tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 29-09-2015

  • Cập nhật : 29/09/2015

NASA công bố bằng chứng sự sống ở Sao Hỏa

nasa cong bo bang chung su song o sao hoa

NASA công bố bằng chứng sự sống ở Sao Hỏa

 NASA đã phát hiện có nước chảy trên hành tinh đỏ - một dấu hiệu của sự sống ở Sao Hỏa.

Tại cuộc họp báo vừa diễn ra tối nay 28/9 theo giờ Việt Nam, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố các phát hiện lớn trên Sao Hỏa (Giải mã bí mật của Sao Hỏa”). Theo đó, các nhà khoa học của NASA phát hiện dòng nước chảy trên bề mặt Sao Hỏa vào các tháng mùa Hè.

Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định nguồn gốc cũng như thành phần hóa học của dòng nước này nhưng khám phá trên có thể kéo theo suy nghĩ liệu hành tinh Đỏ có phải là hành tinh giống Trái đất nhất và có thể duy trì sự sống.

Lý thuyết này đã được diễn giả Lujendra Ojha (khi đó mới 21 tuổi) thuộc Viện Công nghệ Georgia phát hiện từ năm 2011.

Một báo cáo mới đây được đưa ra tại hội nghị châu Âu về các hành tinh diễn ra vào tuần trước cũng chỉ ra, các vệt tối không đều xuất hiện theo dạng sọc ở bề mặt Sao Hỏa được chụp từ Curiosity là kết quả của dòng nước mặn chảy qua.

Thái Lan tiết lộ động cơ vụ đánh bom kinh hoàng tại Bangkok

Chính quyền Thái Lan ngày 28/9 cho hay hai vụ đánh bom ở thủ đô Bangkok hồi tháng Tám là sự trả thù chiến dịch trấn áp của chính phủ nước này nhằm vào các băng đảng buôn người.

Theo Tân Hoa Xã, chính quyền Thái Lan ngày 28/9 cho hay hai vụ đánh bom ở thủ đô Bangkok hồi tháng Tám là sự trả thù chiến dịch trấn áp của chính phủ nước này nhằm vào các băng đảng buôn người.

Phát biểu tại cuộc họp báo được phát trên truyền hình, Người phát ngôn Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia (NCPO) Winthai Suwaree cho hay giới chức hữu quan hiện không loại bỏ bất cứ khả năng nào khác, mặc dù vẫn chưa có cơ sở chắc chắn nào về các động cơ khác trong các vụ tấn công trên.

Theo ông Winthai, cho đến nay chính quyền đã bắt được Adem Karadak và Mieraili Yusufu, hai trong số 17 nghi phạm phải đối mặt với lệnh bắt giữ, chịu trách nhiệm cài thiết bị nổ ở giao lộ Ratchaprasong và Sathorn Pier hôm 17/8 và 18/8.

Ông Winthai cũng cho hay hai nghi phạm Karadak và Yusufu, hiện chưa xác định rõ quốc tịch, đã thú nhận thực hiện các tội ác của chúng và đã được đưa đến hiện trường hôm 26/9 để dựng lại vụ việc.

Theo ông, việc dựng lại hiện trường ở các khu vực liên quan cho thấy phù hợp với bằng chứng và kết quả điều tra.

Vụ đánh bom hôm 17/8 đã làm 20 người thiệt mạng và hơn 120 người khác bị thương trong khi vụ nổ hôm 18/8 không gây ra thương vong nào.


Thủ tướng Modi: Ấn Độ là “thiên đường” cho các nhà đầu tư

thu tuong an do narendra modi. (nguon: afp/ttxvn)

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. (Nguồn: AFP/TTXVN)


Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố đang nỗ lực biến Ấn Độ thành “thiên đường” cho các nhà đầu tư thông qua việc bãi bỏ, giảm bớt các quy định và đảm bảo "dễ dàng trong kinh doanh"

 

Báo The Hindu đưa tin trong buổi nói chuyện 45 phút tại trụ sởFacebook ở San Jose, bang California (Mỹ), ngày 27/9, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố đang nỗ lực biến Ấn Độ thành “thiên đường” cho các nhà đầu tư thông qua việc bãi bỏ, giảm bớt các quy định và đảm bảo "dễ dàng trong kinh doanh," khi hướng tới mục tiêu chuyển đổi nền kinh tế nước này từ mức 8.000 tỷ USD lên 20.000 tỷ USD.

Tại cuộc gặp Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg, ông Modi cho biết tiến trình cải cách ở Ấn Độ đang diễn ra nhanh chóng và chính phủ đang nỗ lực thực hiện các giải pháp để “khôi phục lòng tin đã bị mất” dưới thời chính phủ tiền nhiệm của Liên minh tiến bộ thống nhất (UPA).

Thủ tướng Modi cũng khẳng định rằng song song với việc thúc đẩy phát triển ba lĩnh vực trọng tâm gồm nông nghiệp, dịch vụ và sản xuất, chính phủ của ông cũng đồng thời xây dựng các cơ sở hạ tầng vật lý và kỹ thuật số và kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Ấn Độ.


Thượng viện Mỹ thông qua dự luật ngăn đóng cửa chính phủ

thuong vien my thong qua du luat ngan dong cua chinh phu

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật ngăn đóng cửa chính phủ

 Dự luật mới cho phép gia hạn chi tiêu của các cơ quan chính phủ đến 11/12 thay vì 30/9.

Với 77 phiếu thuận, 19 phiếu chống, Thượng viện Mỹ ngày 28/9 đã thông qua một dự luạt chi tiêu tạm thời nhằm tránh nguy cơ đóng cửa chính phủ từ ngày 1/10.

Theo dự luật, chi tiêu của chính phủ Mỹ sẽ được gia hạn đến ngày 11/12 tới. Thực tế, chi tiêu ngân sách của chính phủ nước này sẽ hết hạn vào cuối ngày mai 30/9. Đặc biệt, điều khoản hỗ trợ tín dụng cho tổ chức y tế Planned Parenthood đã được tách khỏi dự luật này để được biểu quyết riêng bởi đây là vấn đề gây tranh cãi nhiều tại Quốc hội Mỹ.

Chủ tịch Hạ viện John Boehner cũng tuyên bố trên chương trình “Face the Nation” của đài CBS cuối tuần trước rằng ông sẽ dựa vào lá phiếu của các nghị sỹ Dân chủ để thông qua dự luật này tại Hạ viện. Dự kiến, Hạ viện sẽ bỏ phiếu cho dự luật vào ngày mai 30/9 trong khi Thượng viện sẽ biểu quyết lần cuối vào hôm nay hoặc ngày mai. Nhà Trắng hiện tại đã ủng hộ dự luật.

Obama kêu gọi Nga, Trung Quốc theo đuổi giải pháp ngoại giao

Tổng thống Mỹ hôm qua thể hiện giọng điệu đối đầu trong bài phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, khi cho rằng Nga, Trung Quốc có hành động làm bất ổn trong các cuộc xung đột trên thế giới. 
tong thong my phat bieu tai dai hoi dong lien hop quoc. anh: ap

Tổng thống Mỹ phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh: AP

Theo Straits Times, phát biểu trước lượt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Obama phản đối hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông và Moscow ở Ukraine. 

Ông cho rằng việc Nga sáp nhập Crimea và hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông là một âm mưu nhằm từ bỏ trật tự thế giới được Liên Hợp Quốc thiết lập cách đây 70 năm và thể hiện tư tưởng "mạnh thì thắng" từ thời tiền Thế chiến II. 

"Ngoại giao là việc khó khăn, kết quả đôi khi không thỏa mãn, và nó hiếm khi phổ biến về mặt chính trị", ông Obama nói trước các lãnh đạo thế giới tại phiên khai mạc cuộc họp thứ 70 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. "Nhưng tôi tin rằng các lãnh đạo nước lớn có nghĩa vụ thực hiện những rủi ro này, chính bởi vì họ đủ mạnh để bảo vệ lợi ích của chúng ta, nếu và khi ngoại giao thất bại". 

Obama lấy thỏa thuận cột mốc về hạt nhân Iran làm ví dụ về thành quả khi hệ thống quốc tế được phép hoạt động đúng phương cách. Ngược lại, ông chỉ ra tình hình bất ổn ở Ukraine và hậu quả của lệnh trừng phạt ở Nga sau khi Crimea được sáp nhập. 

"Hãy thử hình dung rằng thay vào đó, khi Nga thực hiện ngoại giao thực sự, làm việc cùng Ukraine và cộng đồng quốc tế để đảm bảo quyền lợi của mình được bảo vệ. Điều đó sẽ tốt hơn không chỉ cho Ukraine mà còn cho Nga, và tốt hơn cho cả thế giới. Đó là lý do chúng tôi tiếp tục kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng này... không phải vì chúng tôi muốn cô lập Nga, mà vì chúng tôi muốn một nước Nga hùng mạnh làm việc với chúng tôi, để làm vững mạnh toàn thể hệ thống quốc tế", ông Obama cho hay. 

Về vấn đề Biển Đông, Obama cho biết Mỹ không có tuyên bố chủ quyền tại đây, nhưng có lợi ích trong việc "gìn giữ nguyên tắc cơ bản của tự do đi lại và tự do vận chuyển thương mại, và trong việc giải quyết tranh chấp bằng luật quốc tế, không phải bằng luật của vũ lực". 

Sau đó, ông Obama nhắc đến những ví dụ tích cực của các nước nhỏ hơn: "Từ Singapore tới Colombia tới Senegal, thực tế cho thấy các nước thành công khi theo đuổi hòa bình và thịnh vượng trong biên giới của họ, và hợp tác cùng các nước ngoài biên giới". 

Diễn văn của tổng thống Mỹ được coi là một trong những bài phát biểu được theo dõi nhiều nhất tại các hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc trong những năm gần đây, thể hiện ở thứ tự phát biểu trong danh sách. Ông Tập cũng lần đầu phát biểu tại Liên Hợp Quốc, trong khi ông Putin lần đầu xuất hiện tại cuộc họp lần đầu tiên trong một thập kỷ. 

Trong phiên khai mạc Đại Hội đồng, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng đề cập đến một danh sách các thách thức toàn cầu và hối thúc các lãnh đạo thế giới hành động nhiều hơn nữa. Dù nhấn mạnh sự cần thiết của ngoại giao, ông Ban cũng kêu gọi những khoản đóng góp khẩn cấp. 

"Thế giới tiếp tục phung phí hàng nghìn tỷ vào chi tiêu quân sự", ông Ban nói. "Vì sao chi tiền để tàn phá hành tinh và con người dễ hơn bảo vệ họ?"


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục