tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 27-08-2015

  • Cập nhật : 27/08/2015

Nhật ráo riết tìm cách giành hợp đồng đóng tàu ngầm 35 tỷ USD

Hiệp hội gồm Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi và Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki của Nhật Bản, vốn đang để mắt tới một trong những hợp đồng quốc phòng sinh lợi nhất thế giới trị giá 50 tỷ UAD (35,8 tỷ USD) để chế tạo tàu ngầm cho Australia, đã bắt đầu chiến dịch thuyết phục chính quyền Canberra để giành được bản hợp đồng này.
 

tau ngam lop soryu cua nhat ban. (nguon: kyodo/ttxvn)

Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)

Cũng theo tin ngày 26/8, lãnh đạo Tập đoàn Mitsubishi và Kawasaki cùng giới chức quốc phòng Nhật Bản đã bắt đầu nhóm họp với các nhà thầu quốc phòng, quan chức sở tại và các hiệp hội người lao động tại Adelaide, thủ phủ bang Nam Australia.

Giới chức chính quyền bang Nam Australia khẳng định sẽ có ít nhất 70% lao động địa phương tham gia dự án đóng tàu này.

Hãng Reuters cho hay phía Nhật Bản đang bàn thảo với Tập đoàn cơ khí Babcock International (Anh) và Tập đoàn sản xuất vũ khí BAE Systems (Mỹ), hai tập đoàn sở hữu nhà máy sản xuất ở Australia, để đáp ứng yêu cầu phải có số lượng công nhân Australia tham gia nhiều nhất có thể trong dự án này.

Trong khi hai tập đoàn trên khá dè dặt trong việc thể hiện sự sẵn sàng chế tạo tàu ngầm tại Adelaide - trung tâm của ngành công nghiệp đóng tàu phục vụ cho mục đích quốc phòng của Australia - thì các đối thủ gồm Tập đoàn công nghiệp hàng hải ThyssenKrupp Marine Systems (TKMS) của Đức và nhà thầu hải quân quốc gia Pháp (DCNS) đều tuyên bố sẽ đóng toàn bộ số tàu ngầm trên tại Australia. Hai tập đoàn này đồng thời thuyết phục các thành viên trong chính quyền Canberra với các lợi ích kinh tế và chính trị đi kèm.

Hiện Thủ tướng Australia Tony Abbott phải chịu sức ép từ chính Đảng Tự do của ông, giới chức nhà nước và các hiệp hội người lao động để đảm bảo rằng số tàu ngầm trên sẽ được chế tạo trong nước./.


Nguyên thứ trưởng Bộ tài chính Trung Quốc làm chủ tịch AIIB

Ông Kim Lập Quần (Jin Liqun), nguyên thứ trưởng Bộ tài chính Trung Quốc, vừa được bầu làm chủ tịch đầu tiên của Ngân hàng đầu tư phát triển hạ tầng (AIIB).

cuoc hop giua dai dien cac quoc gia tham gia aiib tai bac kinh - anh: reuters

Cuộc họp giữa đại diện các quốc gia tham gia AIIB tại Bắc Kinh - Ảnh: Reuters

Theo Sputnik, nguồn tin từ phái đoàn đại diện của Nga cho biết, cuộc họp giữa các thành viên thuộc ban giám sát AIIB đã đi đến quyết định này hôm qua (24-8).

Theo đó, ban lãnh đạo AIIB dự kiến sẽ chính thức ra mắt vào cuối năm 2015, nhưng ông Kim Lập Quần sẽ bắt đầu đảm nhiệm cương vị của mình từ ngày 1-9 tới.

AIIB được thành lập theo sáng kiến của Trung Quốc năm 2014 nhằm đầu tư cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiện đã có 57 quốc gia là thành viên sáng lập của AIIB.

Trung Quốc là cổ đông lớn nhất tại AIIB, tiếp đó là Ấn Độ và Nga.

AIIB dự kiến bắt đầu hoạt động vào cuối 2015. Đây được xem là tổ chức tài chính sẽ cạnh tranh với các tổ chức tài chính của phương Tây như Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế.


Hàn Quốc sẵn sàng bàn việc dỡ lệnh trừng phạt Triều Tiên

Seoul tuyên bố sẵn sàng thảo luận về yêu cầu chấm dứt lệnh trừng phạt Triều Tiên vì vụ chìm tàu chiến năm 2010, một ngày sau khi hai nước đạt thỏa thuận tránh đối đầu.
cac quan chuc cap cao cua trieu tien va han quoc bat tay tai panmunjom. anh:reuters

Các quan chức cấp cao của Triều Tiên và Hàn Quốc bắt tay tại Panmunjom. Ảnh:Reuters

"Khi các cuộc thảo luận diễn ra, chúng tôi nghĩ rằng vấn đề 24/5 sẽ được Triều Tiên Tiên nêu ra, và tôi nghĩ vấn đề có thể được xử lý qua đối thoại", Jeong Joon-hee, phát ngôn viên Bộ Thống nhất của Hàn Quốc, hôm nay nói.

Jeong đề cập đến 24/5/2010, ngày Hàn Quốc tuyên bố áp lệnh trừng phạt, cắt đứt hầu hết hoạt động giao lưu với Triều Tiên, gồm du lịch, thương mại và viện trợ tư nhân, sau khi nước này cáo buộc Triều Tiên tấn công một tàu hải quân bằng ngư lôi làm 46 thủy thủ thiệt mạng. Bình Nhưỡng bác bỏ bất cứ vai trò nào trong cuộc tấn công và kêu gọi dỡ lệnh trừng phạt trước khi hai nước có thể đàm phán.

Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên phải xin lỗi nếu muốn dỡ lệnh trừng phạt, nhưng dường như đã nới lỏng lập trường kể từ cuối năm ngoái, khi trong nước, ngày càng nhiều người ủng hộ nối lại quan hệ với Triều Tiên. 

Hàn Quốc đang chuẩn bị mở một kênh đối thoại mới với Triều Tiên, sau thỏa thuận hôm qua. Trong đó, Bình Nhưỡng lấy làm tiếc vì vụ nổ mìn làm lính Hàn bị thương, và Seoul đồng ý dừng tuyên truyền chống Triều Tiên bằng loa phát thanh qua biên giới. Theo thỏa thuận đạt được, hai bên cam kết thảo luận về một loạt vấn đề nhằm cải thiện quan hệ. 


Trung Quốc sắp tập trận hải quân bắn đạn thật

anh: chinadaily

Ảnh: Chinadaily

Mạng tin tức TQ dẫn nguồn từ Cục an toàn hàng hải, tập trận quân sự bắn đạn thật trên biển dự kiến diễn ra hàng ngày bắt đầu từ 6h30 sáng tới 10h đêm, bắt đầu từ ngày 28/8 và kết thúc vào ngày 30/11. Cục này đã ra cảnh báo các tàu thuyền tránh xa khu vực sẽ được phong tỏa.

Khu vực diễn ra tập trận nằm ở phía đông sông Xa Dương - cửa ngõ ra Hoàng Hải, nơi TQ tiếp giáp với bán đảo Triều Tiên. Các cuộc tập trận bắn đạn thật tương tự từng tiến hành ở đây từ 28/7-20/11 năm ngoái.

Cuối tháng 5, TQ đã công bố sách trắng quốc phòng, đưa ra kế hoạch mở rộng tầm hoạt động ra phía biển, nhất là vùng biển mở, chuyển trọng tâm quân sự quốc gia vào hải quân thay vì lực lượng mặt đất.

Chiến lược quân sự thay đổi từ “phòng thủ bờ biển” sang “bảo vệ các vùng biển mở”. Sách trắng khẳng định, ưu tiên trước đây của TQ đối với các lực lượng mặt đất sẽ thay đổi khi tập trung vào việc chuẩn bị cho những xung đột hàng hải.


Estonia dựng hàng rào biên giới đề phòng Nga

Cảnh sát và Lực lượng Biên phòng Estonia sẽ dựng một hàng rào tại khu vực biên giới với Nga để “bảo vệ công dân”.

Báo Meduza (Latvia) ngày 25-8 dẫn nguồn tin quân sự Estonia cho biết đoạn hàng rào kẽm gai có chiều dài 108 km, cao 2,5 m sẽ được trang bị camera giám sát và máy bay không người lái tuần tra ngày đêm. Cứ mỗi 500m sẽ có 1 cánh cổng cho phép quân đội Estonia tiếp cận nhanh khu vực biên giới. Tổng chi phí dự án ước tính khoảng 71 triệu euro, dự kiến khởi công vào năm 2018.

Bà Irina Yarovaya, Chủ tịch Ủy ban chống tham nhũng của Duma Quốc gia (Hạ viện Nga), nhận xét đó là một kế hoạch “rất dân chủ” mà chính quyền Estonia có thể nghĩ ra nhằm “tạo nên một vùng đất riêng dành cho công dân của họ”.

Bà nói thêm rằng Estonia không nên “tiết kiệm tiền khi chi tiêu cho dân chủ và tốt hơn là tường rào phải cao hơn 5 m (chi phí sẽ đội lên 142 triệu euro) để không ai có thể nhảy qua được”!

cot moc bien gioi phia dong cua estonia. anh: postimees/scanpix

Côt mốc biên giới phía Đông của Estonia. Ảnh: Postimees/Scanpix

Biện pháp thắt chặt an ninh của Estonia có thể hiểu như một phản ứng đối với hành động sáp nhập bán đảo Crimea của Nga hồi năm ngoái và một số vụ “vi phạm chủ quyền biên giới” gần đây, bao gồm cả vụ một nhân viên tình báo của nước này là Eston Khover "bị bắt cóc" hồi tuần trước. Kể từ đầu năm, chính phủ Estonia ghi nhận 43 “hành vi vi phạm” xảy ra tại biên giới với Nga trên đất liền.

Chiều dài biên giới 2 nước là 135 km, ngoài 126 km đường biên giới trên hồ Peipus và 76 km biên giới trên sông Narva.

Theo Đài Châu Âu Tự do/Đài Tự do (RFE/RL), Moscow đang tiến hành cuộc tập trận tên lửa, trên không và trên bộ ở vùng lãnh thổ phía Tây gần Đông Âu.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục