tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 02-07-2016

  • Cập nhật : 02/07/2016

Đài Loan bác tin Trung Quốc hành động quân sự sau vụ phóng nhầm tên lửa

Hải quân Đài Loan bác tin radar phát hiện các dấu hiệu bất thường từ quân đội Trung Quốc, sau khi tàu tuần tra của hòn đảo phóng nhầm tên lửa siêu thanh về phía Trung Quốc đại lục. 

hinh anh tu lieu ve ten lua hung phong iii. anh: scmp

Hình ảnh tư liệu về tên lửa Hùng Phong III. Ảnh: SCMP

Khi được hỏi liệu Trung Quốc đại lục có bất cứ hành động quân sự nào sau vụ phóng nhầm tên lửa hay không, phó Đô đốc Mei Chia-shu, Tham mưu trưởng Hải quân Đài Loan, hôm nay cho biết radar lực lượng này không phát hiện bất cứ "hành động bất thường nào" của máy bay và tàu quân sự Trung Quốc. Theo AFP, tên lửa được phóng về phía Trung Quốc đại lục. 

Một bài báo dẫn nguồn tin hải quân giấu tên nói radar phát hiện một số dấu hiệu bất thường từ quân đội Trung Quốc đại lục, ngay sau vụ phóng nhầm, nhưng theo Focus Taiwan, ông Mei nói thông tin không chính xác.Tên lửa Hùng Phong 3 (Hsiung Feng III) sáng nay bị phóng nhầm từ một tàu tuần tra tại căn cứ hải quân Zuoying, Cao Hùng, phía nam Đài Loan lúc 8h15. Nó bay xa 75 km trước khi đâm xuyên qua một tàu cá ở gần đảo Penghu ở eo biển Đài Loan. Tai nạn làm một thuyền trưởng thiệt mạng, ba thuyền viên bị thương.

hai quan dai loan dua ra ban do vu phong nham ten lua. ben phai la dai loan, cham do la vi tri tau ca bi trung ten lua. anh: cna.

Hải quân Đài Loan đưa ra bản đồ vụ phóng nhầm tên lửa. Bên phải là Đài Loan, chấm đỏ là vị trí tàu cá bị trúng tên lửa. Ảnh: CNA.

Dẫn tìm hiểu ban đầu, ông Mei cho biết "một phần tên lửa xuyên qua tàu cá, nhưng chưa rõ đó là mảnh vỡ hay đầu đạn tên lửa". Ông cho biết cuộc điều tra đang tập trung tìm hiểu thêm chi tiết về vụ việc và xác định danh tính sĩ quan hải quân phải chịu trách nhiệm và kỷ luật. 

Trong cuộc họp báo thứ hai về vụ việc, Cơ quan phòng vệ Đài Loan xin lỗi về sự cố, đồng thời ra lệnh cho hải quân đền bù, hỗ trợ gia đình các nạn nhân.

Quan hệ giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan trở nên xấu đi sau khi lãnh đạo Thái Anh Văn lên nắm quyền. Bà Thái từ chối nhắc đến khái niệm "một Trung Quốc", tức Đài Loan thuộc về Trung Quốc. Điều này khiến Bắc Kinh tức giận và tuyên bố cắt đứt liên lạc với Đài Loan vào ngày 26/6.

Giới chức quân sự Đài Loan cho biết có khoảng 1.500 tên lửa Trung Quốc hướng về hòn đảo này. Tên lửa Hùng Phong 3 có khả năng vươn tới Trung Quốc đại lục.


Tàu chiến Đài Loan 'lỡ tay' bắn tên lửa ngoài khơi Trung Quốc

 Sáng sớm 1-7, một tàu tuần tra của hải quân Đài Loan đã phóng đi một tên lửa chống hạm siêu thanh nhưng do nhầm lẫn.

"Tên lửa bị phóng do lỗi vận hành. Chúng tôi đang điều tra vụ việc", South China Morning Post dẫn lời Phó Đô đốc Mei Chia-hsu.

Vụ "phóng nhầm" tên lửa chống hạm siêu thanh Hsiung Feng III từ một con tàu tại căn cứ hải quân phía nam Đài Loan xảy ra khi lãnh đạo Tsai Ing-wen, cũng là tổng tư lệnh lực lượng vũ trang của vùng lãnh thổ này, đang ở nước ngoài.  

ten lua hsiung feng iii cua dai loan duoc cho la co tam ban 300 km. nguon: ib times

Tên lửa Hsiung Feng III của Đài Loan được cho là có tầm bắn 300 km. Nguồn: IB Times

Khi được hỏi liệu vụ việc có nguy cơ gây hiểu lầm với phía Trung Quốc đại lục hay không, ông Mei cho biết hải quân đã báo cáo với cơ quan phòng vệ Đài Loan và cơ quan này sẽ xử lý tình hình cho phù hợp.

Tên lửa không đi quá đường ranh giới ở giữa eo biển Đài Loan, ông Mei nói đồng nghĩa với việc nó không nhằm vào tỉnh Phúc Kiến, nằm ở phía bên kia eo biển. Nó rơi xuống vùng biển ngoài khơi quần đảo Bành Hồ. 

Ông Mei cho biết tàu tuần tra Chinchiang (PCG-610), tại căn cứ hải quân Zuoying, Cao Hùng, đang diễn tập kiểm tra thì các sĩ quan vô tình phóng tên lửa do không tuân thủ quy trình vận hành tiêu chuẩn. "Vụ việc không làm ai bị thương" - ông Mei cho biết tại cuộc họp báo.

Tên lửa Hsiung Feng III có tầm phóng khoảng 300 km, có thể vươn tới Trung Quốc đại lục.


Hồng Kông ngột ngạt, chia rẽ

Người Hồng Kông xuống đường hôm 1-7 để yêu cầu lãnh đạo Lương Chấn Anh từ chức nhân kỷ niệm ngày đặc khu hành chính này được trao trả lại cho Trung Quốc (năm 1997). Đáng chú ý, làn sóng biểu tình năm nay đánh dấu sự xuất hiện của các nhóm ủng hộ Hồng Kông độc lập.

Tức nước vỡ bờ

Bắt đầu từ 15 giờ 25 phút (giờ địa phương), cuộc biểu tình bộc lộ sự giận dữ, sợ hãi và ngờ vực của người dân Hồng Kông trước sự can thiệp ngày càng sâu của Trung Quốc vào tình hình lãnh thổ này. Theo các nhà tổ chức, ước tính hơn 110.000 người tham gia. Có mặt tại sự kiện thường niên này, luật sư Ambrose Lau, 65 tuổi, mô tả môi trường chính trị địa phương ngày càng đi xuống trong 19 năm qua và hy vọng chính quyền có thể bảo vệ sự tự trị của đặc khu.

dong nguoi tham gia cuoc bieu tinh hom 1-7 tai hong kong anh: reuters

Dòng người tham gia cuộc biểu tình hôm 1-7 tại Hồng Kông Ảnh: Reuters

Trong khi đó, sự quan tâm của những người biểu tình trẻ tuổi như Andrew Man, 22 tuổi, sinh viên Trường ĐH Lingnan, dành nhiều cho tương lai Hồng Kông. Trả lời tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hồng Kông), Man bày tỏ sự không hài lòng về năng lực lãnh đạo của ông Lương Chấn Anh cũng như cảm thấy tương lai của Hồng Kông “không chắc chắn”. Tương tự, nữ sinh Flora Yiu, 22 tuổi, học cùng trường với Man, cho rằng giới trẻ Hồng Kông cảm thấy “thất vọng và bối rối” về tương lai của nơi họ đang sống.

Những người tham gia cuộc biểu tình còn kêu gọi chính quyền trả lời việc chuyện 5 người bán sách ở đặc khu bị “bắt cóc” và đưa về đại lục.

Một trong số họ là ông Lâm Vịnh Cơ, 61 tuổi, người bị giam giữ 8 tháng trước khi được phóng thích gần đây. Ông này công khai cáo buộc Bắc Kinh gửi lực lượng đặc nhiệm bắt người bí mật, dẫn đến những chỉ trích lẫn nghi ngờ về khả năng bảo vệ công dân của chính quyền Hồng Kông. Theo kế hoạch, ông Lâm dẫn đầu đoàn biểu tình hôm 1-7 nhưng vào giờ chót ông rút lui vì “sự an toàn của bản thân bị đe dọa nghiêm trọng”, theo các nhà tổ chức. Ông Jimmy Shum, lãnh đạo Mặt trận Nhân quyền Dân sự (CHRF), cho rằng mối đe dọa nghiêm trọng nói trên đến từ Trung Quốc.

Tranh cãi gay gắt

Ngay từ năm 1997, hàng ngàn người đã đổ xuống đường vào ngày 1-7 hằng năm để ủng hộ dân chủ. Tuy nhiên, kể từ cuộc “Cách mạng Dù” gây rúng động dư luận năm 2014, chính trường Hồng Kông trải qua nhiều biến động với sự xuất hiện của những tiếng nói, đảng phái chính trị mới nổi cũng như kêu gọi tự trị, thậm chí là độc lập. Theo đài CNN, giới chính khách Hồng Kông đang có sự chia rẽ sâu sắc về mối quan hệ giữa địa phương này và đại lục.

Ông Alan Leong, nhà lập pháp của Đảng Công dân, lo ngại tình trạng Hồng Kông bị “đại lục hóa” quá nhanh. Theo ông, người dân Hồng Kông, nhất là giới trẻ, cảm thấy tuyệt vọng và muốn tự mình “làm chủ” thay vì đặt niềm tin vào các thể chế và chính đảng mà họ cho là không mang lại thay đổi gì đáng kể trong 3 thập kỷ qua. Trái lại, ông Chu Hạo Đỉnh, Phó Chủ tịch Liên minh Dân chủ vì Sự cải thiện và Tiến bộ của Hồng Kông (DAB), tin rằng “một nhà nước, hai chế độ” nhìn chung đang hoạt động hiệu quả, còn Luật Cơ bản bảo đảm những quyền lợi và sự tự do mà người dân đang được hưởng.

Bà Cyd Ho, nhà lập pháp của Đảng Lao động, không nghĩ như ông Chu. Theo bà, Hồng Kông hiện không có “một nhà nước, hai chế độ” đúng nghĩa bởi sự can thiệp ngày càng tăng của Bắc Kinh. Chính khách này nói thêm điều cần làm lúc này là củng cố nền kinh tế và các lĩnh vực khác của Hồng Kông, giảm sự phụ thuộc đối với thị trường Trung Quốc.

Không dừng lại ở đó, đã xuất hiện một số ý kiến cho rằng Hồng Kông cần phải độc lập nếu muốn có được sự tự trị và nền dân chủ thật sự. Tuy nhiên, bà Regina Ip thuộc Đảng Nhân dân Mới cho rằng quyết định tách khỏi Trung Quốc là không khả thi bởi Hồng Kông đang phụ thuộc nguồn nước, điện và thực phẩm từ đại lục cũng như nguy cơ kinh tế đặc khu này sụp đổ nếu “chia tay” Bắc Kinh.(NLĐ)


Quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu 'tan băng'

AFP đưa tin Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 30-6 đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận du lịch đối với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi nối lại mối quan hệ với nước này sau vụ bắn rơi máy bay của Nga.

Ông Putin đã ký một sắc lệnh dỡ bỏ cấm vận trong việc kinh doanh các tour du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời ra lệnh cho chính phủ nối lại các chuyến bay đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Động thái này cho thấy mối quan hệ giữa Moscow và Ankara đang được hàn gắn nhanh chóng sau bảy tháng căng thẳng vì vụ việc máy bay chiến đấu của Nga bị bắn rơi ở Syria hồi tháng 11 năm ngoái.

Tổng thống Putin dỡ bỏ lệnh cấm vận sau cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Đây là lần đầu tiên hai vị tổng thống nói chuyện với nhau kể từ khi vụ việc xảy ra.

tong thong nga vladimir putin va nguoi dong cap tho nhi ky recep tayyip erdogan. anh: afp

Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AFP

Ông Putin cũng ra lệnh cho chính phủ bình thường hóa quan hệ thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ. Động thái này chứng tỏ các lệnh cấm vận về thực phẩm đối với Ankara cũng sẽ sớm được dỡ bỏ. Vụ việc máy bay Nga bị bắn rơi gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria làm bùng lên căng thẳng giữa hai nước vốn có mối quan hệ đang trên đà phát triển.

Lệnh cấm vận được dỡ bỏ sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gửi một bức thư đến lãnh đạo điện Kremlin, mà theo phía Moscow thì bức thư chứa đựng lời xin lỗi vì vụ việc bắn rơi máy bay hồi tháng 11. Đây được xem là một bước đột phá về ngoại giao trong quan hệ giữa hai nước.

Cuộc khủng hoảng trong mối quan hệ với Nga đã giáng một đòn nặng nề vào ngành du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có khách du lịch chủ yếu là người Nga. Khách du lịch Nga đã cương quyết không đến các khu nghỉ dưỡng dọc bờ biển Địa Trung Hải sau khi vụ việc xảy ra.

Lệnh cấm vận du lịch đối với Thổ Nhĩ Kỳ được dỡ bỏ sau khi nước này vừa trải qua ba vụ đánh bom tự sát và xả súng liên tiếp tại sân bay quốc tế Ataturk ở TP Istanbul hôm 29-6, khiến ít nhất 44 người thiệt mạng.


Thái Lan quyết định mua tàu ngầm tấn công của Trung Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan tuyên bố nước này sẽ mua chiếc tàu ngầm đầu tiên của Trung Quốc vào năm 2017.

tau ngam tan cong s-26t cua trung quoc. anh: gentleseas

Tàu ngầm tấn công S-26T của Trung Quốc. Ảnh: Gentleseas

"Hải quân đã quyết định sẽ mua tàu ngầm. Trước mắt, sẽ dùng ngân sách tài khóa 2017 để mua chiếc đầu tiên", Bangkok Post hôm nay dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, đại tướng Prawit Wongsuwan, cho biết.

Theo ông Prawit, hải quân Hoàng gia Thái Lan từng có ý định mua tàu ngầm từ những năm 2008-2009, song kế hoạch này đã bị trì hoãn và hiện Thái Lan có kế hoạch mua ba tàu ngầm tấn công S-26T của Trung Quốc với giá 12 tỷ baht (khoảng 335 triệu USD) mỗi chiếc.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan,  mức giá này không phải là cao bởi thời gian chi trả theo hợp đồng kéo dài 10 năm, đồng thời khẳng định tàu ngầm S-26T của Trung Quốc được trang bị các công nghệ mới, có thể sánh ngang với các nước khác.

Khi được các phóng viên hỏi vì sao chính phủ lại quyết định mua tàu ngầm bất chấp các ý kiến cho rằng vùng biển Thái Lan nông, không thích hợp cho tàu ngầm, ông Prawit cho rằng Thái Lan giàu tài nguyên biển và hải quân cần có tàu ngầm để đảm đương nhiệm vụ bảo vệ những tài nguyên này.  Hiện hải quân Thái Lan chưa được biên chế bất cứ tàu ngầm nào. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục