tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 15-05-2016

  • Cập nhật : 15/05/2016

Đức sẽ tốn 93 tỷ euro giải quyết khủng hoảng tị nạn

Ngày 14/5, tạp chí "Der Spiegel" của Đức cho biết từ nay cho đến cuối năm 2020, chính phủ nước này dự kiến phải chi khoảng 93,6 tỷ euro cho các chi phí liên quan đến cuộc khủng hoảng người tỵ nạn.

Dẫn bản dự thảo từ Bộ Tài chính Đức về cuộc đàm phán với 16 bang của nước này, tạp chí trên nói rằng con số trên bao gồm chi phí cho việc cung cấp nơi ở và giúp hòa nhập những người tị nạn cũng như giải quyết tận gốc nguyên nhân khiến người dân di cư khỏi các khu vực bất ổn. 
thu tuong duc angela merkel (phai) gap go nhung nguoi ti nan trong chuyen tham trai gaziantep doc bien gioi syria - tho nhi ky. anh: thx/ttxvn

Thủ tướng Đức Angela Merkel (phải) gặp gỡ những người tị nạn trong chuyến thăm trại Gaziantep dọc biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: THX/TTXVN

Nhà chức trách đưa ra con số ước tính này dựa trên 600.000 người di cư tới Đức trong năm 2016, 400.000 người vào năm 2017 và 300.000 người mỗi năm sau đó, đồng thời dự đoán khoảng 55% trong số những người tị nạn hợp pháp sẽ có việc làm sau 5 năm.

Người phát ngôn Bộ Tài chính Đức từ chối bình luận về các con số, nhấn mạnh chính phủ cùng các bang đang tiến hành đàm phán và sẽ nhóm họp lần nữa vào ngày 31/5 để thảo luận về việc phân chia chi phí giải quyết tỵ nạn. 93,6 tỷ euro là con số sẽ gây quan ngại về ảnh hưởng của các đợt người di cư mới tới nền kinh tế lớn nhất châu Âu này, vốn đã tiếp nhận hơn 1 triệu người tỵ nạn trong năm 2015.

Nhật Bản chú trọng an ninh cho hội nghị G7

Trong bối cảnh hội nghị thượng đỉnh G7 đang tiến đến gần, Nhật Bản càng chú trọng hơn đến hoạt động an ninh, đặc biệt là công tác an ninh tại khách sạn Shima Kanko, nơi sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G7.

Trong khuôn khổ này, ngày 11/5, lực lượng phòng cháy chữa cháy Nhật Bản đã tiến hành cuộc diễn tập  để tăng cường năng lực ứng phó với các tình huống khẩn cấp, với sự tham gia của 90 nhân viên được lựa chọn từ nhiều đơn vị cứu hỏa thuộc bốn địa phương gồm thủ đô Tokyo và ba tỉnh Mie, Aichi và Kyoto.
 

Lực lượng cứu hộ diễn tập đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Kịch bản giả định là một phần tử quá khích thực hiện vụ nổ trên tầng bốn của khách sạn Shima Kanko, gây hỏa hoạn, đồng thời xịt hơi độc vào những nhân viên tháp tùng các nguyên thủ quốc gia khiến những người này bị thương. Lực lượng đặc nhiệm được trang bị đầy đủ các quần áo bảo hộ chống vũ khí hóa học, sinh học và hạt nhân (NBC) để đối phó với các cuộc tấn công bằng các loại vũ khí nói trên. Sau khi được triển khai đến hiện trường, các nhân viên cứu hỏa đã nhanh chóng tiến hành các thao tác cần thiết để dập tắt lửa và hỗ trợ đưa các nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm. 

Máy bay trực thăng và các xe cứu hỏa có trang bị thang cao 40m cũng được huy động đến hiện trường để tham gia ứng cứu các nạn nhân. Theo kịch bản, sau khi đưa các nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm, các nhân viên sẽ tiến hành việc khử độc trên quân áo của các nạn nhân. 
 
khach san shima kanko, noi dien ra hoi nghi thuong dinh g7 tu 26-27/5.

Khách sạn Shima Kanko, nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G7 từ 26-27/5.

Chính phủ Nhật Bản đã cam kết sẽ thực thi mọi biện pháp đối phó khủng bố hiệu quả nhất trong bối cảnh chuẩn bị cho việc trở thành nước chủ nhà của nhiều sự kiện quốc tế lớn trên thế giới trong thời gian tới gồm đợt hội nghị thượng đỉnh G7, giải bóng Bầu dục thế giới 2019 và Olympic 2020. Phát biểu trong một cuộc họp báo, Tỉnh trưởng tỉnh Mie Eikei Suzui tuyên bố ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố và tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh G7 nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tỉnh Mie. Trong khuôn khổ chương trình thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho hội nghị thượng đỉnh, tỉnh Mie dự kiến ban hành quy định cấm sử dụng các thiết bị bay không người lái quanh đảo Kashikojima. Tỉnh Mie cũng dự kiến dành ngân sách 5,88 tỷ yen cho hoạt động an ninh và các hoạt động khác liên quan đến hội nghị thượng đỉnh.

Khách sạn nghỉ dưỡng Shima Kanko nằm trên vịnh Ago, đảo Kashikojima của tỉnh Mie. Là khách sạn nghỉ dưỡng đầu tiên được khai trương sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Shima Kanko được đánh giá là một khu nghỉ mát lý tưởng với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và tươi đẹp. Với những lợi thế của mình, Shima Kanko đã được lựa chọn là nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp phát triển G7 trong hai ngày 26 và 27/5, sự kiện quan trọng nhất trong chuỗi các hội nghị G7 bắt đầu diễn ra tại Nhật Bản từ đầu năm 2016.

Đài Loan ngang nhiên mời trọng tài quốc tế và Philippines tới đảo Ba Bình

"Nếu tòa trọng tài không đến đảo Ba Bình thì không nên ra phán quyết về tình trạng pháp lý của nó" - Đài Loan.

Lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) hôm 13-5 ngang nhiên kêu gọi tòa trọng tài quốc tế không ra phán quyết về vụ kiện biển Đông nếu các thẩm phán chưa đến đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

 “Đài Loan một lần nữa nghiêm túc mời năm trọng tài trong vụ kiện của Philippines đến tiến hành khảo sát đảo Ba Bình” - hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của cơ quan đối ngoại Đài Loan.

“Nếu tòa trọng tài quyết định không đáp lại lời mời của chúng tôi thì họ không nên ra phán quyết về tình trạng pháp lý của đảo Ba Bình” - theo tuyên bố của Đài Loan.

Trong khi đó, tờ Taipei Times cho biết Đài Loan hôm 13-5 còn mời Philippines tới đảo Ba Bình nhưng phía Manila đã từ chối.

dao ba binh thuoc chu quyen viet nam hien bi dai loan chiem giu trai phep. (anh: reuters)

Đảo Ba Bình thuộc chủ quyền Việt Nam hiện bị Đài Loan chiếm giữ trái phép. (Ảnh: REUTERS)

Đài Loan hiện chiếm giữ trái phép đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đài Loan vừa hoàn thành việc nâng cấp một cảng ở đảo Ba Bình trị giá 100 triệu USD và còn xây trái phép một đường băng, một bệnh viện trên đảo này.

Philippines đang thách thức các yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc đối với hầu hết biển Đông. Philippines nói rằng các bãi đá ở Trường Sa không thể được xem là đảo, do đó không công nhận vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý quanh các bãi đá này.

Philippines cũng coi Ba Bình là bãi đá, không phải đảo. Trong khi đó, phía Đài Loan muốn chứng minh Ba Bình không phải là bãi đá, mà là một hòn đảo với vùng đặc quyền kinh tế. 

Philippines đã đệ trình vụ kiện chống lại các tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc ở biển Đông lên Tòa Trọng tài thường trực tại The Hague (Hà Lan). Tuy nhiên, Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện mặc dù nước này là một bên ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. 

Những năm trở lại đây Trung Quốc ráo riết bồi đắp và xây phi pháp các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bất chấp quốc tế lên án. Cùng với đó là việc xây dựng trái phép các công trình như đường băng, radar,…khiến các nước trong và ngoài khu vực quan ngại.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ muốn đơn vị không gian bí mật tham gia diệt IS

Ông chủ Lầu Năm Góc muốn trung tâm không gian mới của Mỹ tham gia vào cuộc chiến chống nhóm cực đoan.
bo truong quoc phong my ash carter trong chuyen tham co so khong gian. anh:us air force

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter trong chuyến thăm cơ sở không gian. Ảnh:US Air Force

Theo Washington Post, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter hôm 12/5 cùng các quan chức cấp cao thăm Trung Tâm Điều hành Không gian Liên cơ quan (JICSpOC) được thành lập vào mùa thu năm ngoái. Ông nhấn mạnh đơn vị này có vai trò không chỉ trong việc chuẩn bị cho nguy cơ xung đột với các nước đối thủ, mà còn trong chống khủng bố.

"Tôi muốn nhắc nhở các bạn rằng chúng ta đang trong cuộc chiến với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS), và tôi đã chỉ thị cho cộng đồng cơ quan không gian tham gia cuộc chiến, nghiên cứu xem họ có thể đóng góp gì cho cuộc chiến", ông nói.

Đô đốc Cecil D. Haney, tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ, trước đó cho biết "các tổ chức cực đoan bạo lực" đã tiếp cận các công nghệ vũ trụ để mã hóa thông tin liên lạc.

JICSpOC bao gồm một số quan chức của Văn phòng Trinh sát Quốc gia - cơ quan vận hành vệ tinh do thám của Mỹ, và hợp tác chặt chẽ với Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và các cơ quan tình báo khác.

Trung tâm này được thành lập vào tháng 10 năm ngoái, tại một căn cứ ở vùng nông thôn phía đông Colorado Springs. Đơn vị ra đời sau nhiều năm tranh luận về việc tích hợp hoạt động không gian với hoạt động của các đơn vị quân sự thông thường và cơ quan tình báo.

JICSpOC được canh gác nghiêm ngặt và hoạt động của nó được giữ kín. Các tổ chức truyền thông đi đưa tin về chuyến thăm cơ sở của ông Carter không được phép vào trung tâm và thậm chí còn không biết vị trí chính xác của nó.


Các lãnh đạo Mỹ và Bắc Âu ra tuyên bố chung

Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Mỹ và Bắc Âu đã ra tuyên bố chung khẳng định lại mối quan hệ đối tác sâu sắc dựa trên các giá trị cơ bản chung, đồng thời cam kết thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

tong thong my barack obama (thu hai, phai) va ngoai truong my john kerry (phai) trong le don tiep lanh dao cac nuoc bac au tai nha trang ngay 13/5. anh: afp/ttxvn

Tổng thống Mỹ Barack Obama (thứ hai, phải) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) trong lễ đón tiếp lãnh đạo các nước Bắc Âu tại Nhà Trắng ngày 13/5. Ảnh: AFP/TTXVN

Sau một ngày nhóm họp tại Washington, ngày 13/5, tuyên bố chung được đưa ra trong đó nhấn mạnh dân chủ, pháp quyền, bình đẳng giới, tôn trọng nhân quyền và đối xử công bằng bất kể sắc tộc, màu da, tôn giáo hay giới tính là những giá trị nền tảng cho sự hợp tác giữa Mỹ và các quốc gia Bắc Âu, gồm Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Iceland và Đan Mạch. 


Tuyên bố cũng cho rằng sự minh bạch, quản lý hiệu quả, các nền kinh tế thị trường vững mạnh, tự do thương mại, thịnh vượng chung và phát triển bền vừng là những yếu tố then chốt để đảm bảo ổn định chính trị và xã hội phồn vinh. 

Các nhà lãnh đạo Mỹ và Bắc Âu tái khẳng định cam kết theo đuổi những giá trị này và cùng nhau phối hợp để thuyết phục các nước khác làm theo. Tuyên bố chung có đoạn: “Trên cơ sở hội nghị Mỹ-Bắc Âu năm 2013 tại Stockholm (Thụy Điển), chúng tôi cam kết tăng cường hợp tác trong các vấn đề quốc tế lớn liên quan tới an ninh-quốc phòng, nhập cư và người tị nạn, chống biến đổi khí hậu, năng lượng, tăng trưởng kinh tế và phát triển toàn cầu".

Về an ninh-quốc phòng, Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo Bắc Âu nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc đảm bảo trật tự an ninh tại châu Âu và những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Các nước cam kết tăng cường đầu tư cho các khả năng quân sự và quốc phòng, cũng như ngoại giao và hợp tác khu vực trong bối cảnh môi trường an ninh ngày càng thách thức.

Về vấn đề nhập cư và người tị nạn, tuyên bố chung cho rằng đây là một thách thức mang tính toàn cầu, đòi hỏi phải có sự phản ứng toàn diện và mang tính hệ thống. Mỹ và các nước Bắc Âu cam kết hợp tác để đáp ứng những nhu cầu nhân đạo khẩn cấp, thúc đẩy các giải pháp xử lý tận gốc tình trạng nhập cư trái phép, buôn người và tìm kiếm những giải pháp toàn cầu theo hướng tôn trọng quyền tị nạn.

Liên quan đến vấn đề chống biến đổi khí hậu và năng lượng, các nhà lãnh đạo thừa nhận biến đổi khí hậu là một trong những thách thức hàng đầu mà thế giới đang phải đối mặt. Mỹ và các nước Bắc Âu cam kết tăng cường an ninh năng lượng tại châu Âu và thực thi Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, đẩy mạnh phát triển năng lượng sạch, bảo vệ và khôi phục các cánh rừng, đồng thời tiếp tục triển khai những bước đi mang tính khoa học nhằm bảo vệ Bắc Cực và người dân sống tại khu vực này.

Đối với vấn đề việc làm, tăng trưởng và thương mại, tuyên bố chung cho rằng tự do kinh tế-thương mại, các thị trường mở và những yếu tố cơ bản để có được sự thịnh vượng lâu dài.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục