tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 24-10-2015

  • Cập nhật : 24/10/2015

Hải quân Mỹ đã sẵn sàng đưa tàu áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc

Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ nói họ đã sẵn sàng triển khai tàu áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng quyết định thuộc về các nhà lập pháp. 
do doc scott swift, tu lenh ham doi thai binh duong cua hai quan my, hom qua tra loi phong van o hawaii. anh: ap

Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, hôm qua trả lời phỏng vấn ở Hawaii. Ảnh: AP

"Chúng tôi sẵn sàng", Đô đốc Scott Swift hôm qua trả lời phỏng vấn AP tại văn phòng Trân Châu Cảng, Hawaii. Ông Swift cho biết lực lượng có đủ nguồn lực để hỗ trợ bất cứ quyết sách và bất cứ yêu cầu nào của các nhà lập pháp để thể hiện quyết tâm của Mỹ về chiến dịch ở Biển Đông. 

Ông Swift nhấn mạnh cuộc tuần tra sẽ củng cố luật quốc tế và không nhằm vào một nước cụ thể nào. 

Đô đốc Mỹ cho biết theo luật quốc tế, xây dựng trên một bãi cạn chỉ lộ ra khi triều xuống mà không phải khi triều dâng cao không giúp tạo thành tuyên bố chủ quyền với khu vực. Ông tái khẳng định Washington không ủng hộ hoạt động cải tạo đất đá, dù quy mô lớn nhỏ thế nào.

Navy Times đầu tháng này đưa tin hải quân Mỹ sẽ sớm được phép thực hiện nhiệm vụ tuần tra sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ông Swift cho biết hoạt động xây dựng đảo nhân tạo không thay đổi cách Hạm đội Thái Bình Dương hoạt động trong khu vực và cũng không thay đổi cách họ tiến về phía trước. "Chúng tôi tiếp tục hoạt động tại không gian đó, như thể chúng chưa được xây dựng", ông nói. 


Cựu tổng thống Mỹ Carter chuyển bản đồ căn cứ IS cho Nga

Đây được xem là cử chỉ ủng hộ chiến dịch Nga không kích tại Syria của cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter.
tong thong nga putin (trai) trong cuoc gap voi cuu tong thu ky lien hop quoc kofi annan (phai) va cuu tong thong my jimmy carter. anh: atlantic

Tổng thống Nga Putin (trái) trong cuộc gặp với cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan (phải) và cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Ảnh: Atlantic

Sputnik ngày 22/10 dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga cho hay cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter  đã chuyển cho Nga nhiều bản đồ về vị trí bố trí các căn cứ của IS cũng như nhiều nhóm khủng bố khác, nhằm giúp Nga không kích chính xác các mục tiêu cần thiết.

"Điều này không phải là bí mật, nước Nga rất biết ơn cựu Tổng thống Jimmy Carter đồng thời hy vọng Wahsington  hành xử mang tính xây dựng hơn trong cuộc chiến chống IS", nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết.

Ngày 21/10, cựu tổng thống Mỹ đã nói về ý định này trong buổi khai giảng một trường học tại bang Georgia. Những tấm bản đồ về IS do trung tâm riêng của ông, Carter Center, vẽ, nhằm giúp Nga cải thiện hiệu quả các cuộc không kích.

Ông Carter cũng nói rằng mình khá thân thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin, bởi hai người đều có sở thích câu cá.

Khi hai người gặp nhau trong một buổi họp với nhiều nhà lãnh đạo thế giới khác bàn về cuộc khủng hoảng ở Syria và Ukraine hồi tháng 5, họ đã phát hiện ra cả hai cùng có sở thích chung và cung cấp số điện thoại để trao đổi kinh nghiệm về vấn đề này.

Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố chưa nắm được thông tin gì về sự giúp đỡ của cựu tổng thống Jimmy Cater đối với Tổng thống Nga Putin.


Bà Clinton mạnh mẽ trong 11 giờ điều trần về vụ Benghazi

Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tỏ ra vững vàng và mạnh mẽ trong suốt 11 giờ điều trần liên tục trước một ủy ban điều tra của Quốc hội Mỹ về vụ tấn công khủng bố tại Benghazi, Libya năm 2012.

ba clinton to ra tuoi tinh va thoai mai trong 11 gio dieu tran - anh: reuters

Bà Clinton tỏ ra tươi tỉnh và thoải mái trong 11 giờ điều trần - Ảnh: Reuters

Theo AFP, trong suốt 11 giờ làm “bia đỡ đạn” trước những lời chỉ trích của các nghị sĩ Cộng hòa tại Ủy ban Điều tra Benghazi của Hạ viện, bà Clinton tỏ ra rất kiên định và bác bỏ mọi cáo buộc.

Khi phát biểu, bà nhận trách nhiệm về vụ tấn công khiến bốn người Mỹ thiệt mạng, trong đó có đại sứ Mỹ tại Libya Christopher Stevens.

“Tôi nhận trách nhiệm về những gì xảy ra tại Benghazi. Tôi có mặt ở đây để tôn vinh những gì bốn người đàn ông đó đã đóng góp cho đất nước” - bà Clinton khẳng định.

Nhưng bà bác bỏ cáo buộc của Đảng Cộng hòa rằng bà không tăng cường an ninh Lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi trước khi tòa nhà này bị tấn công.

Trước đó hạ nghị sĩ Cộng hòa Kevin McCarthy đã gây xôn xao dư luận khi lỡ lời nói trên truyền hình rằng Ủy ban Điều tra Benghazi đã giúp kéo giảm tỉ lệ ủng hộ của cử tri Mỹ dành cho bà Clinton. Sau đó, các nghị sĩ Dân chủ chỉ trích Đảng Cộng hòa đã tiêu tốn 4,7 triệu USD tiền thuế của dân trong cuộc điều tra mang ý đồ chính trị.

Bà cho biết các quan chức Bộ Ngoại giao phụ trách an ninh chưa từng đưa đề xuất tăng cường an ninh Lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi lên bàn làm việc của bà. Bà cũng chỉ chỉ trích Đảng Cộng hòa lợi dụng cuộc điều tra Benghazi để phá hoại chiến dịch tranh cử tổng thống của bà.

Sau khi bà Clinton kết thúc cuộc điều trần dài 11 giờ, trên trang mạng xã hôi Twitter rất nhiều người Mỹ đánh giá cao sự thể hiện mạnh mẽ của bà.

“Tôi rất ấn tượng với bà Clinton và cách bà ấy thể hiện sự điềm tĩnh. Điều đó cho thấy khả năng đối phó với áp lực của bà ấy” - một người viết.

Một người khác khẳng định: “Ủy ban Benghazi khiến bà Clinton trông giống như một tổng thống”.

Báo Washington Times đánh giá sự thể hiện thuyết phục của bà Clinton sẽ giúp bà tăng thêm cơ hội trong cuộc bầu cử năm 2016.


Ông Putin chỉ trích phương Tây “hai mặt” ở Syria

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa lên tiếng chỉ trích phương Tây “chơi trò hai mặt” với “các nhóm khủng bố” ở Syria.

tong thong nga vladimir putin chi trich phuong tay - anh: reuters

Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích phương Tây - Ảnh: Reuters

Theo AFP, ông Putin tuyên bố: “Rất khó để chơi trò hai mặt, vừa tuyên bố chống khủng bố, vừa sử dụng một số nhóm khủng bố để sắp xếp các mảnh ghép trên bàn cờ Trung Đông theo lợi ích riêng của họ. Không thể chiến thắng khủng bố nếu họ cứ dùng khủng bố để hạ bệ các chính phủ không được ưa chuộng”.

Chính phủ Nga khẳng định các cuộc không kích thời gian qua nhằm tiêu diệt nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Tuy nhiên Mỹ và phương Tây tố cáo Nga chỉ tấn công các nhóm nổi dậy “ôn hòa” để hỗ trợ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

“Không cần phải chơi chữ như vậy, phân biệt giữa khủng bố ôn hòa và không ôn hòa. Sự khác biệt là gì? Theo một số chuyên gia, những nhóm tội phạm ôn hòa chặt đầu người ta một cách nhẹ nhành hơn chăng” - ông Putin diễu cợt.

Hôm qua, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố máy bay chiến đấu nước này đã bắn phá 72 mục tiêu khủng bố ở Syria trong vòng 24 giờ. Điện Kremlin khẳng định đã triệt tiêu năng lực chiến đấu của các nhóm khủng bố chính tại Syria.

Ông Putin mô tả các cuộc không kích của Nga đem lại kết quả “tích cực”, nhưng nhấn mạnh thêm: “Chừng đó đã đủ để nói rằng chủ nghĩa khủng bố ở Syria bị tiêu diệt chưa? Không, chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa để đạt được mục tiêu đó”.

Bộ Ngoại giao Nga cũng bác bỏ cáo buộc của tổ chức Đài Quan sát nhân quyền Syria (SOHR) rằng bom đạn Nga đã sát hại nhiều thường dân Syria. Trước đó SOHR dẫn các nguồn tin ở Syria cho biết các vụ không kích của Nga giết chết 370 người, trong đó 1/3 là thường dân.

Trong hôm nay, các quan chức ngoại giao từ Nga, Mỹ, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhóm họp tại Vienna (Áo) để thảo luận về tình hình Syria. Mỹ và các đồng minh muốn ông Assad phải ra đi, trong khi Nga khẳng định phải giúp chế độ Assad đánh bại IS và các nhóm khủng bố khác trước khi bắt đầu tiến trình chuyển đổi chính trị.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố tất cả các bên đều đồng ý về sứ mệnh chống IS và khởi động tiến trình chính trị ở Syria, nhưng số phận của ông Assad vẫn là điểm gây bất đồng lớn nhất.


Nga ủng hộ quan điểm đàm phán hiệp ước hòa bình của Triều Tiên

Trong khi Mỹ và Seoul phản đối đề nghị đàm phán hòa bình của Triều Tiên thì Nga lại ủng hộ, cho rằng đó là cơ sở để tạo lòng tin và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
dai su nga, tai seoul ong alexander timonin - anh: yonhap

Đại sứ Nga, tại Seoul ông Alexander Timonin - Ảnh: Yonhap

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vẫn chưa được tháo ngòi khi lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố không đàm phán với bất kỳ quốc gia nào về vấn đề hạt nhân. Thay vào đó, ông Kim Jung-un cho biết chỉ ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ khi Washington đồng ý đề cập đến hiệp định hòa bình.
Bình Nhưỡng xem hiệp định hòa bình là lá chắn của mình trước mối đe dọa bị xâm lấn bởi quân đội Mỹ nhân danh đồng minh để bảo vệ Hàn Quốc. Tuy nhiên, Washington và cả Seoul đều không đồng ý đề nghị của Bình Nhưỡng, cho rằng đề nghị này là không phù hợp với những vấn đề cấp bách mà Triều Tiên đang đối mặt.
Trong không khí căng thẳng tưởng chừng như không có giải pháp cho vấn đề của bán đảo Triều Tiên, Nga nhảy vào cuộc và tuyên bố ủng hộ Triều Tiên, cho rằng đề xuất của Bình Nhưỡng là đáng quan tâm và có thể là một giải pháp khả dĩ cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Đại sứ Nga tại Seoul, ông Alexander Timonin trong một cuộc trả lời phỏng vấn của hãng tin Yonhap, Hàn Quốc hôm 22.10 cho biết Moscow có cái nhìn khác với Washignton và cả Seoul về đề nghị ký hiệp ước hòa bình của Bình Nhưỡng.
my, han quoc muon trieu tien ngung chuong trinh hat nhan - anh minh hoa: reuters

Mỹ, Hàn Quốc muốn Triều Tiên ngừng chương trình hạt nhân - Ảnh minh họa: Reuters

“Theo quan điểm của tôi, đó là một đề nghị đáng chú ý vì mục đích duy trì và phát huy hòa bình trên bán đảo liên Triều”, ông Đại sứ Timonin nói. Theo ông, thỏa thuận ngừng bắn giữa Bình Nhưỡng và Washington đang cản trở sự phát triển mối quan hệ giữa 2 miền nam, bắc Triều Tiên. Mỹ với tư cách lúc bấy giờ là nước dẫn đầu lực lượng của Liên Hiệp Quốc trong cuộc chiến Triều Tiên đã ký thỏa ước ngừng bắn với Triều Tiên hồi năm 1953.
Nga cũng tham gia vào đàm phán sáu bên về chương trình hạt nhân của Triều Tiên hồi năm 2008. Cuộc đàm phán đã thất bại từ mấy năm nay mà không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào nhằm giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Một trong những nguyên nhân thất bại của đàm phán là Triều Tiên chỉ trích Washington và Seoul đặt điều kiện với Bình Nhưỡng, buộc Triều Tiên phải dẹp bỏ chương trình hạt nhân. Chương trình hạt nhân được lãnh đạo Triều Tiên xem là sự sống còn của chế độ.
Đại sứ Nga cho rằng để khôi phục đàm phán sáu bên nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, không nên đặt ra bất kỳ điều kiện nào. “Chính vì vậy tôi nghĩ đề nghị của Bình Nhưỡng đàm phán về hiệp định hòa bình là hợp lý, cần xem xét, vì nó sẽ tạo ra lòng tin trên bán đảo liên Triều”, ông Đại sứ nhận định.(Thanh Niên Online)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục