tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 23-02-2016

  • Cập nhật : 23/02/2016

Mỹ kêu gọi các nước tuần tra biển Đông

Một quan chức hải quân cấp cao Mỹ hôm 22-2 cho biết Úc và các quốc gia khác nên tiến hành các cuộc tuần tra “tự do hàng hải” trong vòng 12 hải lý quanh quần đảo tranh chấp ở biển Đông.

Phó Đô đốc Joseph Aucoin, chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, đang tham dự các cuộc đàm phán cấp cao với lãnh đạo quân sự Úc tại nước này. Đôi bên đã thảo luận về những mối lo ngại liên quan hoạt động tăng cường quân sự của Trung Quốc ở khu vực tranh chấp.

my keu goi cac nuoc tuan tra bien dong. anh:epa

Mỹ kêu gọi các nước tuần tra biển Đông. Ảnh:EPA

Ông Aucoin nói rằng thật “đáng quý” nếu Úc và các quốc gia khác điều tàu đến tiến hành các hoạt động tương tự Mỹ trong vùng 12 hải lý quanh cácđảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép.

Quan chức này nói: “Chúng tôi đang nỗ lực để đảm bảo rằng tất cả các quốc gia, bất kể nước lớn hay bé, đều có thể theo đuổi những lợi ích của họ dựa trên luật biển quốc tế và không bị đe dọa bởi những hành động gây hấn”.

Ông mô tả việc Trung Quốc ồ ạt bồi lấn, xây đảo nhân tạo trái phép là hành vi gây bất ổn trong khu vực. Đồng thời khẳng định bất kỳ hành động nào của Trung Quốc cũng không thể cản trở Mỹ bảo vệ tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông.

tau khu truc ten lua dan duong uss lassen tuan tra trong pham vi 12 hai ly quanh da xu bi thang 10-2015. anh: epa

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh đá Xu Bi tháng 10-2015. Ảnh: EPA

Lãnh đạo này còn nhấn mạnh sự hiện diện của hệ thống tên lửa đất đối không của Trung Quốc được triển khai ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, sẽ không ngăn được những chuyến bay giám sát của Mỹ trong khu vực.

Giới chức Mỹ nhìn nhận sự hiện diện của hệ thống tên lửa cho thấy những bằng chứng về việc gia tăng quân sự hóa của Trung Quốc trong khu vực này. Trước đó, Trung Quốc đã tỏ ra tức giận về những hoạt động tuần tra trên biển và trên không của Mỹ ở khu vực mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền.

Tuy vậy, ông Aucoin cũng bày tỏ lo ngại trước việc biển Đông đang bị mô tả như một chiến trường giữa Mỹ và Trung Quốc, "Tôi mong muốn tình hình không bị tô vẽ như một cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Việc chúng tôi đang cố gắng làm là đảm bảo tất cả các nước, bất kể lớn hay nhỏ, đều có thể theo đuổi lợi ích của mình dựa trên luật biển và không gây nguy hiểm bằng những hành động kiểu này" - ông nhấn mạnh.

Tuần trước,Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull kêu gọi tất cả các bên tranh chấp dừng mọi hoạt động xây dựng và quân sự hóa ở biển Đông.


Đông Nam Á cảnh giác cao độ vì khủng bố

Chính phủ Úc hôm 21-2 cảnh báo những kẻ khủng bố có thể đang lên kế hoạch tấn công trong và ngoài thủ đô Kuala Lumpur - Malaysia.

“Những kẻ khủng bố đang lên kế hoạch tấn công trong và ngoài Kuala Lumpur. Những cuộc tấn công có thể diễn ra một các bất ngờ nhắm vào các lợi ích phương Tây hoặc những địa điểm tập trung nhiều người nước ngoài” - thông báo tư đăng tải trên trang web chính phủ Úc nêu rõ.

Đồng thời, người dân Úc cũng được khuyến cáo tránh du lịch đến phía Đông bang Sabah, nơi có những bãi biển và hòn đảo thu hút nhiều du khách nước ngoài.

binh si malaysia tuan tra toa thap petronas. anh: reuters

Binh sĩ Malaysia tuần tra tòa tháp Petronas. Ảnh: Reuters

Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết họ đã ghi nhận được cảnh báo trên và sẽ thường xuyên cập nhật cho phái bộ ngoại giao những diễn biến an ninh mới nhất. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Malaysia trấn an: “Chúng tôi biết rằng thực tế các phái bộ nước ngoài có quyền tự do đưa ra những đánh giá về tình hình an ninh ở nước sở tại mặc dù những cảnh báo có thể không đúng sự thật cũng như không phản ánh đúng tình hình thực tế”.

Kể từ sau vụ tấn công bom và xả súng ở thủ đô Jakarta - Indonesia hồi tháng trước, Malaysia đã được đặt trong tình trạng báo động an ninh cao.

Một ngày trước đó, cảnh sát Indonesia đã bắt giữ 41 kẻ nghi là phần tử vũ trang Hồi giáo trên đảo Java giữa lúc chính phủ đang tìm cách siết chặt luật chống khủng bố.

Trong cuộc bố ráp hôm 20-2, cảnh sát đã bắt giữ 36 người đàn ông tại một trại huấn luyện kiểu quân sự ở vùng núi Sumbing, đồng thời thu giữ nhiều loại vũ khí cùng với cờ và sách về thánh chiến Hồi giáo. 5 người đàn ông khác cũng bị bắt giữ trong một cuộc đột kích khác ở TP Malang thuộc tỉnh Đông Java.

canh sat indonesia trong mot cuoc bo rap hom 20-2. anh: ap

Cảnh sát Indonesia trong một cuộc bố ráp hôm 20-2. Ảnh: AP

Cũng đối mặt mối đe dọa khủng bố, cảnh sát Thái Lan tuyên bố sẽ siết chặt an ninh khắp nước sau khi Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Bangkok cảnh báo về khả năng IS tiến hành tấn công.

Tướng Sriwara Ransibhramanakul, phó chỉ huy lực lượng quốc gia, cho biết đã ra lệnh tăng cường bảo vệ các địa điểm đông người như khu du lịch, trung tâm mua sắm, sân bay và nơi tập trung các phương tiện công cộng.

Nhân viên xuất nhập cảnh cũng được yêu cầu tăng cường kiểm tra an ninh tại các cửa khẩu biên giới.


Ông Thaksin muốn đối thoại với chính quyền quân đội

Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đã lên tiếng sau một thời gian im lặng, kêu gọi đối thoại với chính quyền quân đội và chỉ trích lộ trình bầu cử dân chủ ở Thái Lan.

ong thaksin to y muon doi thoai voi chinh quyen quan doi thai lan - anh: reuters

Ông Thaksin tỏ ý muốn đối thoại với chính quyền quân đội Thái Lan - Ảnh: Reuters

Ông Thaksin trả lời phỏng vấn tờ Financial Times và The Wall Street Journal từ Singapore. Các bài báo được đăng hôm 21-1.

Nói với tờ Financial Times, ông nói mình đã im lặng quá lâu.

“Tôi đề xuất bất cứ hình thức thảo luận hay đối thoại nào. Tôi đã sẵn sàng” - ông nói và cho hay không đặt bất cứ điều kiện nào cho cuộc đối thoại này.

Với tờ The Wall Street Journal, ông nói lộ trình bầu cử là “một sự đánh đố để cho thế giới thấy Thái Lan đang trở lại thể chế dân chủ".

Cuộc phỏng vấn ông Thaksin diễn ra không lâu sau khi em gái ông, cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra mời báo giới nước ngoài đến nhà.

Ông Thaksin bị lật đổ trong cuộc đảo chính tháng 9-2016 khi đang dự họp ở Liên Hiệp Quốc. Ông về nước năm 2008 và sau đó lại rời khỏi Thái Lan trước khi tòa án tuyên án ông 2 năm tù vì tội lạm quyền. Ông sống lưu vong ở nước ngoài từ đó đến nay.

Bà Yingluck bị tòa án hiến pháp phế truất năm 2014, không lâu trước khi chính phủ của bà cũng bị quân đội lật đổ vào tháng 4-2014.

Bà đang đối mặt với phiên tòa cáo buộc tắc trách trong chương trình trợ giá gạo cho nông dân gây thiệt hại cho nhà nước.

Phát ngôn viên chính quyền quân đội từ chối bình luận nhưng một nguồn tin trong chính quyền nói các động thái của anh em nhà ông Thaksin cho thấy họ đang chật vật duy trì sự ảnh hưởng đang mất dần trong chính trị Thái.

Theo Bangkok Post, nguồn tin này cũng nói Thủ tướng Prayuth Chan-ocha sẽ không chấp nhận đề xuất đối thoại này và khẳng định ông Thaksin phải quay về Thái Lan để tòa án xét xử ông.


Ngoại trưởng Nhật không đi Bắc Kinh vì Biển Đông

Hãng tin Kyodo News ngày 21-2 đưa tin quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản xấu đi sau khi Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida không công du Trung Quốc như dự kiến vào tháng 4-2016. 

Phía Bắc Kinh rút lại lời mời do khó chịu với động thái của Tokyo tại Biển Đông. 

Cùng ngày, các nước tiếp tục có những tuyên bố và hành động phản ứng thông tin Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối không tại Biển Đông.

Báo Guardian dẫn lời ngoại trưởng Úc Julie Bishop cảnh báo nguy cơ từ các tên lửa của Bắc Kinh.

“Quan điểm của tôi là nếu có tên lửa đất đối không tại khu vực có máy bay thương mại bay qua sẽ có nguy cơ xảy ra tính toán sai lầm” - bà Bishop nói, tuy nhiên khẳng định các chuyến bay thương mại nên tiếp tục đi qua Biển Đông để buộc Trung Quốc giữ cam kết không quân sự hóa khu vực. Bà Bishop đã nêu ra “quan ngại sâu sắc” này tại chuyến công du Trung Quốc mới đây.

Trong khi đó, đại sứ Úc tại Philippines Amanda Gorely tuyên bố Canberra sẽ tiếp tục các chuyến tuần tra thể hiện “sự tự do đi lại” trên Biển Đông. Bà Gorely khẳng định quan điểm của Úc về tranh chấp tại khu vực sẽ không bao giờ thay đổi và kêu gọi các nước tôn trọng phán quyết sắp tới của Tòa trọng tài thường trực The Hague.

Trang Inquirer ngày 21-2 dẫn lời lãnh đạo Bộ chỉ huy phía tây các lực lượng vũ trang Philippines, phó đô đốc Alexander Lopez, tuyên bố quân đội nước này đã “lên kế hoạch cho những kịch bản tồi tệ nhất” trong tranh chấp Biển Đông.

Ông Lopez chỉ trích Trung Quốc đe dọa an ninh và quân sự hóa khu vực khi triển khai tên lửa trên đảo Phú Lâm.

Trước đó, bộ Ngoại giao Philippines cũng ra tuyên bố quan ngại động thái của Bắc Kinh làm “xói mòn niềm tin và làm leo thang tình hình vốn đã căng thẳng tại 
khu vực”.

Theo giới chuyên gia và ngoại giao, việc triển khai tên lửa trên Biển Đông cho thấy tham vọng ngày một lớn của Trung Quốc trên Biển Đông và nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ còn tăng cường sự hiện diện quân sự trong 1-2 năm tới.

“Nó sẽ cho Trung Quốc thêm thực lực khi đưa ra các cảnh báo” - Reuters dẫn lời chuyên gia Ian Storey của Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore).


Úc cảnh báo nguy cơ khủng bố ở Malaysia

Ngày 22-2, chính phủ Úc lên tiếng cảnh báo nguy cơ xảy ra tấn công khủng bố ở Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, và kêu gọi công dân nước này cẩn trọng.

kuala lumpur co the dang la muc tieu tan cong cua is - anh: reuters

Kuala Lumpur có thể đang là mục tiêu tấn công của IS - Ảnh: Reuters

Theo AFP, Bộ Ngoại giao Úc tuyên bố: “Bọn khủng bố có thể đang chuẩn bị tấn công ở trong và xung quanh thành phố Kuala Lumpur. Các cuộc tấn công có thể nhắm vào các lợi ích của phương Tây hoặc những địa điểm người phương Tây thường xuyên qua lại”.

Các mục tiêu có thể là những điểm giải trí. Ngoài ra, bọn khủng bố cũng có thể tấn công các thành phố khác ở Malaysia. Bộ Ngoại giao Úc nhấn mạnh trong những ngày qua nhà chức trách Malaysia đã bắt giữ một số phần tử bị tình nghi có liên quan tới âm mưu khủng bố.

Cuối tháng trước, cảnh sát Malaysia bắt giữ bảy kẻ bị tình nghi là thành viên nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), bao gồm một tên từng liên hệ với thủ lĩnh cực đoan Indonesia khét tiếng là Bahrun Naim.

Trong thời gian qua, Naim từng nhiều lần kêu gọi tấn công khủng bố ở Indonesia.

Hồi giáo ở Malaysia được đánh giá là ôn hòa ít có vụ tấn công khủng bố nào xảy ra tại nước này trong nhiều năm. Tuy nhiên sự lo ngại leo thang nghiêm trọng trong thời gian qua. Chính quyền Malaysia cho biết đã có hàng chục công dân nước này đến Syria và Iraq để gia nhập IS.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục