Thủ tướng Ấn Độ và Thủ tướng Nhật Bản mỗi người đã đến thăm 23 quốc gia trong năm nay...

Chủ tịch EU kêu gọi mở rộng trừng phạt Nga
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk ngày 15-12 đã kêu gọi đại sứ các nước Liên minh châu Âu (EU) thảo luận việc mở rộng trừng phạt kinh tế Nga thêm 6 tháng.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết có thể EU sẽ mở rộng trừng phạt kinh tế đối với Nga - Ảnh:WSJ
Báo Wall Street Journal cho biết quyết định này có thể sẽ được đưa ra ngày 18-12, tức một ngày sau khi lãnh đạo các nước châu Âu nhóm họp ở Brussel (Bỉ).
Theo ông Tusk, yêu cầu mở rộng trừng phạt kinh tế đối với Nga là “kết quả trực tiếp” từ quyết định của EU đưa ra hồi tháng 3-2015.
Đây là một quyết định có liên quan đến vấn đề thực thi toàn diện thỏa thuận ngừng bắn ở miền đông Ukraine do bốn nước Nga, Ukraine, Pháp và Đức ký tại Minsk một tháng trước đó.
Ngày 14-12 trước đó, đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini và Bộ trưởng Ngoại giao Ý Paolo Gentiloni cho biết họ hi vọng vấn đề sẽ được đưa ra ngay trong cuộc họp của lãnh đạo các nước EU ở Bỉ. Cả hai vị này đều khẳng định có rất ít phản đối về việc mở rộng trừng phạt này.
Bà Mogherini nhấn mạnh thỏa thuận hòa bình Minsk vẫn chưa được thực thi đầy đủ. Việc thực hiện thỏa thuận được coi là một cơ sở để EU quyết định có dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Nga hay không.
Hồi tuần trước, đại sứ các nước EU đã đứng ở ngưỡng chấp thuận việc mở rộng trừng phạt này. Tuy nhiên, Ý bất ngờ không đồng ý và cho rằng cần có một cuộc thảo luận đầy đủ hơn về vấn đề.
Từ tháng 7-2014, EU đã áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Nga vì cho rằng nước này có liên quan đến cuộc xung đột ở miền đông Ukraine. Các lệnh trừng phạt này được gia hạn vào tháng 6-2015 và sẽ hết hiệu lực vào tháng 1-2016.
Các biện pháp trừng phạt bao gồm cắt nguồn quỹ tài chính đối với các ngân hàng và tập đoàn nhà nước cũng như áp đặt các quy định giới hạn lên lĩnh vực quốc phòng và năng lượng của Nga.
Indonesia ra luật "thiến" kẻ hiếp dâm
Bộ trưởng Phụ nữ và bảo vệ trẻ em Indonesia Yohana Yembisa ngày 15-12 nói bộ của bà đã hoàn thiện luật này và sẽ áp dụng ngay trong năm tới.
Theo đó, những kẻ phạm tội cưỡng hiếp - trong đó có cưỡng hiếp trẻ em, sẽ bị "thiến" hóa học. Theo bà Yohana, biện pháp trừng phạt mới này sẽ có tác dụng răn đe hữu hiệu hơn luật hiện hành.
"Chúng tôi hi vọng sẽ sớm công bố quy định này trong tương lai gần", hãng tin Antara dẫn lời bà Yohana.
Chính phủ Indonesia quyết định áp dụng luật "thiến" tội phạm tình dục vào cuối tháng 10 qua, sau khi xảy ra hàng loạt vụ tấn công tình dục trẻ em ở nước này.
Quyết định này được sự đồng thuận của Tổng thống Joko Widodo, thống đốc Jakarta Basuki "Ahok" Tjahaja Purnama và nhiều nhân vật nổi bật khác của Indonesia.
Theo luật hiện hành của Indonesia, kẻ lạm dụng tình dục trẻ em có thể bị phạt 15 năm tù, nhưng thực tế nhiều tên "yêu râu xanh" chỉ phải ngồi tù trong một thời gian ngắn.
Bộ trưởng Yohana thừa nhận luật "thiến" kẻ hiếp dâm vấp phải sự chỉ trích của các nhà hoạt động nhân quyền, nhưng bà khẳng định bộ của bà đã thảo luận sâu rộng và nghiên cứu kỹ lưỡng tiến trình xây dựng luật này.
"Thiến" hóa học là hình phạt buộc tội phạm lạm dụng tình dục phải uống thuốc làm mất hết cảm giác ham muốn tình dục.
Hiện thế giới đã có nhiều nước ra luật "thiến" hóa học, trong đó có Thụy Điển, Đan Mạch, Canada, Mỹ, Ba Lan và Hàn Quốc.
Mỹ gây sức ép với Nga phải giảm căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ
Người phát ngôn Nhà Trường Josh Earnest tuyên bố “chúng tôi không thấy có sự leo thang căng thẳng rõ ràng nào ở thời điểm này” giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, đồng thời nhận định điều đấy chỉ ra “đôi chút lạc quan”.
Ngày 15-12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Nga tại Moscow về căng thẳng trong quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ. ảnh: Reuters
Saudi Arabia thành lập liên minh Hồi giáo chống khủng bố
34 nước gồm Saudi Arabia, Jordan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Bahrain, Qatar, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Kuwait, Lebanon, Palestine, Libya, Benin, Chad, Togo, Tunisia, Djibouti, Senegal, Sudan, Sierra Leone, Somalia, Gabon, Guinea, Comoros, Bờ Biển Ngà, Mali, Morocco, Mauritania, Niger, Nigeria, Yemen, Maldives, Pakistan, Bangladesh, Malaysia.
Kênh truyền hình Al Arabiya (Saudi Arabia) đưa tin 10 nước tuyên bố ủng hộ liên minh và mong muốn tham gia, trong đó có Indonesia. Bộ trưởng Salman al-Saud nhấn mạnh liên minh muốn đấu tranh chống mọi tổ chức khủng bố chứ không riêng Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Đây là liên minh thứ ba chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng ngoài hai liên minh của Mỹ và Nga đứng đầu.
Báo Trung Quốc dọa bắn rơi máy bay Úc tuần tra biển Đông
Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cảnh báo: "Sẽ thật là bẽ bàng nếu một chiếc máy bay rơi khỏi bầu trời và điều đó lại xảy ra với Úc”.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 16-12 đăng tải những cảnh báo nặng lời đối với máy bay của Không quân Hoàng gia Úc (RAAF) tiến hành hoạt động giám sát “tự do hàng hải” tại biển Đông. Ấn bản của Nhân Dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc này nhấn mạnh: “Sẽ thật là bẽ bàng nếu một chiếc máy bay rơi khỏi bầu trời và điều đó lại xảy ra với Úc”. Trang tin ABC của Úc gọi đây là lời cảnh báo Bắc Kinh sẽ bắn hạ máy bay của Canberra nếu vẫn tiếp tục sứ mệnh nêu trên.
Một người phát ngôn Bộ Quốc phòng Úc hôm 16-12 đã xác nhận máy bay AP-3C Orion của RAAF đã tiến hành tuần tra biển Đông trong khuôn khổ chiến dịch bảo vệ an ninh và bền vững trong khu vực Đông Nam Á mang tên “Operation Gateway” từ ngày 25-11 tới 4-12.
Máy bay AP-3C Orion của RAAF đã tiến hành tuần tra biển Đông. Ảnh: RAAF
Xác nhận trên được đưa ra sau khi xuất hiện một đoạn thu âm do phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes tình cờ ghi nhận được lúc đang ở trên một chuyến bay dân sự khảo sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép trên biển Đông gần đây. Đoạn thu âm (vào ngày 25-11) cho thấy lời phi công Úc gởi tới Hải quân Trung Quốc: “Hải quân Trung Quốc, chúng tôi là máy bay Úc đang thực hiện quyền tự do đi lại trong không phận quốc tế theo công ước hàng không dân dụng quốc tế và công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển”. Nhà báo Wingfield-Hayes cho biết phi công Úc lặp lại thông điệp này nhiều lần nhưng phía Trung Quốc không hồi đáp.
Sau khi thông tin này được tiết lộ hôm 15-11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi kêu gọi các nước khác "không làm phức tạp” vấn đề ở biển Đông. Trong khi đó,Thời báo Hoàn Cầu tuyên bố máy bay của quân đội Úc tốt nhất không nên tới biển Đông và cũng đừng “thử thách độ kiên nhẫn của Bắc Kinh”.
Thủ tướng Ấn Độ và Thủ tướng Nhật Bản mỗi người đã đến thăm 23 quốc gia trong năm nay...
Việc tỷ phú Jack Ma mua lại tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) của Hong Kong với giá 266 triệu USD được xem là hành động lấy lòng chính phủ Trung Quốc và làm đẹp hình ảnh quốc gia vốn bị phương Tây đưa tin phiến diện lâu nay.
Ấn Độ xây cơ sở vũ khí hạt nhân đối phó Trung Quốc
Mỹ - Cuba nhất trí khôi phục đường bay thương mại
Vũ khí hạt nhân của Nga đã tới Crimea
Úc không chấp nhận “chủ quyền” Trung Quốc trên biển Đông
Trung Quốc bác thông tin Triều Tiên bắt giữ hơn 100 công dân
Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) Vương Kỳ Sơn đã tham dự hội nghị Bộ chính trị nước này hôm 14/12 sau 23 ngày "biệt tăm" trên truyền thông Trung Quốc.
Australia quyết không dừng tuần tra Biển Đông
Triều Tiên cảnh báo Mỹ về hậu quả 'không tưởng tượng được'
Trung Quốc triệu đại biện Mỹ, phản đối bán vũ khí cho Đài Loan
Nhật Bản và Indonesia bắt đầu đối thoại an ninh 2+2
Lần thứ 33 Li-băng không bầu được Tổng thống
Nga bổ sung 6 tàu ngầm tối tân cho hạm đội Biển Đen
Tổng thống Putin ký sắc lệnh ngừng FTA với Ukraine
Nhà lãnh đạo châu Á nào công du nhiều nhất 2015?
Tổng thống Putin: "Giá dầu buộc Nga phải xem lại chiến lược"
Dàn vũ khí gần 2 tỷ USD Mỹ sắp bán cho Đài Loan
Đại diện Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, chính quyền Ankara không thể thực hiện đầy đủ các yêu cầu của phía Moscow, điều kiện tiên quyết để khôi phục quan hệ hai nước sau vụ máy bay Su-24 của Nga bị bắn rơi.
Úc xác nhận tuần tra khu vực đảo nhân tạo trái phép ở biển Đông
Mỹ cảnh báo IS để mắt tới mỏ dầu ngoài lãnh địa
Nga - Mỹ nhất trí thúc đẩy đàm phán hòa bình Syria
Na Uy vẫn là quốc gia đáng sống nhất
Liên Hiệp Quốc bắt đầu chiến dịch chọn Tổng thư ký
Đây là bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống lại nạn phân biệt chủng tộc và phản đối người nước ngoài - trào lưu đang lên do hệ quả của làn sóng nhập cư thời gian qua.
Lệnh cấm vận kinh tế của Nga đối với Thổ Nhĩ Kỳ sắp tới sẽ được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác bất chấp những khó khăn trong nước do giá dầu giảm mạnh.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự