tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 26-03-2016

  • Cập nhật : 26/03/2016

Trung Quốc có thể đã đưa tên lửa chống hạm tới Hoàng Sa

Các nhà phân tích quân sự cho rằng hình ảnh mới hé lộ cho thấy Trung Quốc đã triển khai một hệ thống tên lửa chống hạm phi pháp tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 
hinh anh trung quoc phong ten lua hanh trinh chong ham yj-62 duoc cho la dien ra o dao phu lam, thuoc quan dao hoang sa cua viet nam. anh: scmp

Hình ảnh Trung Quốc phóng tên lửa hành trình chống hạm YJ-62 được cho là diễn ra ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: SCMP

Hình ảnh do một nhà phân tích quân sự đăng lên mạng xã hội Weibo hôm 20/3 cho thấy vụ phóng tên lửa hành trình chống hạm YJ-62, với vòm radar ở hậu cảnh. Chuyên gia phân tích nói địa điểm được cho là đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất ở quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bắc Kinh đã lắp đặt tên lửa đất đối không phi pháp trên đảo này. 

Tạp chí IHS Jane’s Defence Weekly cho biết bức ảnh đồng nhất với hình ảnh từ một tạp chí quân sự Trung Quốc.  

SCMP dẫn lời các chuyên gia cho hay dựa trên đánh giá địa hình, tòa nhà ở hậu cảnh bức ảnh, vụ phóng diễn ra ở đảo Phú Lâm. 

Thông tin này được đưa ra sau khi Fox News tháng trước viện dẫn hình ảnh vệ tinh, cho rằng hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc đã được thiết lập phi pháp trên đảo. Một đại tá đã về hưu của Hải quân Trung Quốc nói nước này trước đó đã lên kế hoạch triển khai YJ-62 tại đảo Phú Lâm. "Hồng Kỳ-9 (HQ-9) và YJ-62 có những chức năng bổ sung cho nhau, loại đầu là tên lửa chống máy bay, còn loại kia chống hạm", chuyên gia này cho biết. Ông ta cũng ngang nhiên nói thêm rằng việc triển khai này là "cần thiết" vì Lầu Năm Góc đã tuyên bố sẽ gửi thêm tàu tới Biển Đông. 

ten lua yj-62. anh: scmp

Tên lửa YJ-62. Ảnh: SCMP

Liang Guoliang, chuyên gia quân sự ở Hong Kong, nói việc thiết lập YJ-62 trên đảo Phú Lâm nhằm thực thi chiến lược quân sự Trung Quốc. Ông Liang cho rằng với tầm phóng khoảng 300 km, tương đương 200 hải lý, nó có thể bảo vệ cái gọi là vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc mà không ảnh hưởng đến chiến dịch tự do hàng hải. 

Ông nói thêm chức năng khác của đảo Phú Lâm là làm lá chắn bảo vệ cho căn cứ hải quân Yulin ở Tam Á, đảo Hải Nam, cách đó 300 km. 

Antony Wong Dong, nhà phân tích ở Macau, cho rằng tầm phóng của YI-62 còn xa hơn HQ-9. "Đây là mối đe dọa lớn với an ninh hàng hải của Việt Nam và là sự vi phạm hoàn toàn luật quốc tế", ông nói. 

Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974. Nước này thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm từ tháng 7/2012. Sau khi Trung Quốc triển khai phi pháp tên lửa HQ-9 ra Phú Lâm, trong vụ việc được hé lộ tháng trước, Việt Nam đã trao công hàm cho đại diện Đại sứ quán Trung Quốc, phản đối Bắc Kinh vi phạm chủ quyền ở Hoàng Sa, và cho lưu hành công hàm tại Liên Hợp Quốc. Việt Nam tuyên bố hành động đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.


Tổng thống Obama sắp bàn về biển Đông với ông Tập Cận Bình

Chủ đề biển Đông có thể sẽ được bàn đến trong cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và ông Tập Cận Bình.

Tổng thống Mỹ Obama sẽ tiếp Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà trắng vào ngày 31-3 tới, báo Wall Street Journal (Mỹ) dẫn thông báo từ văn phòng tổng thống Mỹ ngày 24-3 cho biết.

Hoạt động này là một phần của chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình cuối tháng này để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân.

Theo văn phòng tổng thống Mỹ, hai lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc sẽ bàn về việc tăng hợp tác hai nước ở các lĩnh vực hai bên có quyền lợi chung và thảo luận về các bất đồng một cách xây dựng.

tong thong obama va chu tich trung quoc tap can binh gap nhau gan day o phap. (anh: ap)

Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau gần đây ở Pháp. (Ảnh: AP)

Trong khi đó, báo The News (Pakistan) dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Bảo Đông cho biết ông Tập Cận Bình sẽ bàn vấn đề khôi phục đàm phán hạt nhân Triều Tiên với Tổng thống Obama.

Các chủ đề an ninh mạng và biển Đông có thể cũng sẽ được hai bên bàn đến trong cuộc gặp.

Lần gần nhất Tổng thống Obama tiếp ông Tập Cận Bình là vào tháng 9-2015. Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Obama tại Nhà trắng tháng 9-2015, ông Tập Cận Bình đã cam kết không quân sự hóa Trường Sa - một cam kết mà giới quan sát ngay sau đó nhận định là không đáng tin.


Triều Tiên tập trận mô phỏng hủy diệt dinh Tổng thống Hàn Quốc

Triều Tiên vừa tổ chức một cuộc tập trận bắn đạn thật mô phỏng đợt tấn công vào nơi ở và làm việc của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, 2 ngày sau khi cảnh báo bà sẽ lãnh “kết cục đau khổ”.

Trong cuộc tập trận mô phỏng này, hãng thông tấn nhà nước Triều TiênKCNA cho biết đạn pháo được sử dụng để “nã vào Nhà Xanh cùng một số cơ quan khác ở thủ đô Seoul – Hàn Quốc”.

Đích thân nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un giám sát tập trận, với sự tham dự của “hàng trăm loại pháo binh tầm xa”. Mục đích các bài tập nhằm thách thức hoạt động của liên minh Mỹ - Hàn Quốc, liên quan tới hai cuộc tập trận chung “Giải pháp Then chốt” và “Đại bàng non” do Washington và Seoul tiến hành gần đây.

KCNA dẫn lời ông Kim tuyên bố nếu kẻ thù còn khiêu khích Triều Tiên, họ sẽ hứng chịu đòn trả thù tàn nhẫn của lực lượng pháo binh khiến Seoul trở thành “đống tro tàn, gạch vụn”.

kcna hom 24-3 dang anh he thong phong roc-ket da nong cua trieu tien hoat dong tai dia diem khong xac dinh. anh: kcna

KCNA hôm 24-3 đăng ảnh hệ thống phóng rốc-két đa nòng của Triều Tiên hoạt động tại địa điểm không xác định. Ảnh: KCNA

Trước đó 1 ngày, Bình Nhưỡng thông báo họ đã thử nghiệm thành công 1 động cơ tên lửa nhiên liệu rắn giúp tăng cường khả năng tên lửa đạn đạo của nước này.

Hôm 23-3, Triều Tiên cũng dọa tiến hành một “vụ trả đũa vì công lý”, mang lại “kết cục đau khổ” cho Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Seoul sau đó mô tả phản ứng của Bình Nhưỡng giống như đang trải qua “cảm giác khủng hoảng”, đồng thời cảnh báo lãnh đạo Triều Tiên đang bước trên con đường tự hủy diệt chính mình.

Căng thẳng giữa 2 miền Nam – Bắc Triều Tiên leo thang sau hai vụ thử hạt nhân (ngày 6-1) và phóng tên lửa (ngày 7-2) của Bình Nhưỡng. Hàn Quốc và Mỹ đáp trả bằng các cuộc tập trận “Giải pháp Then chốt” (kết thúc ngày 18-3 vừa qua) và “Đại bàng non” (kéo dài từ 7-3 đến 30-4).

Bình Nhưỡng phản ứng với 2 cuộc tập trận, gọi đó là hành vi khiêu khích để chuẩn bị cho một cuộc xâm lược vào lãnh thổ mình, bên cạnh việc đe dọa phát động các cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu vào lãnh thổ Seoul, Washington cùng căn cứ Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.

Lệnh trừng phạt do Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 2-3 càng khiến Triều Tiên nổi giận. Tổng thống Park nhận định đây là thời khắc quan trọng trên bán đảo Triều Tiên và do các bên chưa thiết lập bất kỳ kênh đối thoại song phương cũng như đa phương nào nên tình hình không biết khi nào mới hạ nhiệt


Indonesia kêu gọi duy trì an ninh ở biển Đông

Báo Jakarta Post đưa tin Indonesia đã kêu gọi các bên liên quan duy trì hòa bình và an ninh tại biển Đông với nỗ lực ngăn chặn vấn đề tranh chấp bùng phát thành xung đột.

Phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao ở Hải Nam (Trung Quốc) hôm 23-3, Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla nêu rõ: “Indonesia không phải là một bên tranh chấp ở biển Đông, tuy nhiên chúng tôi ý thức những rủi ro thực sự của các vấn đề, trong đó tranh chấp lãnh thổ có thể biến thành một cuộc xung đột mở”.

Ông nhấn mạnh nếu để tranh chấp lãnh thổ tiếp diễn, xung đột do tranh chấp tạo ra sẽ gây tác động kinh tế nặng nề và các bên trong khu vực đều sẽ gánh chịu thiệt hại.

Ông nói Indonesia tin tưởng mạnh mẽ rằng tôn trọng lẫn nhau và kiềm chế sẽ giữ vai trò then chốt trong việc duy trì hòa bình và an ninh ở biển Đông. Ông kêu gọi tìm kiếm giải pháp hòa bình thông qua ngoại giao và chính trị, đồng thời kêu gọi các nước tôn trọng luật pháp quốc tế như đã quy định trong Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.

Phát biểu của Phó Tổng thống Jusuf Kalla được đưa ra giữa lúc Indonesia và Trung Quốc đang tranh cãi liên quan đến các tàu chấp pháp của hai nước đối đầu ở quần đảo Natuna.

Báo The Star ngày 24-3 tiết lộ vài giờ sau khi tàu hải cảnh Trung Quốc can thiệp để giải cứu tàu cá Trung Quốc bị tàu tuần tra của Indonesia kéo đi vì đánh bắt trái phép vào sáng 20-3, một nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc đã gọi điện thoại cho người đồng cấp Indonesia cầu xin Jakarta không công bố vụ này với giới truyền thông với lý do “dù sao chúng ta vẫn là bạn bè”. Tuy nhiên, phía Indonesia từ chối thẳng thừng, đồng thời tổ chức họp báo quốc tế phản đối hành động thô bạo của tàu hải cảnh Trung Quốc.

Báo South China Morning Post đưa tin Indonesia đã bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc về việc phóng thích tám ngư dân tàu cá Trung Quốc. Ông Arif Havas Oegroseno, Thứ trưởng điều phối các vấn đề hàng hải phụ trách chủ quyền trên biển của Indonesia, nhấn mạnh hành động của Trung Quốc đã tạo ra “một trận bóng mới” mà các nước Đông Nam Á cần theo dõi sát sao.

Ông khẳng định Indonesia sẽ tăng cường sự hiện diện tại quần đảo Natuna bằng cách triển khai thêm binh sĩ và tàu tuần tra được trang bị tốt hơn, đồng thời sẽ củng cố căn cứ hải quân tại đó bằng hệ thống phòng thủ hiện đại.


Cựu lãnh đạo Serb ở Bosnia lãnh 40 năm tù vì diệt chủng

Ngày 24-3, tòa án Liên hiệp quốc tuyên phạt cựu lãnh đạo người Serb ở Bosnia, ông Radovan Karadzic 40 năm tù vì phạm tội diệt chủng ở Srebrenica và 9 tội ác chiến tranh khác.

ong radovan karadzic trong phien toa ngay 24-3 - anh: afp

Ông Radovan Karadzic trong phiên tòa ngày 24-3 - Ảnh: AFP

Theo Reuters, ông Karadzic bị Toà án hình sự quốc tế kết luận phạm 10 trong số 11 tội ác chiến tranh nhưng được tha bổng khi đối mặt cáo buộc diệt chủng ở nhiều nơi trong thời gian diễn ra chiến tranh ở Bosnia vào những năm 1990. 

Tòa khẳng địng ông Karadzic, 70 tuổi, chịu trách nhiệm hình sự trong vụ bao vây thành phố Sarajevo và phạm tội ác chống lại loài người ở nhiều khu vực tại Bosnia.

Các thẩm phán cho rằng ông Karadzic cố tình diệt chủng nam giới theo đạo hồi người Bosnia ở Srebrenica, nơi có khoảng 8.000 người theo đạo Hồi thiệt mạng do tội ác chiến tranh được xem là tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ 2.

Thẩm phán O-Gon Kwon cho biết vụ bao vây thành phố Sarajevo kéo dài 3 năm, trong đó các lực lượng người Serb tấn công nơi này bằng đạn pháo và súng bắn tỉa, đáng lẽ đã không xảy nếu như không có sự hậu thuẫn của ông Karadzic. 

Bản án dành cho ông Karadzic sẽ được giảm khoảng 7 năm do trừ vào thời gian bị tạm giam.

Nơi ông thụ án vẫn chưa được xác định cụ thể và dự kiến ông sẽ kháng án với thời gian kéo dài khoảng vài năm.

Ông Karadzic bị bắt vào năm 2008 sau 11 năm trốn chạy khi cuộc chiến ở Bosnia khiến 100.000 người chết kết thúc. 

Trả lời phỏng vấn trước khi tòa tuyên án, Karadzic cho rằng những gì ông làm là nhằm gìn giữ hòa bình và ông xứng đáng được khen ngợi chứ không phải bị trừng phạt.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục