tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 14-09-2015

  • Cập nhật : 14/09/2015

Ấn Độ phản đối hạn chế tự do hàng không, hàng hải trên Biển Đông

Báo the Economic Times ngày 12/9 đăng bài viết của tác giả Dipanjan Roy Chaudhury, cho biết Chính phủ Ấn Độ đã nhấn mạnh đến tự do hàng không trên khu vực Biển Đông, nơi New Delhi có những lợi ích thương mại và chiến lược mạnh mẽ. 
cong trinh dao nhan tao ma trung quoc xay dung trai phep o bien dong nhin tu may bay do tham my. (nguon: cnn)

Công trình đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông nhìn từ máy bay do thám Mỹ. (Nguồn: CNN)

Động thái trên xuất hiện khi có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc có thể đã sẵn sàng hạn chế tự do hàng không trong khu vực. 

Giới chức cấp cao Ấn Độ nói những hành động của Trung Quốc như tuyên bố chủ quyền, sau đó xây dựng đảo nhân tạo trái phép và khả năng sẽ áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trong khu vực, không chỉ ảnh hưởng đến các lợi ích thương mại và chiến lược của Ấn Độ mà còn vi phạm các nguyên tắc quốc tế về tự do hàng hải và hàng không. 

Mặc dù Trung Quốc chưa mở rộng ADIZ tới khu vực Biển Đông, song giới quan chức cho biết Ấn Độ đã báo động trước những dấu hiệu ban đầu về hành động của Bắc Kinh và sẽ chống lại bất kỳ hành động nào như vậy./. 

Dòng FDI đổ vào Trung Quốc tăng tới 22% trong tháng Tám

Bộ Thương mại Trung Quốc vừa cho biết trong tháng 8/2015, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rót vào nước này đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 8,71 tỷ USD.

Bộ Thương mại Trung Quốc vừa cho biết trong tháng 8/2015, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rót vào nước này đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 8,71 tỷ USD.

Mức tăng FDI kể trên cao hơn rất nhiều so với con số tăng 5,2% của tháng Bảy, nhờ đầu tư vào ngành dịch vụ và công nghệ cao của nước này tăng đáng kể.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, trong tám tháng năm 2015, dòng vốn FDI - trong đó không bao gồm đầu tư vào lĩnh vực tài chính - tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 85,34 tỷ USD. Số vốn FDI rót vào ngành chế tạo công nghệ cao tăng 9,9% lên 6,57 tỷ USD.

Lượng vốn đầu tư từ Hong Kong, Pháp và Macau đổ vào Trung Quốc đã tăng khá nhanh, trong lúc FDI từ Liên minh châu Âu tăng 14,4% lên 5,12 tỷ USD.

Bộ Thương mại Trung Quốc cũng lưu ý rằng số các doanh nghiệp nước ngoài giảm vốn đầu tư hoặc ngừng đầu tư vào Trung Quốc đang tiếp tục giảm, xua tan đi những lo ngại rằng nguồn vốn đầu tư đang bị rút ra khỏi nước này do triển vọng tăng trưởng bấp bênh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tại cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng hứa hẹn rằng Trung Quốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.


Bộ trưởng di trú Úc xin lỗi vì lỡ miệng

Bộ trưởng di trú Úc Peter Dutton vừa chính thức xin lỗi vì lời đùa thiếu tế nhị liên quan tới lãnh đạo các quốc đảo ở Thái Bình Dương trong việc chống lại tình trạng nước biển dâng.

bo truong di tru uc xin loi vi da noi dua trong khi khong de y toi chiec micro gan do - anh: epa

Bộ trưởng di trú Úc xin lỗi vì đã nói đùa trong khi không để ý tới chiếc micro gần đó - Ảnh: EPA

Theo South China Morning Post, trong lúc nói chuyện với Thủ tướng Úc Tony Abbott trước một cuộc họp được biết sẽ diễn ra muộn, ông Dutton đã nói đùa một câu mà chẳng dè lại lọt ngay vào chiếc micro đặt phía sau mình với nội dung “thời gian chẳng có ý nghĩa gì cả khi anh biết là nước sắp vỗ ngoài cửa nhà mình”.

Ông Abbott vừa trở về từ Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương (PIF) giữa các nhà lãnh đạo trong khu vực tại Papua New Guinea mà vấn đề chính được bàn thảo là cuộc chiến chống lại tình trạng biến đổi khí hậu.

Ông Dutton nói: “Lẽ ra tôi nên nhận ra chiếc micro đang ở đó và không nên nói thế. Nhưng tôi đã sai lầm. Tôi xin lỗi tất cả những ai bị xúc phạm trong câu nói đó. Đó chỉ là cuộc trao đổi vui vẻ giữa tôi với thủ tướng và tôi không có ý định xúc phạm ai cả”.

Thủ tướng Papua New Guinea Peter O’Neil, người điều hành PIF, cho rằng câu bình luận của ông Dutton là “khiếm nhã nhất” và nói rằng “những người dân ở các quốc đảo Thái Bình Dương không gây ra biến đổi khí hậu nhưng họ đang phải gánh chịu hậu quả từ hiện tượng này”.

Ông O’Neil nói: “Tình trạng nước biển dâng là vấn đề nghiêm trọng tác động đến hàng ngàn người ở quanh khu vực Thái Bình Dương. Các cộng đồng dân cư đang phải đối mặt với nguy cơ và họ sẽ bị mất nhà cửa, nguồn cung cấp lương thực”.

Tổng thống Kiribati Anote Tong, một người đã hoạt động rất tích cực trong việc chống biến đổi khí hậu, cho rằng “thật vô cùng thất vọng khi chúng ta lại cười cợt về những vấn đề hết sức nghiêm trọng như thế”. 


Đạt thỏa thuận mới về xung đột Ukraine

Trong cuộc gặp hôm 12/9 tại Berlin, Đức, Ngoại trưởng nhóm Bộ tứ Normandy (Nga, Đức, Pháp và Ukraine) đã gần đạt được thỏa thuận rút vũ khí khỏi đường phân giới giữa phe ly khai và lực lượng Ukraine, cũng như đồng ý không gài thêm mìn ở đây và sẽ rà phá mìn.

Phát biểu sau cuộc họp, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết: “Các bên nhất trí rằng lệnh ngừng bắn có hiệu lực trong 2 tuần qua cần được duy trì và củng cố”.

Theo Ngoại trưởng Steinmeier, phần lớn thời gian Ngoại trưởng nhómBộ tứ Normandy thảo luận tiến trình chính trị của cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine và đã đạt được tiến bộ rõ rệt, nhất trí rằng tiểu ban chính trị trong Nhóm tiếp xúc trong thời gian sớm nhất phải có các cuộc đàm phán để giải quyết vấn đề chính trị trước ngày 2/10, thời điểm dự kiến diễn ra hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ Normandy tại Paris.

cuoc hop cua ngoai truong nhom bo tu normandy tai berlin hom 12/9. (anh: sputnik)

Cuộc họp của Ngoại trưởng nhóm Bộ tứ Normandy tại Berlin hôm 12/9. (Ảnh: Sputnik)

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Ngoại trưởng nhóm Bộ tứ Normandy bày tỏ hài lòng với việc ngừng bắn tại Donbass nhìn chung được tuân thủ, mặc dù vẫn còn một số vi phạm riêng lẻ. Tiểu ban an ninh của Nhóm tiếp xúc về Ukraine đang soạn thảo thỏa thuận về việc rút vũ khí dưới 100 mm và hiện đã hoàn tất 90% công việc.

Về phía Ukraine, Ngoại trưởng Pavel Klimkin cho rằng, vấn đề bầu cử ở Donbass vẫn chưa được giải quyết. Phía Ukraine vẫn từ chối đối thoại với đại diện của hai cộng hòa tự xưng Lugansk và Donesk, trong khi Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh đây là một điều kiện quyết định để thực hiện thỏa thuận Minsk.

Ngoài ra, Ngoại trưởng nhóm Bộ tứ Normandy cũng thảo luận các vấn đề kinh tế và nhân đạo, đặc biệt khi mùa đông đang tới, đảm bảo để các cơ quan cứu trợ có thể tới với người dân các vùng xung đột, tránh lặp lại tình trạng khẩn cấp nhân đạo mùa đông năm 2014.


Trung Quốc và Malaysia chuẩn bị diễn tập ở Eo biển Malacca

Ngày 12/9, các biên đội tàu của Hải quân Trung Quốc đã rời hải cảng ở Tam Á, đảo Hải Nam, miền Nam nước này để tham gia cuộc diễn tập quân sự chung với Malaysia.

Cuộc tập trận mang mật danh “Hòa bình và Hữu nghị 2015” dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 17-22/9 tại Eo biển Malacca và các vùng biển phụ cận. Cuộc diễn tập bao gồm các khoa mục như hộ tống, tìm kiếm và cứu nạn chung, giải cứu tàu bị cướp biển tấn công, sử dụng vũ khí, cứu trợ nhân đạo và giảm nhẹ thảm họa.

trung quoc va malaysia lan dau tien co cuoc dien tap chung. (anh minh hoa. nguon pic)

Trung Quốc và Malaysia lần đầu tiên có cuộc diễn tập chung. (Ảnh minh họa. Nguồn PIC)

Đây sẽ là cuộc diễn tập chung đầu tiên giữa lực lượng vũ trang Trung Quốc và Malaysia. Tham gia cuộc tập trận, về phía Trung Quốc có sự tham dự của 1.160 quân nhân, 1 tàu khu trục tên lửa và 1 khinh hạm tên lửa, 1 tàu bệnh viện, 4 máy bay vận tải và 3 máy bay trực thăng. Hai bên sẽ thiết lập sở chỉ huy chung để điều phối các lực lượng trên biển, trên bộ và trên không.

Chỉ huy đội tàu của Trung Quốc, ông Hồ Vĩ Hoa cho biết: "Cuộc diễn tập quân sự này nhằm làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Malaysia, tăng cường trao đổi quân sự song phương, cải thiện năng lực giải quyết các mối đe dọa an ninh và cùng nhau bảo vệ an ninh biển trong khu vực".

Ông này cũng tuyên bố cuộc diễn tập không nhằm vào một bên thứ ba và không liên quan đến tình hình khu vực.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục