tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 17-12-2015

  • Cập nhật : 17/12/2015

Mỹ định bán vũ khí cho Đài Loan, Trung Quốc nổi giận

Trung Quốc hôm nay chỉ trích dự định bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ, tuyên bố kế hoạch này cần được hủy để tránh làm tổn hại quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh.
ma hieu quang, phat ngon vien van phong chinh phu trung quoc ve cac van de dai loan. anh: udn

Mã Hiểu Quang, phát ngôn viên văn phòng chính phủ Trung Quốc về các vấn đề Đài Loan. Ảnh: UDN

"Chúng tôi kiên quyết phản đối việc bán vũ khí hoặc công nghệ quân sự cho Đài Loan do bất kỳ quốc gia nào thực hiện, dưới bất kỳ hình thức hoặc lý do nào", AP dẫn lời Mã Hiểu Quang, phát ngôn viên văn phòng chính phủ Trung Quốc về các vấn đề Đài Loan đưa ra chỉ trích trên hôm nay, tiếp sau lời cảnh báo hôm qua của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

"Ngoài ra, chúng tôi hy vọng phía Đài Loan sẽ trân trọng những kết quả đạt được sau nhiều nỗ lực phát triển mối quan hệ hòa bình giữa hai phía, và hành động nhiều hơn nữa để cải thiện và phát triển quan hệ hai bờ".

Các trợ lý quốc hội Mỹ hôm qua cho biết chính quyền Obama đang có kế hoạch bán lô vũ khí đầu tiên cho Đài Loan trong 4 năm. Kế hoạch này trị giá 1,8 tỷ USD, bao gồm bán hai tàu khu trục, tàu dò mìn, tên lửa Stinger, tên lửa chống giáp và tên lửa chống tăng, cùng nhiều thiết bị khác.

Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ Trung Quốc, có thể dùng vũ lực để thống nhất nếu cần thiết, và phản đối mọi hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan.

Mặc dù vậy, quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan có sự cải thiện trong hai thập kỷ qua. Tháng trước, lần đầu tiên kể từ nội chiến năm 1949, lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội kiến tại Singapore.


Tàu sân bay Mỹ có mặt tại Trung Đông diệt IS

Tàu sân bay Mỹ đã vượt qua kênh nào Suez hôm qua, hiện diện ở khu vực Hạm đội 5 đang hoạt động, để tham gia chống IS.
tau san bay truman. anh: hai quan my

Tàu sân bay Truman. Ảnh: Hải quân Mỹ

Theo The Hill, tàu Harry S.Truman sẽ đến vịnh Ba Tư vào lễ Giáng sinh, nơi nó sẽ bắt đầu tung ra các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo (IS).Tàu Truman cùng tham gia với tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp, nhằm hỗ trợ cuộc chiến chống IS tại Iraq và Syria.

Tàu Truman sẽ lấp vị trí bỏ trống của tàu Theodore Roosevelt đã rời khu vực này hồi tháng 10. Hải quân Mỹ không tiết lộ vị trí chính xác của nhóm tàu chiến nhưng Hạm đội 5 phụ trách khu vực rộng 6,5 triệu km2, bao gồm vịnh Ba Tư có vị trí chiến lược.

Mỹ đang tăng cường các cuộc không kích nhằm vào IS. Trong tháng 11, Mỹ đã dội 3.271 quả bom xuống các mục tiêu bị IS chiếm đóng, theo thống kê của cơ quan chỉ huy trung ương Mỹ.


Tây Ban Nha gia hạn tên lửa Patriot ở Thổ Nhĩ Kỳ

Tây Ban Nha sẽ gia hạn hợp đồng đặt tổ hợp tên lửa đất đối không (SAM) dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria.
he thong ten lua dat doi khong. anh: military edge

Hệ thống tên lửa đất đối không. Ảnh: Military Edge

Theo Sputnik, Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha hôm qua cho biết sẽ gia hạn hợp đồng quân sự giữ lại các tổ hợp SAM nằm dọc biên giới phía nam của Thổ Nhĩ Kỳ với Syria.

Tây Ban Nha hiện là quốc gia duy nhất còn bố trí tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đức và Mỹ trước đó đã rút các hệ thống tên lửa Patriot khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, buộc những thành viên NATO khác phải sớm lấp vào khoảng trống để lại.

Quyết định của Tây Ban Nha là một phần của chiến lược mở rộng quân sự ra nước ngoài năm 2016, bao gồm kế hoạch mua 4 chiếc Eurofighter Typhoon và tham gia vào nhiệm vụ đảm bảo an toàn trên vùng trời Baltic của NATO.

Trong cuộc gặp với ngoại trưởng các nước thành viên NATO hôm 1/12, ngoại trưởng Litva kêu gọi các nước đồng minh hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ. Các biện pháp cần thiết có thể bao gồm điều thêm tàu tới phía đông Địa Trung Hải, điều thêm máy bay cùng hệ thống phòng thủ tên lửa tới Thổ Nhĩ Kỳ.


Nga sẽ cấm vận thêm Thổ Nhĩ Kỳ

nga se cam van them tho nhi ky

Nga sẽ cấm vận thêm Thổ Nhĩ Kỳ


Lệnh cấm vận kinh tế của Nga đối với Thổ Nhĩ Kỳ sắp tới sẽ được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác bất chấp những khó khăn trong nước do giá dầu giảm mạnh.

Báo Kommersant dẫn nguồn tin từ dự thảo của Bộ Phát triển kinh tế Nga trình chính phủ về các biện pháp cấm vận mới đối với Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có thể thấy một số lĩnh vực mới: xây dựng, du lịch, khách sạn, chế biến gỗ, đào tạo dân sự…

Các công ty Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị cấm thực hiện và cung cấp các dịch vụ thuộc những lĩnh vực trên tại Nga. Lệnh cấm có hiệu lực đối với tất cả hợp đồng được ký sau ngày 10-12. Cơ quan Kiểm tra tài chính và Ngân hàng trung ương Nga có trách nhiệm thực thi lệnh cấm này.

Từ ngày 1-1-2016, Nga cấm nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ hàng loạt sản phẩm, bãi bỏ chế độ miễn visa và cấm tuyển dụng công dân Thổ làm việc tại Nga. Quan hệ hai nước đang trải qua cuộc khủng hoảng sau sự kiện chiến đấu cơ F-16 của Thổ bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của Nga ngày 24-11.

Giữa tình hình căng thẳng này, Bộ Lao động Nga thông báo chỉ trong tuần lễ đầu tiên của mùa đông năm nay, số người thất nghiệp tại Nga đã tăng thêm 1%, đạt gần 1 triệu người.

Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Nga ấn định tỉ giá đồng USD ngày 16-12 đạt mức 70,8295 rúp/USD. Đây là mức cao kỷ lục trong vòng 17 năm qua tại Nga kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 1998.

Theo Bloomberg, hôm đầu tuần giá một thùng dầu Brent đã giảm xuống mức thấp nhất 36,33 USD mỗi thùng, trong khi các loại dầu giá rẻ tiếp cận ngưỡng 20 USD.


Nga triển khai công nghệ không gian không kích Syria

Trong chiến dịch không kích ở Syria, quân đội Nga không chỉ sử dụng các loại vũ khí thông thường mà cả nhiều thiết bị quân sự không gian được triển khai trên quỹ đạo, cách mặt đất hàng trăm km.

mot ve tinh quan su cu cua nga - anh: nasa

Một vệ tinh quân sự cũ của Nga - Ảnh: NASA

Với chiến dịch can thiệp quân sự ở Syria kéo dài hai tháng qua, quân đội Nga đã tung ra hàng loạt vũ khí hiện đại như máy bay chiến đấu công nghệ cao, máy bay ném bom hạng nặng, pháo cối thế hệ mới và cả tên lửa hành trình bắn đi từ tàu chiến và tàu ngầm.

Theo báo Daily Beast, việc quân đội Nga triển khai các loại vũ khí không gian diễn ra âm thầm hơn nhưng cũng đầy ấn tượng.

Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ đã sử dụng 10 vệ tinh, tương đương 10% kho vũ khí không gian của Nga, để theo dõi mọi diễn biến ở Syria, xác định các mục tiêu, thu thập thông tinh tình báo, bắn tín hiệu radio cho các lực lượng trên không, trên bộ và trên biển.

Tướng Valery Gerasimov, tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Nga, khoe quân đội nước này còn sử dụng cả tàu không gian dân sự trong các chiến dịch do thám ở Syria. Trang web Russia Beyond the Headlines khẳng định Nga “hiện triển khai lực lượng vệ tinh lớn nhất và hiệu quả nhất thế giới”.

Trên thực tế, Mỹ mới là quốc gia sở hữu kho vũ khí không gian lớn nhất với 400 vệ tinh trên quỹ đạo trái đất, bao gồm gần 200 vệ tinh quân sự. Mỹ đã sử dụng vệ tinh để định vị bom, gửi tín hiệu và thu thập thông tin tình báo từ nhiều thập niên qua. 

Ngược lại Nga chỉ có khoảng 100 vệ tinh, bao gồm 50 vệ tinh quân sự. Tuy nhiên trong những năm qua Nga đầu tư rất mạnh vào vũ khí không gian. Các vệ tinh hiện đại nhất của Nga đang tham gia cuộc chiến ở Syria.

Chuyên gia Anatoly Zak, người nghiên cứu chương trình vệ tinh của Nga, cho biết 10 vệ tinh Nga sử dụng ở Syria bao gồm vệ tinh bản đồ Bars-M, vệ tinh radio Garpun, vệ tinh nghe lén điện tử Lotos-S và hai vệ tinh hiện đại được trang bị máy quay độ phân giải cao Resurs-P2 và Persona.

Chuyên gia Zak mô tả Persona là hệ thống vệ tinh quân sự thuần túy, được đánh giá là “vệ tinh do thám hiện đại nhất của Nga”. Resurs-P2 là phiên bản cấp thấp hơn của Persona, được sử dụng cho cả mục đích quân sự và dân sự.

Vệ tinh Resurs-P2 có khả năng chụp ảnh chi tiết các vật thể trên bề mặt trái đất. Ước tính vệ tinh Resurs-P2 có thể chụp ảnh độ phân giải cao trên diện tích 80.00 km2 mỗi ngày.  


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục