tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 27-12-2015

  • Cập nhật : 27/12/2015

Nhật tố tàu Trung Quốc mang pháo vào Senkaku

Ngày 26-12, ba tàu cảnh sát biển Trung Quốc (CCG), trong đó có 1 tàu được cho là trang bị pháo tự động, đã đi vào vùng lãnh hải gần quần đảo tranh chấp Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông.

Thông tin trên vừa được hãng tin Kyodo của Nhật Bản tiết lộ cùng ngày. Theo đó, các tàu của Trung Quốc đã tiếp cận vùng lãnh hải phía bắc đảo Kuba, thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào khoảng 9 giờ 30 và rời đi lúc 10 giờ 50, theo giờ địa phương.

hom 22-12, mot tau trang bi phao cua trung quoc cung di chuyen o vung bien cach quan dao senkaku/dieu ngu khoang 28km ve phia dong-dong-bac. anh: epa

Hôm 22-12, một tàu trang bị pháo của Trung Quốc cũng di chuyển ở vùng biển cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 28km về phía đông-đông-bắc. Ảnh: EPA

Trước đó, cảnh sát biển Nhật Bản từng tiết lộ hôm 22-12, một tàu trang bị pháo của Trung Quốc cũng di chuyển ở vùng biển cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 28km về phía đông-đông-bắc.

Một trong số các tàu áp sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hôm 26-12 nói trên cũng trang bị pháo tự động, theo Kyodo. Và đây là lần đầu tiên một tàu CCG được trang bị pháo đi vào vùng lãnh hải gần quần đảo tranh chấp này. Được biết, khi cảnh sát biển Nhật Bản cảnh báo Trung Quốc rời khỏi vùng biển này, họ nhận được hồi đáp rằng: Chính tàu Nhật Bản mới đang ở trong lãnh hải Trung Quốc và phải rời ngay lập tức.

Đây là lần thứ 35 trong năm nay, tàu của Trung Quốc tiếp cận vùng biển này.


Đức muốn tung tiền cho dự án đường sắt ở Nga

Đức đang tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh tế với Nga qua việc đề xuất đầu tư 2 tỉ Euro để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Moscow-Kazan, theo Công ty đường sắt Nga (Russian Railways) thông báo hôm 25-12.

Tập đoàn đường sắt Trung Quốc và Công ty đường sắt Nga đang khởi động một dự án mới nhằm thiết kế và xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối liền Moscow với thành phố Kazan. Tuyến đường sắt được kỳ vọng có thể kéo dài đến tận Bắc Kinh để rút ngắn thời gian đi tàu từ Moscow đến Bắc Kinh xuống còn 48 giờ.

russian railways thong bao ve du an tren trang twitter cua cong ty. anh: twitter

Russian Railways thông báo về dự án trên trang Twitter của công ty. Ảnh: Twitter

Phó Giám đốc công ty đường sắt Nga Aleksandr Misharin nói với các nhà báo: “Chúng tôi đã nhận được một lời đề nghị từ các đồng nghiệp Đức về việc ký kết hợp tác, trong đó phía họ cam kết sẽ đầu tư 2 tỉ Euro cho dự án này với nhiều điều kiện khác nhau. Tuy nhiên ông Misharin cũng cho hay hợp đồng hợp tác vẫn chưa được ký kết và dự án vẫn đang tiếp tục tìm kiếm thêm nhiều nguồn hỗ trợ tài chính. Trước đó, Trung Quốc đã đồng ý đầu tư khoảng 6 tỉ USD cho dự án này.

phia nga cho biet da nhan duoc de nghi dau tu 2 ti euro tu duc. anh minh hoa: sputnik news

Phía Nga cho biết đã nhận được đề nghị đầu tư 2 tỉ Euro từ Đức. Ảnh minh họa: Sputnik News

Tuyến đường sắt cao tốc Moscow-Kazan dự kiến dài 700 km và tổng kinh phí ước tính khoảng 21,4 tỉ USD. Theo thiết kế, đoàn tàu chạy trên tuyến đường này có thể đạt đến vận tốc 400 km/giờ. Nếu đi bằng tuyến đường này, hành khách chỉ mất khoảng 3 tiếng rưỡi để đi từ Moscow đến Kazan (hiện nay hành trình đi từ Moscow đến Kazan mất đến 14 tiếng).


Thổ Nhĩ Kỳ tứ bề thọ địch

Tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ ra khu vực có thể đã vượt quá khả năng hành động của quốc gia này, khiến Ankara đang lâm vào thế đối đầu với nhiều nước và bị chỉ trích. 
iraq to tho nhi ky chua rut bat cu luc luong don tru trai phep nao ra khoi lanh tho. anh: reuters

Iraq tố Thổ Nhĩ Kỳ chưa rút bất cứ lực lượng đồn trú trái phép nào ra khỏi lãnh thổ. Ảnh: Reuters

Ngày 24/12, Bộ Quốc phòng Iraq cho hay bất chấp tuyên bố đã "rút một phần" lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đồn trú trái phép ở gần thành phố Mosul của Iraq, đến nay Ankara vẫn chưa có bất cứ hành động nào hiện thực hóa cam kết trên, theo TASS.

"Trên thực tế, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không hề có động thái rút quân nào. Đó chỉ là những lời tuyên bố của Ankara, còn ở thực địa, lực lượng của họ chỉ được bố trí lại ở vị trí khác gần đó", ông Nasir Nouri Mohammed, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Iraq cho hay. "Đây không thể gọi là ‘rút quân một phần’, chứ chưa nói gì đến chuyện rút toàn bộ lực lượng", ông nhấn mạnh.

Hôm qua, Bộ Thương mại Iraq cũng tuyên bố sẽ cắt giảm nguồn dầu ăn nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ do "căng thẳng chính trị giữa hai nước". Đây là số dầu ăn mà Iraq nhập khẩu để phát miễn phí cho người dân trong chương trình trợ cấp lương thực.

Tờ al-Bayina al-Jadida của Iraq cho rằng đây là phản ứng của Baghdad trước việc Ankara kiên quyết không chịu rút quân, bất chấp sự thúc giục của Mỹ cũng như lời đe dọa của chính phủ Iraq đưa vụ việc ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Ngày 25/12, Liên đoàn Arab gồm 22 quốc gia thành viên cũng đã ra tuyên bố lên án Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm luật pháp quốc tế khi đưa quân đến đồn trú ở Iraq, đe dọa đến chủ quyền của nước này.

"Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là sự xâm phạm chủ quyền Iraq, đe dọa an ninh quốc gia Arab, làm gia tăng bất ổn trong khu vực, và chúng tôi yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút quân ngay lập tức. Chúng tôi coi sự lo ngại của Iraq trong vấn đề này là hợp lý, và chúng tôi ủng hộ lập trường của Iraq đến cùng", Tổng thư ký Liên đoàn Arab Nabil al-Arabi nhấn mạnh.

Ông Burak Bekdil, chuyên gia phân tích tại Diễn đàn Trung Đông, cho rằng việc Ankara kiên quyết không chịu rút quân khỏi Iraq là một trong những động thái thể hiện "tham vọng nguy hiểm" của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan nhằm đối đầu với khối các quốc gia ủng hộ người Hồi giáo dòng Shiite gồm Nga, Iran, Iraq, Syria và Lebanon.

Theo đó, chính sách ủng hộ người Sunni của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bước vào giai đoạn ngày càng rõ rệt hơn, đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào một cuộc đối đầu mới với một loạt các đối thủ đáng gờm.

Gần đây, ông Erdogan liên tục đưa ra những lời cáo buộc rằng các quốc gia trong khu vực đang thực hiện chính sách chia rẽ bè phái giữa người Shiite và người Sunni. "Ngày nay chúng ta đang phải đối mặt với chủ nghĩa bè phái cực độ. Ai đang làm điều đó, họ là ai? Họ chính là Iran và Iraq", ông Erdogan tuyên bố trong một bài phát biểu gần đây.

Tuy nhiên trước đó không lâu, ông Erdogan cũng phát biểu: "Các nhà thờ Hồi giáo là doanh trại của chúng ta, mái vòm là mũ giáp của chúng ta, các ngọn tháp là lưỡi lê, và đức tin chính là binh sĩ".

Theo chuyên gia Bekdil, tham vọng của Ankara nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của người Hồi giáo dòng Sunni ra khắp một khu vực rộng lớn ở Trung Đông, đặc biệt là ở Syria và Iraq, là quá lớn so với khả năng, và hậu quả là nước này đang phải đối mặt với một loạt đối thủ mạnh.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi gây xung đột với Nga bằng vụ bắn hạ cường kích Su-24, Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến tình hình khu vực trở nên phức tạp hơn với việc phớt lờ tối hậu thư mà Iraq đưa ra đòi nước này phải rút quân trong vòng 48 giờ.Tình hình căng thẳng tới mức lữ đoàn dân quân người Shiite Badr đã đe dọa sẽ tấn công lực lượng đồn trú của Thổ Nhĩ Kỳ ở gần Mosul nếu họ không chịu rút đi. "Chúng tôi có quyền đáp trả và chúng tôi không loại trừ bất cứ biện pháp nào cho đến khi Thổ Nhĩ Kỳ nhận được bài học. Họ ôm ấp giấc mộng khôi phục đế chế Ottoman vĩ đại ư? Đây là ảo tưởng lớn, và họ sẽ phải trả giá cho sự ngông cuồng này", Karim al-Nuri, người phát ngôn lữ đoàn Badr tuyên bố.

tong thong tho nhi ky recep tayyip erdogan. anh: afp

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AFP

Giáo sư Norman Stone, chuyên gia nổi tiếng về chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng cho rằng với nỗ lực lật đổ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad để thay thế bằng một chính phủ mới của người Sunni, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành kẻ thù của tất cả các quốc gia ở biên giới phía đông và phía nam, trong khi phải luôn thấp thỏm dè chừng đòn trả đũa của Nga.

Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 đã khiến Nga tức giận và triển khai một loạt các vũ khí hiện đại tới biên giới Syria, trong đó có hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400, có thể sẵn sàng bắn hạ bất cứ chiếc chiến đấu cơ nào của Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm không phận Syria.

Sự hiện diện của các hệ thống phòng không tối tân Nga cũng khiến Mỹ và liên quân gặp nhiều khó khăn trong hoạt động không kích phiến quân IS ở Syria. Trong khi kiên nhẫn chờ đợi căng thẳng Nga - Thổ Nhĩ Kỳ hạ nhiệt, các quan chức Mỹ đã phải bí mật gác lại yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ đóng góp tích cực hơn trong cuộc chiến chống IS và tham gia các chiến dịch không kích phiến quân ở Syria. Sau khi mất khả năng đưa lực lượng vào Syria, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục bị Iraq coi là lực lượng không được chào đón ở nước này.

"Chủ nghĩa phiêu lưu của ông Erdogan đến thời điểm này đã thu được một số thành công, nhưng nói lại đi quá xa so với chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ, và thậm chí có nguy cơ hủy hoại đất nước này", giáo sư Stone nhận định.


Chỉ huy nhóm nổi dậy Syria chết do trúng tên lửa

Chỉ huy của một trong những nhóm nổi dậy mạnh nhất ở ngoại ô Damascus chết trong cuộc không kích được cho là của máy bay Nga nhằm vào đại bản doanh của nhóm này. 
zahran alloush, chi huy nhom noi day jaysh al islam. anh: newsyria

Zahran Alloush, chỉ huy nhóm nổi dậy Jaysh al Islam. Ảnh: NewSyria

Reuters dẫn lời quân đội Syria hôm nay cho biết Zahran Alloush, chỉ huy hàng đầu của phe nổi dậy, trúng tên lửa Nga khi chúng rơi xuống căn cứ ở Đông Ghouta, rìa phía đông thủ đô Damascus.

Tuy nhiên, theo RT, thông tin về máy bay Nga không kích hiện chưa được xác nhận chính thức. 

Truyền hình quốc gia đưa tin xác của chỉ huy nhóm nổi dậy Jaysh al Islam và một số trợ lý đã bị chôn vùi trong đống đổ nát. Đông Ghouta là vùng lãnh thổ rộng lớn đã bị bao vây trong nhiều năm. 

Jaysh al Islam là nhóm nổi dậy lớn nhất và có tổ chức nhất trong khu vực với hàng nghìn chiến binh. Nhóm đang điều hành một cách hiệu quả chính quyền Đông Ghouta. 

Về tư tưởng, Alloush mâu thuẫn với Nhà nước Hồi giáo (IS) và al-Qaeda, và ủng hộ một nhánh Hồi giáo ôn hoà hơn. Một số lãnh đạo phe nổi dậy bị tiêu diệt kể từ khi Nga hôm 30/9 bắt đầu chiến dịch không kích lớn ở Syria, theo đề nghị của Tổng thống Bashar al-Assad. 


Mỹ - Trung đấu khẩu về dự luật chống khủng bố

Quốc hội Trung Quốc dự kiến bỏ phiếu thông qua dự luật nhằm ngăn chặn và điều tra các hoạt động khủng bố trong ngày 27-12, bất chấp chỉ trích của Mỹ về một số nội dung liên quan đến không gian mạng.

Theo Reuters, một số tổ chức doanh nghiệp phương Tây cũng e ngại khi dự luật yêu cầu các công ty công nghệ cài đặt “cổng hậu” trong sản phẩm hoặc cung cấp thông tin nhạy cảm, như khóa mã hóa, cho Bắc Kinh.

Bộ Ngoại giao Mỹ trong tuần này cho rằng luật trên có thể gây hại cho nỗ lực chống khủng bố. Ngoài ra, theo Washington, dự luật trên - kết hợp với những quy định mới về hoạt động ngân hàng, bảo hiểm và một loạt cuộc điều tra chống độc quyền - có thể gây sức ép không công bằng lên doanh nghiệp nước ngoài. Đích thân Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ mối lo ngại về dự luật khi gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây.

luc luong an ninh tai khu tu tri tan cuong - trung quoc anh: reuters

Lực lượng an ninh tại khu tự trị Tân Cương - Trung Quốc Ảnh: REUTERS

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng các công ty công nghệ không cần lo lắng và yêu cầu Mỹ tôn trọng tiến trình làm luật của Bắc Kinh cũng như không áp dụng “tiêu chuẩn kép”. Người phát ngôn Hồng Lỗi nói bọn khủng bố đang sử dụng internet để hoạt động và Trung Quốc cần có luật lệ nhằm đối phó. Theo ông này, Bắc Kinh cũng tham khảo luật của các nước khác, trong đó có Mỹ, khi soạn thảo luật.

Bên cạnh nội dung tranh cãi trên, dự luật còn siết chặt kiểm soát việc các cá nhân đăng tải thông tin liên quan tới khủng bố trên các trang mạng xã hộivà hạn chế báo chí trong nước đưa tin chi tiết các vụ khủng bố. Tờ Nhân dân nhật báo dẫn nội dung dự luật cho rằng việc đăng tải chi tiết có thể dẫn đến hành vi bắt chước.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục