Khoảng 25.000 nông dân ở thị trấn Mathura thuộc bang Uttar Pradesh - Ấn Độ đã viết thư cho Tổng thống Pranab Mukherjee xin tự tử vào ngày quốc khánh thứ 69, tức nhằm ngày 15-8.

Taliban phủ nhận “hợp tác” với Nga chống IS
Phong trào Taliban ở Afghanistan tuyên bố nhóm này không cần sự hỗ trợ của Nga để đánh bại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Họ lên tiếng để bác bỏ thông tin Taliban ở Afghanistan và Nga trao đổi thông tin tình báo.
Phát ngôn viên của phong trào Taliban ở Afghanistan ngày 26-12 nói rằng không chia sẻ thông tin tình báo nào về IS với Nga. “Chúng tôi có một số thảo luận nhưng không có gì liên quan đến cuộc chiến chống IS. Chúng tôi muốn các lực lượng nước ngoài ra khỏi nước của chúng tôi. Đó là những gì chúng tôi muốn nói vào thời điểm này. Hiện IS có một nhóm nhỏ ở tỉnh Nangarhar và không đủ lớn mạnh để có thể đe dọa đến chúng tôi” – Phát ngôn viên Taliban nói.
Người này thêm rằng Taliban không cần sự giúp đỡ của bất cứ nước nào trong việc chống lại và loại bỏ IS khỏi Afghanistan.
Thông tin Nga và Taliban hợp tác, chia sẻ thông tin tình báo về IS lan tỏa sau khi ông Zamir Kabulov, đặc phái viên của Tổng thống Vladimir Putin về vấn đề Afghanistan, cho biết Taliban và Nga có một số kênh trao đổi thông tin với nhau.
Ông này khẳng định cả hai có lợi ích chung trong cuộc chiến chống IS. Theo ông Kabulov, Taliban ở Afghanistan và Pakistan đều cho biết không công nhận IS, cũng như cái gọi là đế chế Hồi giáo mà bọn họ muốn thành lập. Trước đó, Taliban ở Afghanistan thông báo cử "lực lượng đặc nhiệm" chiến đấu chống IS.
Bà Maria Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, sau đó xác nhận thông tin trên nhưng nhấn mạnh lợi ích chung duy nhất giữa Nga và Taliban là cuộc chiến chống IS.
Ngay khi thông tin này lan tỏa, nhiều bình luận khác nhau xuất hiện. Các chuyên gia nhận định đây là bước đi bất thường của Nga, lo ngại nước này chơi “dao hai lưỡi”. Bởi suốt thời gian dài, Moscow không ngừng xem Taliban như là một mối họa khủng bố và gây bất ổn tiềm tàng đến nước này. Không những thế, Taliban cũng được liệt kê trong danh sách khủng bố của chính phủ Nga cùng với IS.
Tổng thống Czech: “Khủng hoảng di cư là xâm lược có tổ chức”
Ngày 27-12, Tổng thống CH Czech Milos Zeman gây xôn xao dư luận khi tuyên bố làn sóng di cư và tị nạn đổ vào châu Âu là “cuộc xâm lược có tổ chức”.
Theo AFP, Tổng thống Zeman khẳng định: “Tôi tin chắc rằng chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc xâm lược có tổ chức chứ không phải là một làn sóng di cư”. Ông cho rằng châu Âu chỉ nên thông cảm với những người tị nạn già cả, ốm yếu hoặc nhỏ tuổi.
“Một số lượng lớn người di cư bất hợp pháp là thanh niên trẻ khỏe, độc thân. Tôi không hiểu tại sao những người này không cầm vũ khí đấu tranh chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) để giành lại tự do cho đất nước của họ” - ông Zeman đặt câu hỏi.
Tổng thống CH Czech cho rằng việc người dân các nước Trung Đông bỏ chạy đến châu Âu chỉ giúp tăng cường sức mạnh của IS. Đây không phải là lần đầu tiên ông Zeman có quan điểm gây tranh cãi về cuộc khủng hoảng di cư và tị nạn châu Âu.
Hồi tháng 11, ông Zeman tham dự một cuộc biểu tình chống đạo Hồi ở Prague cùng các chính trị gia cực hữu. Thủ tướng CH Czech Bohuslav Sobotka mới đây đã lên tiếng chỉ trích tuyên bố gây tranh cãi của Tổng thống Zeman là thiên kiến.
Những lời lẽ của của ông Zeman thể hiện rõ thái độ phản ứng quyết liệt của các quốc gia Đông Âu và Balkan đối với cuộc khủng hoảng di cư và tị nạn châu Âu. Cả CH Czech, Slovakia và Hungary đều lên tiếng phản đối hệ thống “hạn ngạch” tiếp nhận người di cư và tị nạn do Liên minh châu Âu (EU) đề xuất.
Ước tính hơn 1 triệu người di cư và tị nạn đã đi vào châu Âu trong năm 2015, chủ yếu từ các vùng xung đột như Syria, Iraq và Afghanistan. Cuộc khủng hoảng đã dẫn tới sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ EU, khi phần lớn các thành viên mới phản đối người di cư dữ dội trong khi các nước miền bắc và tây Âu như Đức đón chào người di cư.
Thủ lĩnh IS "lên dây cót" chiến binh, đe dọa Israel
Lãnh đạo tổ chức Nhà nước Hồi (IS) giáo mới đây tung đoạn băng ghi âm với nội dung chế nhạo liên minh phương Tây, đe dọa Israel và động viên tinh thần các chiến binh của hắn.
“Những người lính của Nhà nước Hồi giáo hãy kiên nhẫn vì các bạn đã đi đúng đường. Hãy kiên nhẫn vì thánh Allah ở với các bạn”, giọng người đàn ông được xác định là Abu Bakr al-Baghdadi nói.
CNN cho biết gã thủ lĩnh IS ít khi xuất hiện hoặc lên tiếng, lần cuối cùng người ta nghe về hắn là hồi tháng 5 cũng trong một đoạn ghi âm được tung lên mạng.
Thông điệp ngày thứ bảy 26-12 tương đồng với những đoạn phim, ghi âm của IS trước đây và được sản xuất bởi nhóm tuyên truyền al-Furqan.
Không ai biết rõ thời điểm đoạn băng được ghi âm, ngoài nội dung chính là khích lệ tinh thần của các chiến binh thánh chiến, Abu Bakr al-Baghdadi có nhắc đến Mỹ và liên quân. Hắn đổ cho sự can dự của phương Tây là nguyên nhân dẫn đến xung đột vũ trang ở Afghanistan và Iraq.
Hắn cũng kèm theo lời đe dọa Israel và ủng hộ Palestine. “Bọn Do Thái nghĩ là chúng ta đã quên điều này, rằng chúng ta bị phân tâm. Không, hỡi người Do Thái. Chúng ta không quên Palestine và sẽ không bao giờ quên”.
Trong một diễn biến khác, dưới sự yểm trợ của liên quân quốc tế, quân đội Iraq đã tiến vào thành phố Ramadi và đang chiến đấu với với lực lượng IS. Họ chỉ còn cách bộ chỉ huy của IS tại Ramadi chưa đến 1km.
Khoảng 120 gia đình bị mắc kẹt giữa chiến sự đã được giải cứu và đưa đến Habbaniyah để được chăm sóc.
Trung Quốc lại bắt giữ công dân Nhật với cáo buộc do thám
Ngày 26-12, chính phủ Nhật xác nhận Trung Quốc đã chính thức bắt giữ công dân Nhật thứ ba là một nữ giám đốc trường dạy tiếng Nhật và tạm giam một người khác.
Theo AFP, chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga cho biết chính quyền Trung Quốc chính thức bắt giữ một phụ nữ Nhật hồi tháng 11. Trước đó người này bị tạm giam để điều tra ở thành phố Thượng Hải từ hồi tháng 6.
Người phụ nữ này là giám đốc một trường dạy tiếng Nhật ở Tokyo. Ngoài ra, một người đàn ông Nhật cũng đang bị tạm giam ở Bắc Kinh. Ông này trước đó từng làm việc cho một hãng hàng không.
Trước đó, hồi tháng 9 Trung Quốc cũng đã chính thức bắt giữ hai công dân Nhật khác vì tội do thám.
Mới đây, trên tờ Nhật báo Bắc Kinh, một giáo sư ĐH Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc hai trong số bốn người này do Cơ quan Tình báo an ninh công cộng Nhật cử đến Trung Quốc để thu thập thông tin về quân đội nước này và CHDCND Triều Tiên.
Giáo sư này cũng cho rằng các gián điệp Nhật muốn moi thông tin về tình hình nội bộ và kinh tế Trung Quốc. Chính quyền Tokyo bác bỏ mọi cáo buộc. “Nhật không thực hiện hành vi do thám ở các nước khác” - ông Suga khẳng định.
Hồi tháng 11-2014, chính quyền Trung Quốc thông qua luật chống do thám với mức án cao nhất là tử hình.
Nhà chức trách Trung Quốc tăng cường bắt giữ người nước ngoài sau khi luật này được thông qua, bao gồm một công dân Canada hồi tháng 2-2015 và một người không rõ quốc tịch hồi tháng 11.
Giới quan sát nhận định các vụ bắt bớ này sẽ càng khiến quan hệ giữa Nhật và Trung Quốc thêm căng thẳng.
Nga lập đơn vị chống khủng bố tại các khu vực ven biển
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26.12 ra lệnh thiết lập một số đơn vị chống khủng bố tại các khu vực ven biển của nước này.
Khoảng 25.000 nông dân ở thị trấn Mathura thuộc bang Uttar Pradesh - Ấn Độ đã viết thư cho Tổng thống Pranab Mukherjee xin tự tử vào ngày quốc khánh thứ 69, tức nhằm ngày 15-8.
Triều Tiên dọa tấn công Nhà Trắng
Lộ bản đồ IS đánh chiếm thế giới 5 năm tới
Gia đình cố tổng thống Suharto phải trả lại 318 triệu USD
Ngày mai 14/8, châu Âu quyết định vận mệnh Hy Lạp
Đài Loan ra mắt máy bay không người lái quân sự hiện đại
Tiêu thụ nước ngọt đang ở mức cao kỷ lục lịch sử, làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh gút.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Rose Gottemoeller cung cấp những thông tin mới nhất về tiến trình cắt giảm vũ khí hạt nhân nhằm tránh lặp lại thảm họa Hiroshima, Nagasaki.
Mỹ đang tiến hành đóng còn tàu đổ bộ tấn công USS Tripoli thuộc lớp America để chuyên chở loại chiến đấu cơ F-35B. Khi hoàn thành, USS Tripoli sẽ có kích cỡ tương đương với tàu sân bay của các quốc gia khác.
Truyền thông Hàn Quốc loan tin Triều Tiên xử tử Phó thủ tướng
Brazil đầu tư gần 54 tỷ USD để phát triển ngành điện tới 2018
Myanmar, Thái Lan nhất trí thúc đẩy dự án Đặc khu kinh tế Dawei
Căng thẳng leo thang ở biên giới liên Triều
Doanh nghiệp Singapore đối mặt với thách thức ở Mỹ Latinh
Đã tròn một năm kể từ ngày 8/8/2014 khi Mỹ và liên quân tiến hành các vụ không kích nhắm vào nhóm Hồi giáo cực đoan IS. Chiến dịch tốn kém này ngốn chi phí ước tính gần 10 triệu USD/ngày nhưng lại đang sa lầy, trong khi IS vẫn không ngừng lớn mạnh.
Ngày 10-8, cuộc biểu tình sắc tộc ở thành phố Ferguson (Mỹ) lại bùng lên thành bạo lực khi người biểu tình đọ súng dữ dội với nhau và với cảnh sát. Tình trạng đập phá cũng xảy ra.
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh nhất trong vòng một tháng
Ngoại trưởng Mỹ tố Trung Quốc, Nga đọc trộm e-mail
Mỹ điều 3 máy bay ném bom hiện đại nhất đến đảo Guam
Đánh bom đẫm máu ở Nigeria, 50 người chết
Đảng Cộng hòa tẩy chay Tỉ phú Donald Trump vì phân biệt giới tính
Một con tàu được báo mất tích hôm 8-8 ở eo biển Malacca ngoài khơi Malaysia được tìm thấy tại vùng biển Indonesia 1 ngày sau đó nhưng lượng dầu thô trị giá 700.000 USD đã “bốc hơi”.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự