tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 01-08-2016

  • Cập nhật : 01/08/2016

Sét đánh chết 40 người ở Ấn Độ trong 1 ngày

Ít nhất 40 người chết và 35 người khác bị thương do sét đánh tại bang Orissa, miền đông Ấn Độ ngày 30-7.

chi trong ngay 30-7, it nhat 40 nguoi bi set danh chet o an do - anh: the indian express

Chỉ trong ngày 30-7, ít nhất 40 người bị sét đánh chết ở Ấn Độ - Ảnh: The Indian Express

Theo đài truyền hình nhà nước AIR, ngày 30-7 rất nhiều địa phương xảy ra sấm sét như huyện Bhadrak, Balasore, Mayurbhanj, Khurda, Cuttack Keonjhar, Nayagarh, Jajpur, Kendrapara và Puri.

Trong đó tại huyện Bhadrak và Balasore, mỗi nơi sét đánh chết 8 người. Tại huyện Mayurbhanj và Khurda, mỗi nơi có 5 người chết do sét đánh còn tại huyện Cuttack có 4 người…

Các quan chức cho biết hầu hết nạn nhân bị sét đánh trúng khi làm đồng do đang vào mùa gieo cấy lúa. Họ cũng lo ngại số người chết có thể còn tăng lên do nhiều người bị thương đang trong tình trạng nguy kịch.

Thủ hiến bang Naveen Patnaik đã gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân và đã chỉ đạo chính quyền địa phương bồi thường cho họ.

Hôm 21-6, sét cũng đánh chết gần 100 người ở hai bang Bihar và Uttar Pradesh, trong đó có nhiều trẻ em. Vụ việc được mô tả là nghiêm trọng “chưa từng có” dù vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 10) Ấn Độ thường xảy ra sét đánh. 

* Sập nhà gần Mumbai, 6 người chết, 20 người bị mắc kẹt

Sáng 31-7, một tòa nhà 3 tầng ở khu Bhiwandi gần Mumbai bất ngờ đổ sập khiến ít nhất 6 người chết.

Theo Times of India, cảnh sát và lực lượng cứu hộ đã cứu được 25 người, tuy nhiên khoảng 20 người được cho là bị mắc kẹt và mọi người đang nỗ lực giải cứu họ.(TT)

Cuộc chạy đua nước rút vào Nhà Trắng: Chơi dao

Cuộc chạy đua nước rút vào Nhà Trắng đang tới hồi gay cấn với những cuộc “so găng” quyết liệt của hai đối thủ sáng giá: Ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton.

Tại đại hội đảng Dân chủ vừa kết thúc ngày 28/7, mặc dù chịu nhiều chỉ trích về vụ rò rỉ email, nhưng cuối cùng bà Hillary Clinton vẫn trở thành người đại diện cho đảng này tại cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 8/11.

Trước đó một ngày, tại cuộc họp họp báo ở bang Florida, nhằm triệt hạ đối thủ Hillary, tỷ phú “vạ miệng” Donald Trump bày tỏ hy vọng các cơ quan tình báo Nga sẽ tìm ra hơn 30.000 email bị xóa của bà Hillary Clinton. Ông nói: “ Nếu Nga, Trung Quốc hay bất kỳ nước nào khác có những email này, thành thật mà nói, tôi rất muốn thấy chúng“.

Tất nhiên, phát biểu này của ông Donald Trump ngay lập tức châm ngòi một cơn thịnh nộ tại đại hội toàn quốc đảng Dân chủ. Đích thân bà Hillary và ban vận động tranh cử cho bà Clinton cáo buộc ông Trump gây nguy hại cho an ninh quốc gia, thậm chí đang thông đồng với kẻ thù của Mỹ.

Cựu Bộ trưởng quốc phòng, cựu Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Leon Panetta chỉ trích những phát ngôn này của ông Trump là vô trách nhiệm và lên án việc ông Trump nhờ người Nga can thiệp vào chuyện chính trị Mỹ.

Jake Sullivan, cố vấn chính sách cao cấp thuộc ban vận động tranh cử cho bà Clinton nói: “Đây là lần đầu tiên một ứng viên tổng thống thuộc một đảng lớn chủ động khuyến khích thế lực bên ngoài tiến hành hoạt động gian điệp chống lại đối thủ chính trị của ông ta. Đây không còn là câu chuyện gây tò mò hay vấn đề chính trị nữa mà là vấn đề an ninh quốc gia”.

Mặc dù, phát ngôn viên Jason Miller của ông Trump sau đó đã phải “chữa cháy” bằng cách nói rằng Trump không hề kêu gọi người Nga tấn công e-mail của bà Clinton, mà chỉ kêu gọi ai đang giữ những e-mail này nên giao nộp cho nhà chức trách Mỹ.

Thế nhưng, các chuyên gia phân tích cho rằng, những phát ngôn này của ông Trump có thể vi phạm một luật liên bang khác, theo đó quy tội cho một cá nhân xúi giục người xung quanh thực hiện những tội ác nghiêm trọng, liên quan đến việc lợi dụng sức mạnh khoa học tự nhiên (bao gồm cả hành động tấn công mạng) để tấn công tài sản của Mỹ.

Dường như, cấp độ phát ngôn vạ miệng gây “bão” của ứng cử viên Donald Trump ngày càng gia tăng. Không biết ông có biết rằng, chơi dao sắc có ngày đứt tay.(TP)

Venezuela buộc dân làm nông dân để chống đói

Một nghị định mới của chính phủ Venezuela yêu cầu công dân làm việc trong trang trại để giải quyết tình trạng thiếu lương thực trầm trọng của đất nước, CNN đưa tin.

sac lenh moi cua tong thong venezuela yeu cau nguoi dan nuoc nay lam viec tren nhung canh dong trong khoang thoi gian 2 thang nham cai thien tinh hinh luong thuc cua dat nuoc. anh: reuters

Sắc lệnh mới của tổng thống Venezuela yêu cầu người dân nước này làm việc trên những cánh đồng trong khoảng thời gian 2 tháng nhằm cải thiện tình hình lương thực của đất nước. Ảnh: Reuters

Trong một sắc lệnh được diễn đạt một cách mơ hồ, giới chức Venezuelacho biết, các nhân viên thuộc khu vực công và tư nhân có thể bị buộc phải làm việc trên các cánh đồng của đất nước trong khoảng thời gian 60 ngày và có thể kéo dài hơn tùy theo hoàn cảnh.

Theo nghị định, chính phủ vẫn trả lương bình thường cho công nhân và không sa thải họ khỏi công việc thực tế.

“Giải quyết tình trạng thiếu lương thực trầm trọng tại Venezuela bằng cách bắt người dân làm việc trên các cánh đồng giống như cố chữa một cái chân bị gãy với sự trợ giúp của một ban nhạc”, Erika Guevara Rosas, giám đốc khu vực châu Mỹ của Tổ chức Ân xá Quốc tế, nhận định.

Tổng thống Nicolas Maduro đang sử dụng quyền hạn của ông để tuyên bố tình trạng khẩn cấp về kinh tế. Bằng cách sử dụng một nghị định, ông có thể lách qua sự phản đối của Quốc hội Venezuela – bên kiên quyết chống lại mọi hành động của ông – một cách hợp pháp.

Theo CNN, đó là một dấu hiệu về sự khó khăn tại Venezuela, nơi đang vật lộn với cuộc khủng hoảng lương thực. Mọi người xếp hàng hàng giờ trong dòng người bên ngoài siêu thị để mua trứng, sữa, bột và các vật dụng cần thiết ngoài siêu thị. Tuy nhiên, siêu thị thường xuyên trống rỗng.

Venezuela từng là một nước nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, trong những năm 1999, đất nước này bắt đầu nhập khẩu lương thực và đầu tư ít hơn vào lĩnh vực này. Gần như toàn bộ doanh thu của Venezuela đến từ dầu mỏ.

Khi giá dầu lao dốc từ mức hơn 100 USD một thùng xuống còn 41 USD một thùng, ngân khố của quốc gia Nam Mỹ nhanh chóng trống rỗng và không đủ khả năng chi trả cho thực phẩm nhập khẩu, giấy vệ sinh và các nhu yếu phẩm khác. Hiện tại, các trang trại từng bị bỏ rơi là niềm hy vọng của đất nước.

Hành động của ông Maduro rất giống với chiến lược của chính phủ Cuba trong những năm 1960, khi nước này tìm cách phục hồi sản xuất đường sau khi giảm mạnh bởi lệnh cấm vận của Mỹ đối với hàng hóa Cuba.

Điều quan trọng cần lưu ý là Maduro đã ban hành các nghị định trước đó và chúng thường không thể giúp giải quyết vấn đề. Hồi tháng 1, chính phủ của ông dự tính ban hành một nghị định nhằm hạn chế việc sử dụng và chuyển tiền trong các tài khoản. Nói cách khác, đó là đóng băng ngân hàng. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được thực hiện.

Quốc hội dự kiến sẽ thảo luận về nghị định mới vào hôm 2/8. Tuy nhiên, điều này cũng chỉ mang ý nghĩa tượng trưng bởi theo luật của Venezuela, Quốc hội không thể bỏ một nghị định.

Hành động mới nhất của ông Maduro có thể là một dấu hiệu cho thấy mục đích chính trị trong hoàn cảnh này. Trước đó, hồi tháng 7, Maduro bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Vladimir Padrino là người đứng đầu đội ngũ quản lý nguồn cung cấp lương thực và phân phối cho cả nước.

Đó là một vai trò quyền lực, đặc biệt vào bối cảnh hiện tại ở Venezuela.

“Quyền lực giao cho Padrino trong chương trình này là bất thường, theo quan điểm của chúng tôi. Nó có thể là báo hiệu rằng Tổng thống Venezuela đang cố gắng tranh thủ hỗ trợ từ phía quân đội trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế xã hội trở nên trầm trọng”, Sebastian Rondeau, một chuyên gia kinh tế tại Bank of America, viết trong một nghiên cứu.

Theo IMF, Venezuela là nền kinh tế tồi tệ nhất thế giới. Cơ quan này dự báo nền kinh tế của quốc gia của những hoa hậu sẽ giảm 10% trong năm nay và lạm phát dự kiến tăng hơn 700%. Ngoài tình trạng thiếu thực phẩm, bệnh viện cũng trong tình trạng báo động, khiến nhiều bệnh nhân không được điều trị. Một số đã qua đời.(Zing)

Nga phát hiện mã độc trong các hạ tầng thiết yếu

Cơ quan tình báo Nga hôm nay (30-7) cho biết mạng máy tính của 20 tổ chức, trong đó có các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp quốc phòng đã bị nhiễm mã độc.

Theo Reuters, cơ quan tình báo Nga cũng cho rằng đây là một vụ tấn công mạng có chủ đích và đã được phối hợp tổ chức.

Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết phần mềm gián điệp và cách thức mạng máy tính bị nhiễm mã độc này tương tự với những vụ tấn công mạng nhằm mục đích do thám từng được phát hiện tại Nga và các nước khác. Tuy nhiên cơ quan này không nêu rõ họ nghi ngờ lực lượng nào đứng sau cuộc tấn công.

Trong thông báo trên trang web của mình, FSB cho biết: "Tài nguyên công nghệ thông tin của các cơ quan chính phủ, các viện khoa học và quân sự, các nhà thầu quốc phòng và những thực thể khác liên quan tới hạ tầng thiết yếu đều đã bị nhiễm mã độc".

Công bố của FSB được đưa ra ngay sau những thông tin về các vụ tấn công mạng nhằm vào Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ Mỹ (DNC) và Uỷ ban đảng Dân chủ về Chiến dịch Quốc hội (DCCC).

Các chuyên gia an ninh mạng và giới quan chức Mỹ đều cho rằng họ có chứng cứ để buộc tội Nga đứng sau vụ tấn công mạng nhằm vào DNC, phát tán những email nhạy cảm của nội bộ đảng này và thao túng kết quả bầu cử tại Mỹ.

Tuy nhiên tới nay, điện Kremlin vẫn bác bỏ mọi liên quan tới vụ việc.

Tokyo có nữ thị trưởng đầu tiên

 Tối 31-7, báo chí Nhật Bản loan tin bà Yuriko Koike - cựu bộ trưởng Quốc phòng, đã được bầu làm tân thị trưởng Tokyo, trở thành nữ thị trưởng đầu tiên của thành phố này.

ba yuriko koike - tan thi truong tokyo - anh: japan times

Bà Yuriko Koike - tân thị trưởng Tokyo - Ảnh: Japan Times

Theo Japan Times, bà Koike, 64 tuổi, đã đánh bại hai đối thủ hàng đầu là cựu bộ trưởng nội vụ Hiroya Masuda và nhà báo tự do Shuntaro Torigoe để trở thành  người đứng đầu thành phố hơn 13 triệu dân.

"Tôi muốn thực hiện các chính sách mới mà mọi người chưa từng thấy", bà Koike nói với những người ủng hộ khi biết tin bà gần như sẽ thắng cử.

Trước ngày bầu cử, bà Koike từng khiến đảng Dân chủ tự do (LDP) của Thủ tướng Shinzo Abe không vui vì tuyên bố tranh cử mà không thông qua trước trong nội bộ đảng. Trong khi hai đối thủ chính của bà, ông Hiroya Masuda rất được LDP ủng hộ còn nhà báo Shuntaro Torigoe được các đảng phái đối lập ủng hộ.

Trong chiến dịch, cả ba ứng viên cử hàng đầu đều cam kết sẽ kéo giảm tình trạng thiếu hụt cơ sở chăm sóc bệnh nhân cũng như tăng cường các giải pháp chống thiên tai  ở thủ đô vốn thường xảy ra động đất.

Cả ba cũng cho biết sẽ xem xét chi phí đang phình to của Thế vận hội Tokyo 2020 để giảm bớt gánh nặng cho người dân nếu được bầu.

Vào tháng 6-2016, ông Yoichi Masuzoe, 67 tuổi, đã từ chức sau khi bị cáo buộc tiêu xài xa xỉ.(TT)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục