. Bằng cách lây nhiễm vào máy tính của các nhà báo, giới ngoại giao, luật sư và những người liên quan đến vụ kiện, hacker có thể moi móc thông tin nội bộ của phiên tòa mà TQ nhất quyết không tham dự này. Như thường lệ, Bắc Kinh bác bỏ mọi cáo buộc liên quan.

Trong khi đó, tạp chí The Globalist có trụ sở tại Mỹ hôm 30-7 đăng tải bài viết: “Phải chấm dứt các cuộc tấn công mạng do chính phủ TQ bảo trợ”. Tác giả bài viết nhấn mạnh vấn đề an ninh mạng cũng quan trọng tương đương câu chuyện chống chủ nghĩa khủng bố nóng bỏng trong cuộc đua vào Nhà Trắng của cả 2 ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ và Cộng hòa.

Theo báo cáo của Ủy ban Về đánh cắp sở hữu trí tuệ Mỹ (CTAIP), TQ - đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ - phải chịu trách nhiệm đối với 70% thiệt hại trong lĩnh vực này của Mỹ. Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey hồi tháng 10-2014 thẳng thừng tuyên bố TQ đứng đầu danh sách các nước tìm cách đánh cắp bí mật từ các tập đoàn Mỹ khiến nền kinh tế số 1 thế giới thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm. Từ tháng 10-2013 tới tháng 2-2016, báo cáo của FBI chỉ rõ 17.642 công ty tổn thất 2,3 tỉ USD từ các vụ tấn công của tin tặc TQ. Năm 2015, Washington tố tin tặc TQ đánh cắp hồ sơ cá nhân của 4 triệu nhân viên chính phủ Mỹ.

Mặt trận bí mật

Trên “mặt trận” quân sự, các cơ quan quốc phòng của Mỹ như Lầu Năm Góc và Cơ quan Quản lý an ninh hạt nhân quốc gia mỗi nơi đều phản ánh tới 10 triệu vụ do thám mạng mỗi ngày và TQ lại là tâm điểm điều tra.

Trong cuốn “Ngoại hổ: Chủ nghĩa quân sự của TQ có ý nghĩa gì với thế giới”, tác giả Peter Navarro cho rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) ăn cắp thiết kế của hầu như tất cả hệ thống vũ khí của Mỹ. Trong danh sách đó có các chiến đấu cơ tối tân F-22, F-35, F/A-18, các hệ thống phòng thủ tên lửa quan trọng như Aegis hay THAAD… Nhiều hệ thống vũ khí của Mỹ cũng điêu đứng bởi hiện tượng mà Ủy ban Vũ khí (USASC) gọi là “bão hàng giả”. Trong số hơn 100 vụ việc nghi các bộ phận vũ khí bị làm giả, USASC phát hiện 70% do TQ.

Hồi tháng 3 vừa rồi, dư luận không khỏi sốc khi tờ Thời báo Hoàn Cầu của TQ tung hô không khác gì anh hùng đối với một doanh nhân nước này bị Mỹ kết tội âm mưu tấn công mạng lưới máy tính của các nhà thầu quốc phòng Mỹ. Ấn phẩm trực thuộc sự quản lý của Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản TQ - nói rằng nếu doanh nhân có tên Su Bin, 50 tuổi, này đánh cắp bí mật quân sự Mỹ và tuồn cho chính phủ TQ thì nước nhà sẵn sàng thể hiện sự biết ơn và kính trọng ông ta vì sự tận tụy với tổ quốc. Thời báo Hoàn Cầu còn nhấn mạnh trên mặt trận bí mật không thuốc súng, TQ cần những đặc vụ thu thập các bí mật từ Mỹ như Su Bin và chính phủ nên chiêu mộ doanh nhân này, cho ông ta một danh phận để ghi công!

Theo Bộ Tư pháp Mỹ, Su Bin thừa nhận câu kết với 2 tin tặc làm việc cho quân đội TQ trong âm mưu do thám mạng từ năm 2008-2014. Chúng nhằm vào những thiết kế đang được TQ khao khát như máy bay vận tải C-17 của Boeing hay chiến đấu cơ F-22, F-35 do nhà thầu quốc phòng lừng danh Lockheed Martin chế tạo.

Theo tạp chí quân sự Mỹ Washington Free Beacon, cuộc cải tổ quân sự của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình công bố hôm 31-12-2015 đã lộ rõ ý đồ tăng cường mối đe dọa của chiến tranh mạng và các đơn vị do thám vốn mới được hợp nhất thành Lực lượng Hỗ trợ mới (SSF). Lực lượng này có vị trí tương đương lục quân, hải quân, không quân và cơ quan tên lửa của TQ.

Giới chức Mỹ và các nhà phân tích TQ chỉ rõ SSF bao gồm cơ quan gián điệp mạng của TQ được biết đến với cái tên Cục số 3, gọi tắt là 3PLA. Ước tính, có tới 100.000 hacker chiến tranh mạng và chiến binh do thám tín hiệu thuộc kiểm soát của 3PLA. Cục này có những nhân vật tinh nhuệ được đào tạo đặc biệt chuyên về tấn công mạng lưới, giải mã…

Đáng chú ý, Cục số 4, cơ quan độc lập chuyên về do thám điện tử quân sự và tác chiến điện tử của TQ, cùng với cơ quan tình báo quân sự truyền thống - còn được biết tới với cái tên 2PLA, cũng được gom vào SSF theo kế hoạch cải tổ. Cựu quan chức tình báo quân sự Mỹ Larry Wortzel nhận định bước đi này cho thấy PLA đang hướng về viễn cảnh chiến tranh điện tử mạng lưới tích hợp, đồng thời muốn tận dụng vệ tinh cho các hoạt động do thám, giám sát và trinh sát.(NLĐ)

 

Hơn 30.000 vụ tấn công

Năm 2014, 5 thành viên 3PLA từng bị Bộ Tư pháp Mỹ truy tố vì các vụ tấn công mạng vào các công ty của Mỹ. Theo tài liệu mới giải mật từ Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), tin tặc của 3PLA đã tiến hành hơn 30.000 vụ tấn công mạng nhằm vào các bí mật công nghiệp quân sự, trong đó có hơn 500 vụ xâm nhập mạng lưới máy tính của quân đội Mỹ.

 

NASA sẽ thám hiểm thiên thạch ‘Ngày tận thế’

NASA đang lên kế hoạch một cuộc thám hiểm đến thiên thạch "Ngày tận thế" có tên gọi Bennu.

Chúng ta có thể nhìn thấy được Bennu từ Trái đất khi nó đi qua quỹ đạo của chúng ta mỗi sáu năm. Bennu có đường kính khoảng 500 m và quay quanh mặt trời với tốc độ hơn 100.000 km/giờ, được dự đoán sẽ bay ngang qua Trái đất và mặt trăng vào năm 2135.

"Chuyến bay ngang qua vào năm 2135 sẽ làm thay đổi quỹ đạo của Bennu, có khả năng nó sẽ hướng về Trái đất sau đó" - Dante Lauretta, giáo sư về khoa học hành tinh tại ĐH Arizona, trả lời tờ The Sunday Times. "Nó có thể gây ra nhiều thiệt hại và thương vong" - ông nói thêm.

hinh anh mo phong chuyen tham hiem den hanh tinh bennu. anh: the independent.

Hình ảnh mô phỏng chuyến thám hiểm đến hành tinh Bennu. Ảnh: THE INDEPENDENT.

Ông Lauretta, trưởng điều tra của NASA sẽ phụ trách sứ mệnh thám hiểm mang tên Osiris-Rex đến Bennu vào tháng 9 tới. Chuyến đi này nhằm lập bản đồ, lấy mẫu đất đá từ hành tinh, sau đó quay trở lại Trái Đất.

Ông cho biết thông tin về kích thước, khối lượng và thành phần cấu thành hành tinh này sẽ là dữ liệu quan trọng cho các thế hệ tương lai.

Đội thám hiểm Osiris-Rex sẽ đến Bennu vào năm 2018 và sẽ mất khoảng một năm để nghiên cứu thành phần hóa học, khoáng chất và lịch sử địa chất của hành tinh này.

Thông tin thu thập được sẽ giúp các nhà khoa học biết được hướng đi của Bennu bị tác động bởi ánh sáng mặt trời dưới dạng nhiệt như thế nào.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục