tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh tối 22-02-2016

  • Cập nhật : 22/02/2016

NATO bất ngờ tuyên bố đứng ngoài cuộc chiến Nga-Thổ

Các nhà ngoại giao châu Âu cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ không thể dựa vào sự hỗ trợ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nếu cuộc xung đột giữa Ankara và Moscow leo thang thành chiến tranh vũ trang.

Ngoại trưởng Luxemburg Jean Asselborn nói với tạp chí Der Spiegel (Đức): “NATO không cho phép mình bị kéo vào cuộc xung đột vũ trang với Nga vì những mâu thuẫn gần đây giữa Moscow và Ankara”.

hai phi cong nga lam viec tai syria. anh: ap

Hai phi công Nga làm việc tại Syria. Ảnh: AP

Theo quan chức này, Điều 5 của NATO chỉ cho phép tổ chức này can thiệp nếu một quốc gia thành viên thật sự bị tấn công. Đồng tình, một nhà ngoại giao Đức cũng khẳng định: “Chúng tôi sẽ không trả giá cho một cuộc chiến do Thổ Nhĩ Kỳ gây ra”.

Trước đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết châu Âu cần ngăn cản cuộc xung đột giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ khi nói rằng: “Có nguy cơ dẫn đến một cuộc chiến tranh giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ”.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi các đồng minh quốc tế tiến hành chiến dịch trên bộ chung ở Syria, đồng thời nhấn mạnh đây là cách duy nhất để ngăn cuộc nội chiến tại quốc gia này. Ả Rập Saudi cho biết sẽ sẵn sàng tham gia lực lượng quốc tế triển khai tại Syria.

Tuy nhiên, Nga, quốc gia ủng hộ chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đã lên tiếng phản đối động thái trên. Nga cũng đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ pháo kích vào lực lượng người Kurd ở phía Bắc Syria nhưng đề xuất này đã bị bác bỏ.


Nga - Mỹ đạt 'thỏa thuận tạm thời' về ngừng bắn ở Syria

Nga và Mỹ hôm nay thông qua một "thỏa thuận tạm thời" về lệnh ngừng bắn cho cuộc chiến tranh kéo dài 5 năm qua ở Syria.
ngoai truong nga sergey lavrov (trai) va nguoi dong cap my john kerry. anh:u.s. department of state

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (trái) và người đồng cấp Mỹ John Kerry. Ảnh:U.S. Department of State

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết ông thảo luận các điều khoản của lệnh ngừng bắn trên với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov vào sáng nay. Hai nước sẽ phải tiến hành truyền đạt thông tin tới tất cả các bên có liên quan trong xung đột ở Syria. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ vẫn từ chối tiết lộ các chi tiết về bản thỏa thuận, theo AP.

Ông Kerry bày tỏ hy vọng Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ sớm tổ chức các phiên thảo luận để thỏa thuận được tiến hành ngay sau đó.

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Nga, ông Lavrov và ông Kerry đã trao đổi qua điện thoại hai ngày liên tiếp để bàn bạc về "các phương thức và điều kiện" cho một lệnh ngừng bắn ở Syria, qua đó có thể loại trừ các nhóm mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc coi là tổ chức khủng bố.

Ông Kerry cho hay Nga sẽ phải nói chuyện với Iran và chính quyền Syria. Mỹ trong khi đó cần báo tin về thỏa thuận tạm thời này cho phe đối lập cũng như các thành viên của Nhóm Quốc tế Hỗ trợ Syria.

Những nỗ lực để thiết lập lệnh ngừng bắn tại Syria trong những tháng gần đây đều thất bại. Các cường quốc hôm 12/2 nhất trí tại Munich về một thỏa thuận chấm dứt chiến sự, cho phép viện trợ nhân đạo tới Syria. Lệnh ngừng bắn này được lên kế hoạch bắt đầu một tuần sau đó, tuy nhiên, nó đã không đi vào hiệu lực.


Nước Anh sắp trưng cầu dân ý về ra khỏi EU

thu tuong anh david cameron phat bieu tai so 10 pho downing ngay 20/2 - anh: bloomberg.

Thủ tướng Anh David Cameron phát biểu tại số 10 phố Downing ngày 20/2 - Ảnh: Bloomberg.


Anh sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về địa vị thành viên của nước này trong Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 23/6...

Thủ tướng Anh David Cameron ngày 20/2 tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về địa vị thành viên của nước này trong Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 23/6. Đây được xem là tín hiệu cho sự khởi đầu của một chiến dịch kéo dài 4 tháng có khả năng làm lộ ra những vết rạn nứt trong nội bộ Đảng Bảo thủ cầm quyền.

“Rời khỏi EU sẽ đe dọa an ninh kinh tế và an ninh quốc gia của chúng ta”, hãng tin Bloomberg dẫn ông Cameron phát biểu bên ngoài dinh Thủ tướng ở số 10 phố Downing. “Sự lựa chọn đang nằm trong tay các bạn, nhưng đề xuất của tôi là rõ ràng. Tôi tin là nước Anh sẽ an toàn hơn, mạnh mẽ hơn, và tốt hơn trong một EU được cải tổ”.

Tuyên bố này của người đứng đầu Chính phủ Anh được đưa ra sau cuộc họp nội các đầu tiên được tổ chức vào ngày thứ Bảy ở nước này kể từ cuộc chiến tranh Falklands vào năm 1982. Trước đó, một cuộc đàm phán căng thẳng đã diễn ra ở Brussels trong suốt hai ngày thứ Năm và thứ Sáu để hoàn tất một thỏa thuận mà trong đó các nhà lãnh đạo EU điều chỉnh mối quan hệ của London vói khối gồm 28 quốc gia thành viên này.

Giờ đây, sự chú ý được chuyển sang quan điểm của các bộ trưởng trong nội các Anh, những người được chính ông Cameron cho phép được mở một chiến dịch chống lại lập trường của Chính phủ về việc nên đi hay nên ở trong EU. Các bộ trưởng được yêu cầu không đưa ra lập trường của mình trước khi kết thúc cuộc họp nội các.

Sự chia rẽ trong nội bộ Đảng Bảo thủ hiện rõ vào cuối ngày thứ Sáu khi nhiều thành viên của đảng này phát biểu tại một cuộc tuần hành của Grassroots Out, một chiến dịch vận động Anh ra khỏi EU. Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove là một trong những bộ trưởng đứng vào phe muốn ra khỏi EU.

Trong khi đó, một số bộ trưởng gồm Bộ trưởng Bộ Kinh doanh Sajid Javid và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Theresa May đã thể hiện quan điểm sẽ ủng hộ việc Anh ở lại EU. Trước đó, cả hai vị bộ trưởng này đều chần chừ chưa biết đứng về phe nào.

“Vì lý do an ninh, chống tội ác và khủng bố, thương mại với châu Âu, và sự tiếp cận với các thị trường trên thế giới, việc giữ địa vị thành viên EU là vì lợi ích quốc gia”, bà May nói.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Y tế Jeremy Hunt và Bộ trưởng Bộ Phát triển quốc tế Justine Greening cũng đã ra tuyên bố ủng hộ Anh tiếp tục ở trong EU.

Dòng người nhập cư khổng lồ từ Trung Đông và Bắc Phi đến châu Âu là một trong những lý do chính khiến người dân Anh muốn nước này rút khỏi EU vì lo ngại người nhập cư sẽ ảnh hưởng cơ hội việc làm và sự đồng nhất dân tộc Anh.

Tuy nhiên, từ trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu, trong những năm gần đây quan hệ giữa Anh và EU ngày càng đi xuống vì Anh có nhiều bất đồng với tiến trình ra chính sách của EU.

Vào năm 2013, ông Cameron đã hứa sẽ trưng cầu dân ý khả năng Anh rời EU trước cuối năm 2017, nhưng cũng nói sẽ thương lượng với EU về những điều khoản có lợi cho Anh.


Triều Tiên xác nhận có tổng tham mưu trưởng quân đội mới

Truyền thông Triều Tiên ngày 21-2 đã xác nhận thông tin trên sau khi tình báo Hàn Quốc khẳng định người tiền nhiệm đã bị xử tử.

tuong ri yong-gil (trai) bi xu tu hoi dau thang 2 - theo tinh bao han quoc - anh: afp

Tướng Ri Yong-Gil (trái) bị xử tử hồi đầu tháng 2 - theo tình báo Hàn Quốc - Ảnh: AFP

Khi đưa bản tin về một cuộc tập trận của lực lượng bộ binh Triều Tiên, hãng thông tấn nhà nước KCNA mô tả cựu Bộ trưởng An ninh Ri Myong-Su là tổng tham mưu trưởng quân đội.

Tên và chức vụ mới của ông Ri Myong-Su cũng được nhắc đến trong một bản tin khác về việc nhà lãnh đạo Kim Jong-Un giám sát một cuộc tập trận của không quân.

AFP dẫn lời giáo sư Yang Moo-Jin thuộc ĐH Nghiên cứu CHDCND Triều Tiên cho biết ong Ri Myong-Su từng là một trong ba cố vấn quân sự thân cận của nhà lãnh đạo Kim Jong-Un và có nhiều hiểu biết về công nghệ tên lửa.

Trước đó tình báo Hàn Quốc khẳng định người tiền nhiệm của ông Ri Myong-Su là Ri Yong-Gil đã bị xử tử hồi đầu tháng vì tham nhũng và lập đảng chính trị riêng.

Hồi tháng 5-2015, tình báo Hàn Quốc cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Hyon Yong-Chol bị xử tử bằng súng phòng không. Bình Nhưỡng không xác nhận thông tin này nhưng từ đó ông Hyon biến mất.

Thông tin về các vụ xử tử hoặc khai trừ đảng tại Triều Tiên liên tiếp xuất hiện kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong-Un lên nắm quyền. Một loại các quan chức cấp cao, bao gồm các sĩ quan quân sự, cũng bị giáng chức hoặc sa thải.

Vụ việc gây sốc nhất là vụ chú của ông Kim là Jang Song-Thaek bị xử tử hồi tháng 12-2013 vì tội tham nhũng và phản quốc.


Hàn Quốc "nóng mặt" vì Triều Tiên bêu xấu Tổng thống Park

Hàn Quốc hôm 21-2 yêu cầu Triều Tiên chấm dứt việc dùng lời lẽ "thô tục" công kích Tổng thống Hàn Quốc.

Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết: “Chúng tôi thực sự lấy làm tiếc về việc Triều Tiên có hành động công kích cá nhân bằng ngôn ngữ thô tục nhằm vào người đứng đầu nhà nước của chúng tôi. Triều Tiên nên chấm dứt ngay lập tức những hành động nói trên”.

trieu tien lai dung loi le xuc pham tong thong han quoc. anh: ap

Triều Tiên lại dùng lời lẽ xúc phạm Tổng thống Hàn Quốc. Ảnh: AP

Trước đó, tờ Rodong Sinmun (Triều Tiên) đưa tin một số bài viết bôi nhọ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye đáp trả việc Seoul tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng sau những vụ thử nghiệm hạt nhân và tên lửa gần đây.

Tiêu đề bài viết trên trang bìa tờ báo miêu tả Tổng thống Hàn Quốc là một "con quỷ giết người" và "bà lão suy nhược" đang có ý định lật đổ chính quyền Triều Tiên. Một bài báo còn cho rằng bà Park "đang muốn chất chồng đau khổ lên người dân" Triều Tiên.

Đây không phải lần đầu Triều Tiên dùng những lời lẽ không hay để miêu tả về Tổng thống Park. Tờ Rodong Sinmun còn từng gọi bà là "một phụ nữ quê mùa chỉ biết nói nhảm trong góc phòng".

Cùng ngày, ông Ri Myong-Su, cựu bộ trưởng an ninh Triều Tiên, bất ngờ được gọi là tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Triều Tiên khi hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin về chuyến thị sát cuộc diễn tập không quân của lãnh đạo Kim Jong-un.

Ông Ri Myong-Su sau đó được đề cập với cương vị là tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Triều Tiên một lần nữa trong bài báo khác. Người tiền nhiệm của ông Ri Myong-Su là Ri Yong-Gil, được cho là đã bị xử tử vào đầu tháng này, do bị buộc tội trục lợi cho bản thân và tham nhũng. Đây là lần đầu tiên KCNA xác nhận ông Ri Myong-Su là tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Triều Tiên.

Các nhà phân tích cho rằng ông Ri Myong-su được bổ nhiệm vào vị trí này sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên hồi đầu tháng vì "có kiến thức sâu rộng về công nghệ tên lửa".

Ông Yang Moo-jin, một giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul, cho biết: "Ri Myong-su là một trong 3 phụ tá hàng đầu của Kim Jong-il, cha nhà lãnh đạo Kim Jong-un, và được biết đến là am hiểu công nghệ tên lửa".


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục