tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 24-06-2016

  • Cập nhật : 24/06/2016

Mỹ ưu tiên không quân đối phó Trung Quốc ở biển Đông

Mỹ gần đây triển khai hàng loạt máy bay quân sự tới Philippines nhằm góp phần bảo vệ quyền tự do đi lại ở biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế.

Bốn máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Hải quân Mỹ hôm 22-6 đã tới Philippines. Theo Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, các máy bay sẽ tham gia hoạt động đào tạo với phi công của Không quân Philippines.

Trước đó, Mỹ cũng điều 5 máy bay A-10 Warthog (dùng cho các sứ mệnh hỗ trợ trên klhông) tới quốc gia Đông Nam Á này, trong bối cảnh Washington chuẩn bị tiếp cận 5 căn cứ ở Philippines.

Vào thời điểm Mỹ và Philippines ký thỏa thuận quốc phòng nâng cao, nhiều chuyên gia quân sự cảm thấy bất ngờ vì 4/5 căn cứ Philippines cho Mỹ sử dụng là căn cứ không quân và không có cảng biển nào.

may bay ea-18g growler cat canh tren tau san bay uss john c. stennis o bien dong ngay 5-6. anh: u.s. navy

Máy bay EA-18G Growler cất cánh trên tàu sân bay USS John C. Stennis ở biển Đông ngày 5-6. Ảnh: U.S. NAVY

Tạp chí The National Interest giải thích Washington ưu tiên triển khai máy bay thay vì tàu chiến là có mục đích rõ ràng.

A-10 Warthog không được sử dụng trong các trận không chiến với Trung Quốc nhưng có khả năng bay qua không phận quốc tế gần bãi cạn Scarborough (đang tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh). Chúng cũng thể hiện cam kết của Lầu Năm Góc nhằm tạo ra một vùng không phận mở dành cho tất cả mọi người.

Phát ngôn viên lực lượng không quân thuộc Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ Damien Pickart cho biết máy bay A-10 Warthog phù hợp với sứ mệnh bảo vệ tự do hàng không và hàng hải phía trên không phận hoặc gần các đảo tranh chấp tại biển Đông. Khi cần, nó có có thể tiến hành không kích.

Trong khi đó, EA-18 Growler được thiết kế để hoạt động tầm cao với tốc độ nhanh. Chúng được tối ưu hóa để đối phó với mối đe dọa đến từ những cơ sở quân sự Trung Quốc xây trái phép ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam,

Growler là thế hệ máy bay tác chiến điện tử hiện đại do Công ty Boeing phát triển. Cất cánh từ Căn cứ không quân Clark của Philippines, máy bay này có khả năng làm nhiễu, thậm chí phá hủy radar được Trung Quốc đặt trên các đảo nhân tạo phi pháp ở biển Đông.

Tóm lại, theo The National Interest, việc Mỹ triển khai Warthog và Growler ở Philippines nhằm chuyển tải một thông điệp quan trọng tới Trung Quốc: Nếu Trung Quốc đơn phương thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Đông, Washington sẽ khiến cho Bắc Kinh không thể nào thực thi nó. Vấn đề ở đây là Mỹ cần thuyết phục Trung Quốc rằng họ không chỉ dọa xuông mà sẵn sàng hành động khi cần.

Trong khi đó, việc Trung Quốc phản ứng ra sao trước phán quyết sắp tới của Tòa trọng tài Thường trực (PCA) và liệu nước này có cải tạo bãi cạn Scarborough hay không sẽ cho người ta thấy được họ hiểu thông điệp trên của Mỹ thế nào.(NLĐ)


Máy bay năng lượng mặt trời bay xuyên Đại Tây Dương

Ngày 23-6, máy bay hoạt động bằng năng lượng mặt trời "Solar Impulse 2" đã đáp xuống Tây Ban Nha sau 70 giờ bay qua Đại Tây Dương với tổng quãng đường bay 6.272km.

may bay solar impulse 2 chuan bi dap xuong tay ban nha sang 23-6 - anh: epa

Máy bay Solar Impulse 2 chuẩn bị đáp xuống Tây Ban Nha sáng 23-6 - Ảnh: EPA

Máy bay cất cánh từ thành phố New York, Mỹ hôm 20-6, dự định bay xuyên Đại Tây Dương trong 90 - 110 giờ, tuy nhiên cuối cùng nó chỉ tốn 70 giờ để hoàn thành chuyến đi.

"Tôi không thể tiếp nhận được chuyện này, quá tuyệt vời", phi công kiêm nhà thám hiểm Bertrand Piccar phấn khích nói trong tiếng vỗ tay hoan hô của mọi người ở sân bay Seville, miền nam Tây Ban Nha.

"Giấc mơ đã thành hiện thực", nhóm nghiên cứu vui mừng thông báo trên Twitter.

Theo AFP, đây là lần đầu tiên một máy bay hoạt động bằng năng lượng mặt trời bay xuyên qua Đại Tây Dương.

Máy bay "Solar Impulse 2" bắt đầu hành trình bay vòng quanh thế giới từ ngày 9-3-2015 ở Abu Dhabi. Đến nay nó đã hoàn thành 15 chặng bay xuyên châu Á, Thái Bình Dương, Mỹ... chỉ duy nhất bằng nguồn năng lượng mặt trời.

Thay nhau điều khiển máy bay là phi công Bertrand Piccar và Andre Borschberg - đều là người Thụy Sĩ. Hai ông nói thông qua dự án máy bay năng lượng mặt trời, họ muốn nâng cao nhận thức của mọi người về các nguồn năng lượng tái tạo và công nghệ tái tạo năng lượng.

"Solar Impulse 2" có sải cánh 72m, rộng hơn máy bay Boeing 747, vận hành nhờ 17.000 tấm pin năng lượng mặt trời - có nhiệm vụ chuyển năng lượng mặt trời thành điện để cung cấp cho các động cơ máy bay. 

Máy bay thường bay ở độ cao 8.800m vào ban ngày và 1.500m vào ban đêm để tiết kiệm điện. Vận tốc bay thường ở mức 48km/giờ dù nó có thể bay nhanh hơn vào ban ngày.


Tên lửa Triều Tiên có thể tiêu diệt mục tiêu Mỹ ở Thái Bình Dương

Kim Jong-un tuyên bố Triều Tiên "chắc chắn có thể" để tấn công các mục tiêu của Mỹ ở Thái Bình Dương sau vụ thử nghiệm tên lửa tầm trung Musudan được cho là thành công.

Nhật Bản đã lên tiếng chỉ trích sau khi Triều Tiên xem chuyến bay 400 km của tên lửa tầm trung Musudan là một thành công sau năm lần thất bại liên tiếp.

Kim Jong-un đã trực tiếp theo dõi vụ thử tên lửa ngày 22-6, cho rằng đây là một "sự kiện lớn" cải thiện đáng kể khả năng tấn công hạt nhân phủ đầu của Triều Tiên, theo hãng tin KCNA. "Chúng tôi chắc chắn có thể tấn công trên diện rộng các mục tiêu Mỹ ở chiến trường Thái Bình Dương" - KCNA dẫn lời ông Kim.

Năm cuộc thử nghiệm tên lửa Musudan trước đó đều thất bại. Nhưng vụ thử lần thứ hai vào ngày 22-6 cho thấy tên lửa này đã bay được chặng đường 400 km - bằng một nửa khoảng cách đến đảo chính Honshu của Nhật Bản trước khi rớt xuống vùng biển Nhật Bản.

Tokyo bày tỏ lo ngại về việc tên lửa Musudan đã bay được khoảng cách xa như vậy. "Mối đe dọa đối với Nhật Bản ngày càng tăng cao" - Gen Nakatani, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản, cho biết.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã họp mặt để trao đổi về vấn đề này. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết vụ thử nghiệm này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho Mỹ và các nước đồng minh nhanh chóng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trong khu vực.

"Tôi không biết liệu vụ phóng tên lửa của Triều Tiên có thành công và Triều Tiên có âm mưu gì đối với vụ thử nghiệm này" - ông Carter trả lời các phóng viên ở Kentucky. "Nhưng dù với âm mưu gì và vụ thử nghiệm có thành công hay không, vẫn dấy lên yêu cầu cấp thiết để chúng tôi tiếp tục làm những việc đang làm, đó là xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa với nhiều phạm vi khác nhau để bảo vệ cả  Hàn Quốc, lực lượng Mỹ trên bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản và lãnh thổ Mỹ".

Các quan chức Mỹ cho biết trong tháng này kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa (THAAD) vẫn đang tiến triển, có thể sẽ thông báo hoàn thành sớm bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.

tin tuc vu phong ten lua cua trieu tien duoc phat tren truyen hinh seoul. anh: the guardian

Tin tức vụ phóng tên lửa của Triều Tiên được phát trên truyền hình Seoul. Ảnh: THE GUARDIAN

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cho rằng vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là "hành động ngang ngược và vô trách nhiệm", thách thức lệnh cấm sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Triều Tiên "tiếp tục sử dụng... các loại vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo sẽ chỉ làm suy yếu an ninh của nước này và không thể cải thiện cuộc sống người dân" - phát ngôn viên của ông Ban Ki-moon - Farhan Haq cho biết.

Với tầm bắn trên mặt lý thuyết là 2.500-4,000 km, tên lửa Musudan có thể đạt vươn tới các mục tiêu bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và đảo Guam. Ngày 22-6, tên lửa đầu tiên được phóng đã bay được khoảng 90 dặm theo thông tin từ Hàn Quốc. Nhưng Triều Tiên công bố vụ phóng tên lửa thứ hai đã thành công - một số chuyên gia đã khẳng định tên lửa đã đạt tới độ cao khoảng 1.000 km.

"Chúng ta phải xem đây là một thành công" - Lee Choon-geun, một nhà phân tích tại Viện Khoa học và Công nghệ tại Hàn Quốc, nói về vụ phóng tên lửa thứ hai. "Các tên lửa bắn trước đây của Triều Tiên chưa từng đạt được độ cao như thế".

Các chuyên gia cho rằng Triều Tiên dường như đã phóng tên lửa thứ hai với quỹ đạo cao bất thường để tránh xâm phạm không phận Nhật Bản. Vào tháng 4- 2016, Triều Tiên đã thất bại ba lần liên tiếp khi phóng tên lửa Musudan. Tất cả đều phát nổ ở giữa chừng không trung hoặc bị rơi, theo các quan chức quốc phòng Hàn Quốc. Trong tháng 5, Triều cũng tiếp tục một lần thất bại, các quan chức Hàn Quốc cho biết.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên tiếng chỉ trích Triều Tiên :"Chúng tôi cho rằng đây là hành động hoàn toàn không thể tha thứ". Nhật Bản sẽ "hợp tác với Mỹ và Hàn Quốc để đối phó với tình hình này" - ông nói.

Tổng thống Hàn Quốc - bà Park Geun-hye cho biết vụ thử nghiệm tên lửa và hạt nhân lặp đi lặp lại là một con đường nguy hiểm cho Triều Tiên. "Triều Tiên nên nhận ra nước mình sẽ hoàn toàn bị cô lập và sẽ đi trên con đường tự hủy diệt nếu cứ tiếp tục các hành động khiêu khích liều lĩnh" - bà Park nói.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã tổ chức một cuộc họp khẩn sau các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.  Đại sứ Mỹ Samantha Power kêu gọi "khẩn cấp và đoàn kết lên án" Triều Tiên.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho biết: "Những hành động khiêu khích sẽ chỉ khiến Triều Tiên càng nhận thêm lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế". "Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản".

Lewis, chuyên gia tên lửa, cảnh báo rằng Triều Tiên cuối cùng sẽ giải quyết được các vấn đề kỹ thuật với tên lửa Musudan và sẽ gia tăng mối đe dọa đối với Mỹ. "Nếu Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm, cuối cùng có thể sẽ đe dọa Mỹ" - ông nói.

Những vụ phóng tên lửa cho thấy rõ quyết tâm của Kim Jong-un thách thức các lệnh cấm Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm hạt nhân bất chấp lệnh trừng phạt quốc tế.

Triều Tiên được cho là có đến 30 tên lửa Musudan, các quan chức cho biết tên lửa đầu tiên được triển khai vào năm 2007 nhưng đến tháng 4-2016 thì Triều Tiên mới bắt đầu phóng thử nghiệm.(PLO)


Trung Quốc quanh co trước phán quyết vụ kiện"đường lưỡi bò"

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 23-6 tuyên bố không thể đưa ra con số chính xác các nước ủng hộ quan điểm của mình trong vụ kiện của Phillippines ở biển Đông.

Dự kiến ngày 7-7 tới, Tòa trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague – Hà Lan đưa ra phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc ở biển Đông.

Trước thời điểm này, Bắc Kinh cho biết hơn 40 quốc gia đã ủng hộ quan điểm của mình trong vụ kiện, chủ yếu là PCA không có thẩm quyền ra phán quyết và nếu có, Trung Quốc cũng bác bỏ.

Thêm vào đó, Bắc Kinh cho rằng tất cả các tranh chấp nên được giải quyết thông qua đàm phán song phương. Tuy nhiên, Manila lại “tự ý” nộp đơn kiện lên PCA nên Bắc Kinh tái khẳng định không tham gia các phiên điều trần tại The Hague – Hà Lan.

duong bang trung quoc xay trai phep tren da xu bi o bien dong. anh: csis

Đường băng Trung Quốc xây trái phép trên đá Xu Bi ở biển Đông. Ảnh: CSIS

Ban đầu, Trung Quốc nói có hơn 40 quốc gia ủng hộ mình, gần đây nhất là Zimbabwe và Sri Lanka. Nhưng Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) trụ sở ở Washington tiết lộ con số này chỉ là 8 quốc gia.

Hôm 23-6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tỏ ra quanh co khi nói rằng số lượng các quốc gia ủng hộ Trung Quốc đang tăng lên từng ngày. Vì vậy, bà không thể đưa ra một con số chính xác.

Theo bà Hoa Xuân Oánh, số lượng không phải là điều quan trọng nhất. “Miễn là bạn có quan điểm khách quan và vô tư, miễn là bạn hiểu những điểm chính của lịch sử ở biển Đông cũng như bản chất của cái gọi là “vụ kiện lên tòa trọng tài” thì bất kỳ quốc gia, tổ chức hoặc cá nhân nào cũng sẽ ủng hộ quan điểm của Trung Quốc” – bà Hoa phát biểu tại một cuộc họp báo.

Trước đó, báo The Wall Street Journal cùng một số phương tiện truyền thông phương Tây cho rằng chỉ có 8 thay vì hơn 40 quốc gia ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về vụ kiện ra PCA, bà Hoa lập tức phản ứng, nói rằng số liệu của The Wall Street Journal “không có ý nghĩa”, đồng thời mỉa mai một số báo đài phương Tây "có vấn đề với việc làm những phép tính đơn giản".


Tàu khu trục Mỹ đang tuần tra biển Đông

Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường lớp Burke USS Spruance của hải quân Mỹ đang tuần tra ở biển Đông nhằm hỗ trợ an ninh và sự ổn định trên biển ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

"Trong hai tuần qua, tàu khu trục USS Spruance của chúng tôi hoạt động ở đông Thái Bình Dương cùng các đối tác ở quần đảo Thái Bình Dương. Hiện giờ chúng tôi đang tiến hành tuần tra ở biển Đông" - tờ Naval Today dẫn lời sĩ quan chỉ huy Manuel Hernandez của tàu Spruance .

tau khu truc uss spruance cua hai quan my. nguon: naval today

Tàu khu trục USS Spruance của hải quân Mỹ. Nguồn: Naval Today

Theo sĩ quan này, tàu đang hỗ trợ an ninh và ổn định hàng hải cho tất cả các nước, đặc biệt ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

"Khả năng tham gia linh hoạt nhiều nhiệm vụ chứng minh cho năng lực của chúng tôi trong việc thực hiện nhiều loại chiến dịch hàng hải cách nhau hàng ngàn km trên đại dương" - ông Hernandez nói trong thông cáo phát hôm 21-6, trang tin Manila Livewire cho hay.

Tàu Spruance rời cảng nhà ở San Diego hôm 19-4 và hoạt động dưới sự kiểm soát của Hạm đội 3. Tàu chuyển sang dưới sự kiểm soát hoạt động chiến thuật của Hạm đội 7 và đội tàu khu trục 15, tùy vào từng nhiệm vụ khi ở khu vực hoạt động của Hạm đội 7, theo Manila Livewire.

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke đã "sẵn sàng và đủ năng lực". "Đội Spruance đã huấn luyện toàn diện và bao quát cho đợt triển khai này" -Hernandez cho biết. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục