tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 02-08-2016

  • Cập nhật : 02/08/2016

Ông Tập bị quân đội gây sức ép cứng rắn sau phán quyết 'đường lưỡi bò'

Giới lãnh đạo Trung Quốc được cho là đang phải tìm cách né tránh những áp lực từ quân đội buộc họ phản ứng quyết liệt hơn sau phán quyết "đường lưỡi bò".

mot tau chien trung quoc tham gia dien tap trai phep gan quan dao hoang sa cua viet nam trong thoi gian tu ngay 5 den 11/7. anh: xinhua

Một tàu chiến Trung Quốc tham gia diễn tập trái phép gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong thời gian từ ngày 5 đến 11/7. Ảnh: Xinhua

Sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) do Liên Hợp Quốc bảo trợ ở The Hague, Hà Lan, ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc, Bắc Kinh đến nay vẫn chưa thể hiện dấu hiệu nào cho thấy họ muốn thực hiện các động thái cứng rắn hơn. Thay vào đó, Trung Quốc kêu gọi giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại hòa bình.

Tuy nhiên, gần đây, một số thế lực bên trong lực lượng quân đội ngày càng độc lập của Trung Quốc đang ra sức thúc ép chính quyền phản ứng mạnh mẽ hơn, tính đến cả khả năng huy động quân sự, nhằm chống lại Mỹ cũng như các đồng minh khu vực vì vấn đề Biển Đông, Reuters dẫn lời 4 nguồn tin am hiểu sự việc cho biết.

Phán quyết từ Tòa Trọng tài khẳng định Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong yêu sách "đường lưỡi bò" mà Bắc Kinh đơn phương vạch ra, bao trùm hầu hết diện tích Biển Đông. Bắc Kinh luôn miệng nói rằng sẽ phớt lờ phán quyết, gọi đây là một âm mưu chống Trung Quốc được nung nấu ở Washington.

"Quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng", một nguồn tin giấu tên cho hay.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình những năm gần đây không ngừng tranh thủ sự ủng hộ cũng như củng cố quyền lực đối với quân đội mà chưa gặp bất kỳ thách thức lớn nào. Ông còn đang giám sát chặt chẽ quá trình cải cách nhằm nâng cao năng lực chiến đấu cho lực lượng vũ trang.

Song việc những thế lực bên trong quân đội Trung Quốc đòi hỏi phải có hành động mạnh tay trước phán quyết từ Tòa Trọng tài đang làm gia tăng nguy cơ xảy ra những sự cố ngoài ý muốn, có thể dẫn tới tình thế đối đầu nghiêm trọng ở Biển Đông, giới chuyên gia đánh giá.

Quân đội "cứng rắn"

Một nguồn tin khác có mối liên hệ với quân đội miêu tả lực lượng vũ trang Trung Quốc hiện vô cùng "hiếu chiến".

"Mỹ sẽ làm những gì họ cho là cần thiết. Chúng tôi cũng sẽ làm những gì chúng tôi thấy cần", nguồn tin quả quyết. "Toàn quân đã được củng cố sức mạnh".

Đứng trước câu hỏi liệu Bắc Kinh có đang tìm kiếm một cách phản ứng mạnh mẽ hơn không, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân chỉ lặp lại rằng lực lượng vũ trang của nước này sẽ kiên quyết bảo vệ lãnh thổ, các quyền hàng hải cũng như hòa bình, ổn định ở khu vực, đồng thời xử lý mọi mối đe dọa và thách thức.

Tuy nhiên, các tướng lĩnh về hưu cùng những học giả xuất thân từ quân đội Trung Quốc lại thúc giục chính phủ đưa ra một thông điệp mạnh bạo hơn.

"Quân đội sẽ đứng lên chiến đấu đến cùng và Trung Quốc không bao giờ khuất phục trước bất kỳ nước nào về vấn đề chủ quyền", Liang Fang, giáo sư tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, viết trên mạng xã hội Weibo, đề cập tới phán quyết từ Tòa Trọng tài.

Theo Reuters, hiện chưa rõ những động thái cứng rắn mà quân đội Trung Quốc cân nhắc thực hiện là gì. Nhiều người tập trung vào khả năng Bắc Kinh thiết lập một Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.

Các nguồn tin có liên hệ với quân đội còn nhắc đến một số lựa chọn khác, bao gồm trang bị tên lửa cho những máy bay tuần tra khu vực.

Yue Gang, đại tá quân đội về hưu, nhận xét việc Trung Quốc tuyên bố sẽ điều phi cơ tuần tra thường xuyên ở Biển Đông cho thấy Bắc Kinh đang muốn tìm cách đánh bại ưu thế trên không mà Mỹ có được nhờ đội ngũ tàu sân bay hiện đại. 

"Trung Quốc lúc này không còn cảm thấy bị đe dọa bởi đội tàu sân bay Mỹ nữa và đã đủ can đảm để đáp trả, bất chấp nguy cơ xảy ra va chạm ngoài ý muốn", Yue viết trên Weibo.

"Chúng ta phải chuẩn bị cho một cuộc chiến dài hơi và nên coi phán quyết từ tòa như một bước ngoặt đối với chiến lược ở Biển Đông của ta", LiJinming từ Đại học Hạ Môn, bình luận.

Chính phủ thận trọng

chu tich trung quoc tap can binh (phai) cuoi thang truoc tiep co van an ninh quoc gia my susan rice tai bac kinh. anh: reuters

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) cuối tháng trước tiếp Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Dù giới quân sự liên tục đưa ra những phát ngôn mạnh miệng, đến nay chính quyền Trung Quốc vẫn chưa triển khai động thái tiềm ẩn khả năng gây leo thang căng thẳng lớn nào. Một số nhà ngoại giao cùng các nguồn tin cho hay giới lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ sự nguy hiểm cũng như những hệ lụy họ phải chịu nếu để xung đột bùng phát.

"Họ đang ở thế thủ. Họ rất lo lắng trước phản ứng từ quốc tế", một nhà ngoại giao hàng đầu ở Bắc Kinh tiết lộ, dẫn chứng bằng những cuộc đối thoại với các quan chức Trung Quốc. "Họ thật sự mong muốn nối lại đàm phán. Giới lãnh đạo Trung Quốc phải xem xét thật kỹ những bước đi tiếp theo".

Nội bộ lực lượng vũ trang Trung Quốc cũng nhận thức được rằng họ sẽ phải nhận những hậu quả tồi tệ nếu đối đầu trực diện với Mỹ.

"Hải quân của chúng tôi không thể so bì cùng Mỹ. Chúng tôi không sánh kịp họ về mặt công nghệ. Những người dân thường Trung Quốc sẽ là bên duy nhất bị ảnh hưởng", một nguồn tin quân đội nói và thêm rằng cách nhìn nhận này hiện rất phổ biến.

Một nguồn tin khác có quan hệ với giới lãnh đạo Trung Quốc thì thẳng thắn nói: "Chiến tranh khó có thể nổ ra".

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị mới đây lên tiếng đề cao tầm quan trọng của đối thoại, nhấn mạnh đã đến lúc đưa mọi thứ "trở về quỹ đạo" và "ngừng nói về" phán quyết của Tòa Trọng tài.

Mỹ đáp lại lời đề nghị một cách đầy thiện chí, cử Cố vấn An ninh Quốc giaSusan Rice tới Trung Quốc, kêu gọi Bắc Kinh kiềm chế. Washington cũng đang áp dụng phương pháp ngoại giao thầm lặng nhằm thuyết phục các bên liên quan ở khu vực tránh thực hiện những động thái mạnh khiến căng thẳng gia tăng.

Bắc Kinh từ lâu luôn tỏ thái độ giận dữ trước hoạt động tự do hàng hải của Washington ở Biển Đông song chỉ điều tàu bám đuôi và cảnh cáo các chiến hạm Mỹ. Điều này cho thấy Trung Quốc rõ ràng không muốn khiêu khích Mỹ về mặt quân sự, nhiều nhà ngoại giao phương Tây và châu Á nhận định.

Theo một nhà ngoại giao ở Bắc Kinh, nếu muốn thực hiện các động thái gây hấn quân sự, Trung Quốc sẽ tính toán kỹ lưỡng thời điểm, nhiều khả năng rơi vào khoảng thời gian từ lúc Hội nghị thượng đỉnh G20 kết thúc vào đầu tháng 9 tới tháng 11, khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra.

Trung Quốc rất lo ngại những hành động của nước này ở Biển Đông sẽ phủ bóng Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay, nơi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải đối mặt với những lãnh đạo đến từ các cường quốc hàng đầu thế giới. Sự kiện dự kiến được tổ chức ở thành phố Hàng Châu.

"Nhưng Trung Quốc sẽ phạm sai lầm nếu nghĩ Mỹ sẽ chỉ ngồi đó và không làm gì cả", nhà ngoại giao ở Bắc Kinh khẳng định.(VNexpress)

Bầu cử Mỹ: Bà Clinton dẫn trước ông Trump ở các bang còn do dự

ung cu vien tong thong cua dang dan chu hillary clinton phat bieu tai le be mac dai hoi. (nguon: afp/ttxvn)

Ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton phát biểu tại lễ bế mạc đại hội. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Kênh truyền hình CNN ngày 31/7 cho biết giống như các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ trước đây, ứng viên của Đảng Dân chủ và Cộng hòa vẫn cạnh tranh chủ yếu tại các bang còn do dự và năm nay, báo chí dự đoán con số này là 11 bang.

Theo các điều tra dư luận mới nhất, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đang có phần chiếm ưu thế trước tỷ phú Donald Trump tại các bang còn do dự. 

Còn xét trên toàn quốc, điều tra dư luận của hãng tin Reuters công bố hôm 29/7 cho thấy bà Clinton đang dẫn trước ông Trump 6 điểm. Cụ thể trong số 1.426 người được hỏi từ ngày 25-29/7 có 41% tuyên bố sẽ ủng hộ bà Clinton, 35% tuyên bố ủng hộ ông Trump và 24% tuyên bố sẽ ủng hộ người khác.

Một trong những vấn đề nổi lên vào cuối tuần qua là khả năng ông Trump tham dự các cuộc tranh luận với bà Clinton trên truyền hình.

Ông Trump cho rằng bà Clinton và Đảng Dân chủ đã tác động tới việc bố trí lịch tranh luận khiến hai trong ba cuộc tranh luận dự kiến sẽ diễn ra cùng giờ với các trận đấu trong khuôn khổ giải bóng bầu dục Mỹ. Tuyên bố này khiến dư luận lo ngại ông Trump có thể sẽ bỏ không tham gia tranh luận như giai đoạn bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa.

Trong khi đó, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang tiến hành điều tra khả năng hệ thống máy tính sử dụng trong chiến dịch tranh cử của bà Clinton đã bị tin tặc tấn công. 

Julian Assange, người đứng đầu trang mạng Wikileaks, cho biết hiện nắm rất nhiều thông tin về Clinton, trong đó có những nội dung rất “thú vị”.(TTXVN)

Tỷ phú Trump để ngỏ khả năng công nhận Crimea thuộc về Nga

Ngày 31/7, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, tỷ phú Donald Trump đã nêu khả năng Mỹ chấp nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine nếu việc này dẫn tới các mối quan hệ tốt đẹp hơn với Moskva, cũng như sự hợp tác mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ABC, ông Trump đề xuất rằng người dân Crimea nên là một phần của nước Nga, đồng thời để ngỏ khả năng xem xét công nhận Crimea là một phần của Nga và dỡ bỏ các trừng phạt đối với nước này sau khi trở thành Tổng thống. 

Quan điểm này đi ngược với chủ trương của chính quyền Barack Obama, vốn áp đặt những trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga sau khi nước này sáp nhập vùng lãnh thổ trên từ Ukraine cách đây 2 năm.

Tỷ phú Trump cũng bác bỏ những ý kiến cho rằng ông có mối liên hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin và khẳng định ông chưa hề gặp gỡ hay nói chuyện với ông Putin qua điện thoại. 

Ông cho rằng "thật tuyệt vời" nếu Mỹ có mối quan hệ tốt với Nga và nếu Moskva giúp đỡ đối phó với IS.(VN+)

Nước Anh rời EU, nước Úc hưởng lợi?

 
Nước Úc có thể chứng kiến một sự bùng nổ dân số nho nhỏ do ảnh hưởng từ Brexit.

Đã hơn 1 tháng trôi qua sau khi người Anh bỏ phiếu chọn rời EU (Brexit) trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6, nhưng những tin xấu về hậu quả của Brexit thì vẫn chưa chấm dứt.

Theo báo cáo mới đây của ngân hàng Macquarie (Úc), việc nước Anh chọn rời EU đã khiến cho cơ hội làm việc tại nước này không còn hấp dẫn đối với dân Úc như trước đây nữa, do ảnh hưởng từ nguy cơ suy thoái. Ngoài ra, việc đồng bảng Anh suy yếu trong khi đồng đôla Úc mạnh lên cũng là một điều buộc người Úc phải suy nghĩ.

Vì thế, rất nhiều người Úc sống tại Anh có thể trở về quê nhà, và có thể khiến cho dân số Úc tăng thêm 0,5% trong vòng 2 năm tới, tương đương hơn 1,1 triệu người.

cu moi lan kinh te toan cau co van de (khung hoang tai chinh, khung hoang no chau au) la dan so uc lai tang dot ngot. anh: bloomberg

Cứ mỗi lần kinh tế toàn cầu có vấn đề (khủng hoảng tài chính, khủng hoảng nợ châu Âu) là dân số Úc lại tăng đột ngột. Ảnh: Bloomberg

Ông James McIntyre, kinh tế gia trưởng của Macquarie, nhận xét: “Việc tăng dân số là một điều tốt cho nền kinh tế Úc. So với bình diện toàn cầu, nước Úc đang có mức tăng trưởng khá tốt”.

Hiện tại, nước Úc đang có tốc độ tăng trưởng dân số bình quân là 1,5%, cao hơn so với mức 1,2% của Canada và 0,7% của Mỹ. Từ đây cho tới năm 2020, nước Úc sẽ còn tăng dân số nhanh gấp 3 lần so với mức bình quân của các nước phát triển.

Thổ Nhĩ Kỳ bắt 11 lính đảo chính âm mưu bắt cóc tổng thống

Lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt 11 lính biệt kích đang trên đường bỏ trốn sau khi bắt cóc bất thành Tổng thống Recep Erdogan hai tuần trước.

mot trong so 11 linh bi bat hom nay. anh: reuters

Một trong số 11 lính bị bắt hôm nay. Ảnh: Reuters

Nhóm đặc nhiệm với sự hỗ trợ của trực thăng và máy bay không người lái đêm qua đã bắt được 9 người và phát hiện thêm hai người khác vào sáng nay, hãng thông tấn Anadolu đưa tin.

Những người này khi đối diện đã chống trả lại nhóm đặc nhiệm tại quận Ula thuộc tỉnh Mugla, tuy nhiên không có thương vong. Họ bị người dân phát hiện và báo với nhà chức trách.

Hàng chục người phản đối cuộc đảo chính đã tập trung trước các đơn vị, nơi các lính bị giam giữ trước khi chuyển tới trạm cảnh sát gần đó. 

Đây là 11 người trong tổng số 37 lính biệt kích bị cáo buộc cố bắt cóc ông Erdogan. 25 người khác đã bị bắt trong các cuộc truy quét trước đó.

Các lính đảo chính hôm 15/7 đã đi trực thăng đến khách sạn Grand Yazici Marmaris Mares tại Marmaris, tỉnh Mugla, nơi ông Erdogan và gia đình đang ở đó nghỉ mát. Họ được cho là đột kích vào để bắt giữ hoặc ám sát tổng thống nhưng âm mưu bất thành. 

Tổng thống Erdogan sau khi rời khỏi khách sạn nhờ có nguồn tin cấp báo đã giành lại quyền kiểm soát. Hơn 265 người thiệt mạng sau đảo chính, 1.000 người bị thương. Kể từ đó, hơn 60.000 lính, sĩ quan cảnh sát, thẩm phán, công tố viên, giáo viên và các công chức đã bị sa thải hoặc bắt giữ do nghi liên quan. 

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục