tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 15-05-2016

  • Cập nhật : 15/05/2016

Venezuela: Bùng phát cướp bóc vì khủng hoảng

Nhiều vụ cướp bóc bột mì, thịt gà và thậm chí cả đồ lót đã xảy ra trong tuần qua, khi Venezuela trở nên hỗn loạn trước nỗi sợ hãi khan hiếm các hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu.

Nhiều người dân đã phải chấp nhận thói quen dậy từ rạng sáng để xếp hàng dài tại các siêu thị. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ vẫn phải ra về tay trắng vì hàng hóa khan hiếm, trong khi đó giá cả trên chợ đen tăng vọt.

luc luong an ninh canh gac ben ngoai cac sieu thi.

Lực lượng an ninh canh gác bên ngoài các siêu thị.

Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng này, là các vụ tấn công cướp giật hàng hóa. Cơ quan Quan sát Xung đột Xã hội Venezuela vừa ghi nhận 107 đoạn video cho thấy đám đông người dân xông vào các cửa hàng, tấn công xe tải hoặc gây lộn để tranh giành hàng hóa, đăng tải trên các mạng xã hội.

Trong một vụ việc mới nhất hôm 12/5 vừa qua, vài trăm người đã tấn công 1 chiếc xe tải chở thịt gà, muối và dầu gội đầu sau khi phương tiện này va chạm tại bang Tachira khiến hàng hóa rơi khỏi xe. Theo đó, 15 người đã bị thương, bao gồm 6 nhân viên an ninh cố gắng lao vào kiềm chế đám đông.

Những cảnh tượng này đã làm phức tạp thêm tình hình an ninh trật tự tại Venezuela, quốc gia xuất khẩu dầu có tỷ lệ lạm phát cao nhất trên thế giới. Nền kinh tế Mỹ Lantinh này đã suy thoái nặng nề kể từ năm 2014, cùng với đó là hàng loạt đợt cắt điện, cắt nước trên diện rộng quốc gia khiến cuộc sống người dân nơi đây rơi vào bất ổn liên tiếp.

nguoi dan venezuela xep hang de mua thuc pham, hang hoa o caracas.

Người dân Venezuela xếp hàng để mua thực phẩm, hàng hóa ở Caracas.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đổ lỗi cuộc khủng hoảng do giá dầu lao dốc trên thế giới, hạn hán khiến ngành thủy điện tê liệt và một “cuộc chiến kinh tế” ngầm diễn ra giữa các doanh nhân cùng giới chức cánh tả. Tuy nhiên, cũng có những lời buộc tội chính sách kinh tế của ông Maduro và người tiền nhiệm Hugo Chavez đã gây nên thảm cảnh này.

Một cuộc trưng cầu dân ý nhằm lật đổ Tổng thống Maduro đang được thúc giục diễn ra trong năm nay.

Trong một vụ cướp gần đây, các tay lái mô tô đã tập trung để tấn công chiếc xe tải và lấy cắp 650 bao tải bột mì đang được chở tới gần bang Andean của Merida. Lực lượng an ninh cố gắng ngăn chặn kẻ cướp, theo đó 2 cận vệ quốc gia và 4 cảnh sát đã bị thương.

Các luồng dư luận chỉ trích cho rằng đói kém và tuyệt vọng đã đẩy người dân buộc phải trở thành những kẻ cướp bóc và tình hình sẽ càng ngày tồi tệ nếu không có những chính sách khẩn cấp được đưa ra.

Những chính sách nhằm nới lỏng những quy định siết chặt quản lý tiền tệ, giá cả đã kìm hãm nguồn hàng nhập khẩu và quá trình sản xuất tại Venezuala, theo The Guardian.

Trong một diễn biến mới nhất, Tổng thống Maduro đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong vòng 60 ngày.


EURO 2016 - mục tiêu hấp dẫn của khủng bố

Ngày 14/5, Giám đốc Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) Rob Wainwright đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra các vụ tấn công khủng bố trong thời gian diễn ra Vòng chung kết Giải Vô địch bóng đá châu Âu 2016 (EURO 2016) vào mùa hè tới tại Pháp.

ong rob wainwright (trai) canh bao nguy co khung bo tan cong euro 2016. anh: epa

Ông Rob Wainwright (trái) cảnh báo nguy cơ khủng bố tấn công EURO 2016. Ảnh: EPA

Theo ông Rob Wainwright, sự kiện EURO 2016 có thể trở thành mục tiêu của khủng bố bởi các nhóm cực đoan hiện có xu hướng chọn những "mục tiêu mềm" như quán cà phê, nhà hàng, rạp hát... EURO 2016, diễn ra trong một tháng kể từ ngày 10/6 tới tại 10 sân vận động trên toàn nước Pháp, dự kiến thu hút khoảng 2,5 triệu người hâm mộ tới theo dõi 51 trận đấu của 24 đội bóng châu Âu.

Ông Rob Wainwright kêu gọi các nước châu Âu xây dựng một cơ sở dữ liệu chung về các tay súng thánh chiến nguy hiểm để có thể kịp thời ngăn chặn các vụ khủng bố do những phần tử cực đoan từ nước ngoài trở về châu Âu. Các cơ quan an ninh ước tính có khoảng 5.000 "chiến binh nước ngoài", tức các tay súng từ châu Âu, đã tới Syria hoặc Iraq tham chiến cho các tổ chức khủng bố, như nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Khoảng 1/3 trong số này đã trở về châu Âu.

Hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve cũng đã cảnh báo về mối đe dọa tấn công khủng bố trong thời gian diễn ra EURO 2016. Ông Cazeneuve nhấn mạnh sự kiện mang tầm cỡ quốc tế EURO 2016 có thể phải đối mặt với rủi ro bởi vẫn tồn tại khả năng các nhóm Hồi giáo cực đoan đang lên kế hoạch tấn công nước Pháp. Theo người đứng đầu Bộ Nội vụ Pháp, Paris cần phải sử dụng mọi biện pháp có thể nhằm ngăn chặn mối đe dọa này.

Chính phủ Pháp đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn lãnh thổ kể từ sau loạt vụ tấn công khủng bố liên hoàn ngày 13/11 năm ngoái tại thủ đô Paris khiến 130 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.


Nga yêu cầu Triều Tiên giải thích vụ bắt giữ du thuyền Nga

Ngày 14-5, Bộ Ngoại giao Nga cho biết đã yêu cầu Triều Tiên giải thích lý do bắt giữ du thuyền Elfin của Nga ngày trước đó, theo hãng tin RIA Novosti(Nga).

du thuyen elfin dang duoc neo o cang kimchaek cua trieu tien. (anh: afp)

Du thuyền Elfin đang được neo ở cảng Kimchaek của Triều Tiên. (Ảnh: AFP)

Theo Bộ Ngoại giao Nga, ngày 13-5, chiếc du thuyền Elfin cùng năm người trên đó đã bị một tàu hải cảnh của Triều Tiên bắt giữ tại vùng biển cách bờ biển Triều Tiên 129 km - trong vùng đặc quyền kinh tế Triều Tiên, khi đang trên đường từ cảng Busan (Hàn Quốc) trở về TP Vladivostok (Nga).

Năm người trên du thuyền đều là vận động viên trở về Nga sau khi tham gia thi đấu tại TP Busan.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết hiện du thuyền đang được neo ở cảng Kimchaek của Triều Tiên. Lãnh sự quán Nga tại Triều Tiên đang chờ được phép gặp thủy thủ đoàn. Tình trạng sức khoẻ năm người này không bị đe doạ.


Ukraine "chơi xấu" các nhà báo ở miền đông

Tổng Thư ký Hội đồng châu Âu vừa gửi thư nhằm hối thúc Ukraine giữ an toàn cho các nhà báo hoạt động ở phía đông nước này, sau khi Kiev "bật đèn xanh" cho việc công bố thông tin của nhiều phóng viên.

hanh dong cong khai danh tinh cac nha bao duoc cong nhan o mien dong ukraine cua chinh quyen kiev bi chi trich nang ne

Hành động công khai danh tính các nhà báo được công nhận ở miền đông Ukraine của chính quyền Kiev bị chỉ trích nặng nề

Trước đó, vào ngày 10-5, website Mirotvorets của Ukraine đã tiết lộ tên, số điện thoại và địa chỉ email của hơn 4.000 nhà báo được giới chức của 2 nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk công nhận. Những thông tin tiết lộ này có cả tên của những người đại diện tới từ nhiều hãng tin lớn như CNN, AFP, Reuters, BBC, New York Times, Vice News, Al Jazeera và nhiều cơ quan truyền thông khác.

Tổng Thư ký Hội đồng châu Âu Thorbjørn Jagland nói rằng, ông hết sức lo ngại trước hành động công bố nói trên, đặc biệt là khi nó được một số chính trị gia ủng hộ, trong đó có những thành viên của quốc hội Ukraine.

Ông Jagland đã nhắc lại rằng các bên liên quan phải tôn trọng Công ước châu Âu về Nhân quyền, cũng như các tiêu chuẩn liên quan tới việc bảo vệ dữ liệu cá nhân do Hội đồng châu Âu từng thông qua.

Trong khi đó, Nga cực lực lên án hành động công bố thông tin đó, khi cho rằng nó vi phạm các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế, đặc biệt là Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, cũng như Công ước châu Âu về nhân quyền và tự do cơ bản và vi phạm chính các đạo luật của Ukraine.


Nga bác tin chuyển giao đảo cho Nhật Bản

Hãng thông tấn TASS ngày 13/5 cho biết, thông tin nói rằng Nga sẽ chuyển giao các đảo do nước này quản lý mà Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền để đổi lấy viện trợ kinh tế là vô lý.

med

Ngày 1/11/2010, Tổng thống Nga khi đó Dmitry Medvedev tới thăm đảo Kunashiri, một trong bốn hòn đảo thuộc quần đảo Nam Kurils (Nhật Bản gọi là vùng lãnh thổ phía Bắc). Ảnh: AFP/TTXVN

Bình luận về thông tin trên của trang Slon, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: "Những gì được viết ra là hoàn toàn nhảm nhí. Việc cho rằng trong cuộc đối thoại với Nhật Bản, chủ đề là 'bán' hoặc chuyển giao quần đảo để đổi lấy viện trợ kinh tế, cũng như gọi đây là 'cách tiếp cận mới' được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe miêu tả... là rất thiển cận".

Chi tiết của "cách tiếp cận mới" do Thủ tướng Abe đề xuất trong cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tuần trước vẫn chưa được tiết lộ. 

Tranh chấp của Nga-Nhật liên quan đến quần đảo ngoài khơi Hokkaido, cực Bắc Nhật Bản. Nga gọi quần đảo này là Nam Kurils, trong khi Nhật Bản gọi là Lãnh thổ Phương Bắc.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục