tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 25-12-2015

  • Cập nhật : 25/12/2015

Nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt thu mua trái phiếu của Nhật Bản

nha dau tu nuoc ngoai o at thu mua trai phieu cua nhat ban

Nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt thu mua trái phiếu của Nhật Bản


Theo nhật báo Nikkei số ra mới đây, trong năm 2015, giá trị số trái phiếu Nhật Bản do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đã tăng tới 14.000 tỷ yen.

Tính từ tháng 12/2012, giá trị số trái phiếu Nhật Bản được các nhà đầu tư nước ngoài mua đã tăng 18.000 tỷ yen (tương đương tăng 22,9%).

Các nhà đầu tư nước ngoài đã ồ ạt thu mua trái phiếu của Nhật Bản kể từ tháng 10/2015 và nhiều khả năng giá trị số trái phiếu nằm trong tay các nhà đầu tư nước ngoài sẽ vượt 10% tổng lượng trái phiếu quốc gia do Nhật Bản phát hành.

Các nhà đầu tư châu Âu là những người mạnh tay nhất trong việc thu mua trái phiếu quốc gia của Nhật Bản thời gian gần đây.

Nguyên nhân là Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) áp dụng chính sách lãi suất âm, trong khi lợi suất trái phiếu 10 năm do Đức phát hành đã tụt từ mức khoảng 2% trước đây xuống chỉ còn 0,6% thời gian gần đây.

Cùng thời điểm, lợi suất trái phiếu 10 năm của Nhật Bản từ mức 0,7% hạ xuống 0,3%. Chênh lệch lợi suất trái phiếu giữa Nhật Bản và Đức đã thu hẹp từ mức 1,3% xuống còn 0,3% khiến trái phiếu của Nhật Bản trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.

Tính tới thời điểm cuối tháng 9/2015, Quỹ lương hưu của Na Uy đã nắm giữ 3.200 tỷ yen trái phiếu, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2014. Các nhà đầu tư từ Mỹ cũng đẩy mạnh mua trái phiếu Chính phủ Nhật Bản.

Phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài mua trái phiếu Chính phủ Nhật Bản đều nhằm mục đích đảm bảo sự ổn định của tài sản.

Nợ của Chính phủ Nhật Bản được ước tính đã vượt quá 200% GDPnên Tokyo sẽ phải làm mọi cách để giảm khoản nợ này.

Theo đánh giá của tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P hồi tháng Chín, xếp hạng tín dụng của Nhật Bản đã tăng thêm một bậc, đạt mức A+.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Sano, chuyên gia tại Công ty chứng khoán Tokyo Tokai, các nhà đầu tư nước ngoài mua trái phiếu Chính phủ Nhật Bản không nhằm mục đích đầu tư lâu dài, mà do tác động phần nào từ việc ngân hàng trung ương của các nước phát triển gần đây áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ.

Ngay từ giữa những năm 2000, cựu Thủ tướng Nhật Bản Koizumi Ichiro đã kỳ vọng rằng nguồn tiền đầu tư nước ngoài vào trái phiếu chính phủ sẽ giúp Nhật Bản cải cách cơ cấu.

Tuy nhiên, nếu nền kinh tế Nhật Bản không tạo được sự hấp dẫn và ổn định, nhiều khả năng lợi suất trái phiếu của nước này sẽ bị tác động mạnh từ chính sách tiền tệ của các nền kinh tế chủ chốt.


Quân đội Thái Lan từ bỏ quyền lực vào năm 2017

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết kế hoạch cải cách đất nước đang bước vào giai đoạn hai và quân đội sẽ trao trả lại quyền lực vào năm 2017.
thu tuong thai lan prayuth chan-ocha. anh: reuters.

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha. Ảnh: Reuters.

"Chúng tôi còn lại một năm rưỡi và 6 tháng từ tháng 1/2016 đến tháng 7/2017", Reuters dẫn lời Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm qua cho biết trong một bài phát biểu trên truyền hình. "Chúng tôi đang bước vào giai đoạn hai".

Hội đồng Trật tự và Hòa bình Quốc gia (NCPO), do quân đội Thái Lan điều hành, đảo chính và kiểm soát quyền lực từ tháng 5/2014, chấm dứt phong trào biểu tình phản đối chính phủ cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra kéo dài nhiều tháng ở Bangkok.

NCPO sau đó tập trung vào soạn thảo hiến pháp mới và cải cách, động thái bị phe chỉ trích cho là nhằm hạn chế quyền lực của các đảng chính trị khác và vô hiệu hóa những người được cho là trung thành với cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh trai bà Yingluck, bị quân đội đảo chính năm 2006.

Chính quyền quân sự còn nhiều lần trì hoãn kế hoạch bầu cử, tuyên bố Thái Lan chưa đủ ổn định để tổ chức bỏ phiếu.

Các nhóm nhân quyền, Liên Hợp Quốc và nhiều chính phủ phương Tây chỉ trích NCPO vì sử dụng luật khi quân hà khắc để bắt giam hàng chục người. Thủ tướng Prayuth cho rằng đó không phải lỗi của ông bởi những người đối lập tự vi phạm pháp luật.


Nga "có lợi ích chung với Taliban trong cuộc chiến chống IS"

Một quan chức Nga hôm 23-12 cho biết nước này đã trao đổi thông tin với phong trào Taliban nhằm chống lại sự bành trướng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Ông Zamir Kabulov, đặc phái viên của Tổng thống Vladimir Putin về vấn đềAfghanistan, cho biết Taliban và Nga có lợi ích chung trong cuộc chiến chống IS. “Tôi đã từng nói trước đó rằng Nga và Taliban có các kênh trao đổi thông tin với nhau” - ông Kabulov cho hay.

Theo ông Kabulov, Taliban ở Afghanistan và Pakistan đều cho biết không công nhận IS, cũng như cái gọi là đế chế Hồi giáo mà bọn họ muốn thành lập.

Vào tuần rồi, Taliban ở Afghanistan thông báo sẽ cử "lực lượng đặc nhiệm" chiến đấu chống IS.

Ông Zamir Kabulov. Ảnh: AP
Ông Zamir Kabulov. Ảnh: AP

Bà Maria Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, sau đó xác nhận thông tin trên, nhưng nhấn mạnh lợi ích chung duy nhất giữa Nga và Taliban là cuộc chiến chống IS.

Bà Zakharova cũng khẳng định mối quan hệ giữa Nga và Taliban có giới hạn: “Không có qua lại, hội họp mà đơn giản chỉ chia sẻ thông tin”. Thêm vào đó, Nga vẫn duy trì các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đối với Taliban và không có bất kỳ sự hỗ trợ nào khác dành cho nhóm này. Tuy nhiên, người phát ngôn này từ chối tiết lộ những thông tin Nga chia sẻ với Taliban.

Đáng chú ý là Moscow trong hơn 1 tập kỷ qua không ngừng xem Taliban như là một mối họa khủng bố và gây bất ổn tiềm tàng đến nước này. Không những thế, Taliban cũng được liệt kê trong danh sách khủng bố của chính phủ Nga cùng với IS. Không khác gì IS, Taliban được biết đến với các màn hành quyết công khai man rợ và áp đặt luật Hồi giáo ở những vùng lãnh thổ mà chúng chiếm đóng.

Cũng theo ông Kabulov, Nga sẵn sàng cung cấp vũ khí cho Afghanistan nhưng sẽ làm điều đó một cách thận trọng và dựa trên cơ sở thương mại. Số vũ khí này có thể được dùng để chống lại Taliban sau khi nhóm phiến quân này vừa tiến hành cuộc tấn công nhằm vào một khu vực chiến lược quan trọng ở tỉnh Helmand.


10 thành phố Trung Quốc đồng loạt cảnh báo đỏ ô nhiễm

Ngày 24-12, ít nhất 10 thành phố ở Trung Quốc đồng loạt ra cảnh báo đỏ ô nhiễm không khí, hơn 100 triệu người được khuyến cáo phải ở trong nhà.

bau troi bac kinh mu mit - anh: reuters

Bầu trời Bắc Kinh mù mịt - Ảnh: Reuters

Theo AFP, sương mù ô nhiễm dày đặc bao trùm nhiều khu vực lớn ở miền đông và miền trung Trung Quốc. Tỉnh Sơn Đông có dân số 96 triệu dân ra cảnh báo đỏ ô nhiễm không khí. Đây là lần đầu tiên một tỉnh ở Trung Quốc ra cảnh báo này.

Trong số 10 thành phố ra cảnh báo đỏ có một số ở Sơn Đông, phần còn lại ở các tỉnh khác. Trong đó phải kể đến trung tâm công nghiệp Thiên Tân ở đông bắc Trung Quốc.

Tại thành phố Tân Hương thuộc tỉnh Hà Nam, chỉ số ô nhiễm không khí PM2,5 chạm ngưỡng cao kỷ lục 727mg/m3. Con số này cao gấp gần 30 lần tiêu chuẩn an toàn 25mg/m3 theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới.

Nhà chức trách khuyến cáo người dân ở trong nhà, các trường học ngừng hoạt động, chính quyền hạn chế phương tiện giao thông đi lại trên đường phố.

Chính quyền Trung Quốc xác định ở thời điểm hiện tại, có tới 30 thành phố trong đó có thủ đô Bắc Kinh bị “ô nhiễm nghiêm trọng”. 20 thành phố khác bị đánh giá là “ô nhiễm nặng nề”. Dù vậy đêm qua Bắc Kinh đã hủy bỏ cảnh báo đỏ.

tinh hinh o thuong hai khong kha hon - anh: reuters

Tình hình ở Thượng Hải không khá hơn - Ảnh: Reuters

nguoi dan duong chau di lai trong bau khong khi o nhiem - anh: reuters

Người dân Dương Châu đi lại trong bầu không khí ô nhiễm - Ảnh: Reuters

 


Ấn Độ đóng siêu hàng không mẫu hạm

hinh anh y tuong thiet ke cua tau ins vishal - anh: sina

Hình ảnh ý tưởng thiết kế của tàu INS Vishal - Ảnh: Sina


Hải quân Ấn Độ hiện đang sở hữu 2 tàu sân bay là INS Viraat và INS Vikramaditya. INS Viraat hạ thủy năm 1944, được mua lại từ Anh năm 1986 và là tàu sân bay “cổ” nhất thế giới còn đang hoạt động. INS Vikramaditya, có độ choán nước 45.000 tấn, thì được biên chế cuối năm 2013 nhưng cũng là tàu cũ từ thời Liên Xô do Nga nâng cấp và bán lại với giá 2,35 tỉ USD.
Rõ ràng những gì đang có chưa thể đáp ứng nhu cầu của Ấn Độ vươn lên trở thành một cường quốc hàng đầu cũng như bảo vệ lợi ích trong các vùng biển đang nhiều biến động ở khu vực. Vì thế, mục tiêu của Ấn Độ là có thêm ít nhất 2 tàu sân bay mới. Trong đó, INS Vikrant sẽ được biên chế vào năm 2017. Tuy nhiên, tàu này vẫn sử dụng công nghệ phóng máy bay kiểu cũ với thiết kế mũi tàu hếch lên. Ngoài ra, với độ choán nước 40.000 tấn, INS Vikrant thuộc loại tàu sân bay kích cỡ trung bình.
Hiện các chuyên gia quân sự và giới tướng lĩnh Ấn Độ đang đặt kỳ vọng lớn vào dự án tàu sân bay INS Vishal. Có độ choán nước ít nhất 65.000 tấn, INS Vishal khi hoạt động vào thập niên 2020 sẽ trở thành chiến hạm lớn nhất trong lịch sử Ấn Độ và cũng là chiếc đầu tiên tại châu Á từ sau Thế chiến 2 có thể được xếp vào nhóm siêu hàng không mẫu hạm.
Hàng “hảo hạng” từ Mỹ
Những năm gần đây, xuất phát từ tình hình khu vực và nhu cầu chiến lược của mỗi bên, Ấn Độ và Mỹ ngày càng đẩy mạnh hợp tác về nhiều mặt, đặc biệt là quốc phòng và an ninh biển. Sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi đầu năm, hai bên đã nhất trí thành lập Nhóm công tác tàu sân bay nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thiết kế và phát triển loại tàu này.
Đến tháng 5, tờ The Economic Times dẫn lời Tư lệnh hải quân Ấn Độ Robin Dhowan xác nhận đang xúc tiến dự án INS Vishal với ngân sách cho các bước nghiên cứu sơ bộ khoảng hơn 5 triệu USD, trong khi một số quan chức khác khẳng định tàu sẽ được đóng với sự trợ giúp công nghệ từ Mỹ. Giám đốc Cơ quan Mua sắm vũ khí, công nghệ và hậu cần Bộ Quốc phòng Mỹ Frank Kendall còn “chốt hạ”: “Chúng tôi không thấy trở ngại gì trong việc cung cấp các thiết bị hiện đại nhất cho tàu sân bay Ấn Độ. Họ chỉ cần nói ra điều mình cần”.
Trong cuộc họp đầu tiên hồi tháng 8 của Nhóm công tác tàu sân bay, phía Ấn Độ đặc biệt quan tâm tới Hệ thống phóng phi cơ điện từ (EMALS). Được đánh giá là công nghệ phóng máy bay tân tiến nhất hiện nay, EMALS giúp tăng 25% số lần xuất kích của chiến đấu cơ mỗi ngày so với công nghệ CATOBAR phổ biến trên các tàu sân bay mũi bằng, và đương nhiên là vượt xa hệ thống phóng kiểu cũ của hàng không mẫu hạm mũi hếch.
Theo Reuters, Mỹ đã “bật đèn xanh” cho Tập đoàn GE - nhà phát triển EMALS - trình diễn công nghệ này cho các chuyên gia và sĩ quan Ấn Độ. Mới đây nhất, việc chuyển giao công nghệ EMALS và dự án INS Vishal tiếp tục được thảo luận trong chuyến thăm Washington D.C hôm 10.12 của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar.
Tàu sân bay mũi hếch kiểu cũ, chẳng hạn như tàu Liêu Ninh của Trung Quốc, dễ đóng hơn và có chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, hạn chế lớn là phải giảm diện tích sàn đậu máy bay, không cho phép chiến đấu cơ cất cánh với lượng nhiên liệu tối đa hoặc chở quá nhiều vũ khí đồng thời đòi hỏi tàu phải di chuyển với tốc độ nhất định thì máy bay mới có thể cất cánh.
Ngược lại, EMALS đắt đỏ và phức tạp hơn nhưng giúp phóng máy bay nhanh hơn, nhiều hơn kể cả khi tàu đứng yên, đồng thời hỗ trợ kiểm soát dễ dàng hơn trong quá trình phóng bằng cách cho phép máy bay tăng tốc dần đều và liên tục. Mặt khác, chưa cần tới EMALS mà chỉ cần Mỹ hỗ trợ lắp đặt hệ thống phóng CATOBAR là đã đủ cho Ấn Độ trở thành quốc gia châu Á đầu tiên sở hữu tàu sân bay mũi bằng.
Ưu thế vượt trội
Sức mạnh của tàu sân bay phụ thuộc khá nhiều vào tốc độ triển khai và phạm vi hoạt động của các phi cơ chở theo. Do đó, nếu sở hữu được công nghệ tân tiến của Mỹ thì INS Vishal sẽ tạo ra khoảng cách đáng kể về thực lực so với tàu sân bay Trung Quốc, vốn được cho là sắp hoàn thành sơ bộ tàu sân bay nội địa đầu tiên. Dù theo truyền thông Trung Quốc, nước này đang nỗ lực xây dựng một hệ thống phóng giúp đẩy nhanh tốc độ xuất kích của máy bay so với công nghệ hiện dùng trên tàu Liêu Ninh nhưng các chuyên gia nước ngoài vẫn tỏ ra nghi ngờ. Lý do là Trung Quốc chưa có kinh nghiệm lẫn chuyên môn để thiết kế tàu sân bay cỡ lớn, bao gồm cả hệ thống đẩy. Hàng không mẫu hạm thứ hai cũng bị cho là vẫn dựa nhiều vào công nghệ cũ kỹ từ chiếc Liêu Ninh.
Mặt khác, Đài tiếng nói nước Nga dẫn lời các chuyên gia chỉ ra rằng hiện tại Trung Quốc đang trang bị cho Liêu Ninh các chiến đấu cơ J-15 khá nặng và “to con”, trong khi hệ thống cất - hạ cánh của tàu lại cũ kỹ, mũi hếch lên khiến không có nhiều chỗ đậu. Vì thế, hiện tàu Liêu Ninh chỉ chở được từ 12 - 18 chiến đấu cơ. Trong khi đó, mỗi tàu sân bay Ấn Độ có thể tiếp nhận từ 16 - 20 máy bay nhờ sử dụng phi đội MiG-29K gọn nhẹ nhưng có sức chiến đấu mạnh mẽ.
Riêng các tàu đóng mới nếu được trang bị EMALS sẽ có thể gia tăng số lượng máy bay lên 50 chiếc, triển khai được cả những máy bay quân sự hạng nặng như máy bay cảnh báo sớm và máy bay tiếp liệu trên không.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục