tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 06-02-2016

  • Cập nhật : 06/02/2016

Hàn Quốc sẽ bắn rơi tên lửa Triều Tiên bay qua không phận

han quoc tuyen bo se ban ha ten lua trieu tien di qua khong phan nuoc nay - anh: reuters

Hàn Quốc tuyên bố sẽ bắn hạ tên lửa Triều Tiên đi qua không phận nước này - Ảnh: Reuters


Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cảnh báo sẽ bắn tan bất cứ mảnh vỡ nào của tên lửa Triều Tiên rơi vào lãnh thổ và lãnh hải nước này.
Người phát ngôn Moon Sang-gyun của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói trong cuộc họp báo ngày 4.2 rằng quân đội nước này đang nâng cao cảnh giác phòng không. Mục đích là nhằm bắn rơi tên lửa của Triều Tiên hoặc một bộ phận nào đó rơi vào lãnh thổ hoặc lãnh hải của Hàn Quốc, theo Tân Hoa xã ngày 4.2.
Ông Moon cho rằng việc đánh chặn tên lửa Triều Tiên bay qua lãnh thổ Hàn Quốc là thuộc quyền tự vệ của Hàn Quốc. Lời cảnh báo được đưa ra sau khi Triều Tiên ngày 2.2 thông báo với các cơ quan Liên Hiệp Quốc về kế hoạch phóng tên lửa đưa vệ tinh quan sát Trái Đất Kwangmyonngsong vào quỹ đạo từ ngày 8 - 25.2.
Hàn Quốc cho rằng tên lửa này sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo. Người phát ngôn Moon Sang-gyun cho hay Hàn Quốc sẽ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-2 để đánh chặn các mảnh vỡ rơi ra từ tên lửa Triều Tiên ở giai đoạn 1 sau khi được phóng lên.
Hệ thống tên lửa PAC-2 có thể bắn rơi các tên lửa ở độ cao khoảng 15 km. Ông Moon dẫn các đánh giá về quỹ đạo bay cho hay tên lửa Triều Tiên sẽ bay qua đảo Baenggnyeong ở biên giới phía tây Hàn Quốc ở độ cao khoảng 180 km. Tuy nhiên phần không phận được tính chỉ dưới 100 km nên khó có khả năng Hàn Quốc sẽ bắn hạ tên lửa Triều Tiên.
Hồi năm 2012, Triều Tiên cũng đưa vệ tinh Kwangmyongsong vào quỹ đạo. Tuy nhiên, hãng tin Yonhap ngày 4.2 dẫn nguồn tin cho rằng vệ tinh này đã bị mất tín hiệu chỉ vài ngày sau khi đươc phóng. Một nguồn tin khác cho biết vệ tinh này hiện chỉ cách Trái Đất 500 km và việc phóng vệ tinh chỉ là hình thức trá hình của vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

'Bắc Kinh xem tàu chiến Mỹ là những con hổ giấy'

Sau sự kiện Mỹ áp sát đảo Tri Tôn ở quần đảo Hoàng Sa hôm 30-1, một học giả Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh chỉ xem tàu chiến của Mỹ là "những con hổ giấy" và yêu cầu Washington cư xử "lịch thiệp".
Hôm 30-1, tàu khu trục có trang bị tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur của Hải quân Mỹ đã tiến hành tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ tuần tra tự do hàng hải ở biển Đông. Hồi cuối tháng 10-2015, tàu khu trục USS Lassen (Mỹ) cũng đã tiến hành áp sát một trong các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong một động thái nhằm thách thức các tuyên bố chủ quyền vô lý của Bắc Kinh.

 ba to hieu huy (phai) trong mot lan phong van truc tuyen. (anh: youtube)

 Bà Tô Hiểu Huy (phải) trong một lần phỏng vấn trực tuyến. (Ảnh: Youtube)

Sau động thái của Mỹ hôm 30-1, bà Tô Hiểu Huy (Su Xiaohui), đến từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc đã lên án những gì mà Mỹ gọi là "tự do hàng hải" trong khu vực. Bà Tô gọi cuộc tuần tra của Mỹ là một "hành động khiêu khích" mà đã được "tính toán trước". 
"Trung Quốc có lý do của mình để phản ứng một cách khiêm tốn như vậy, bởi Bắc Kinh hiểu rõ hành động quân sự gần đây nhất của Mỹ rất có thể chỉ là một trò lừa. Quân đội Mỹ chỉ tuyên bố rằng con tàu đã "đi vào" các vùng biển có liên quan mà không cung cấp thêm chi tiết, khiến mọi người tưởng tượng hình ảnh "oai vệ" của quân đội Mỹ, mà thực ra chỉ là sự băng qua một cách vội vàng” – bà Tô nói.

Vị học giả tuyên bố rằng: "Mỹ nên nhớ Trung Quốc chưa bao giờ e ngại "những con hổ giấy". Hai nước nên đối xử lịch thiệp với nhau. Mỹ hãy là một người bạn chứ đừng là kẻ thù của Trung Quốc".

tau khu truc uss curtis wilbur cua hai quan my. (anh: reuters) 

Tàu khu trục USS Curtis Wilbur của Hải quân Mỹ. (Ảnh: Reuters) 

Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Jeff Davis cho biết cuộc tuần tra tự do hàng hải của tàu khu trục USS Curtis Wilbur đã kéo dài ba tiếng đồng hồ. Tuyên bố này rõ ràng cho thấy cuộc tuần tra không diễn ra trong thời gian nhanh chóng như bà Tô đề cập. Đồng thời, ông Jeff Davis khẳng định không có tàu quân sự nào của Trung Quốc nằm trong vùng lân cận với tàu chiến Mỹ.
"Không một nước nào có tuyên bố chủ quyền đối với đảo Tri Tôn được thông báo trước về cuộc tuần tra. Điều này phù hợp với quy trình thông thường của chúng tôi và luật pháp quốc tế" - ông Jeff Davis nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne sau đó cũng đã lên tiếng ủng hộ việc Mỹ điều tàu khu trục tiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhấn mạnh Washington đang duy trì luật pháp quốc tế.

‘Triều Tiên có thái độ khiêu khích vô trách nhiệm’

Đại diện Liên Hiệp Quốc (LHQ) mới đây đã chính thức xác nhận thông tin Triều Tiên sẽ phóng vệ tinh quan sát Trái Đất trong khoảng ngày 8-2 đền 25-2. Động thái này khiến Mỹ chỉ trích Triều Tiên rất gay gắt, cho là khiêu khích và vô trách nhiệm.
Theo Tân Hoa Xã, Triều Tiên đã gửi thông cáo chính thức đến Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, Tổ chức Hàng hải Quốc tế và Liên hiệp Viễn thông Quốc tế về khả năng nước này phóng vệ tinh trong tháng 2.
Ngay sau thông tin được phía Triều Tiên công bố rộng rãi trên phương tiện truyền thông, đại diện ban thư ký LHQ ông Farhan Haq cho biết: “Hiện chúng tôi đang giám sát tiến trình và liên hệ sát sao nhất cử nhất động của các bên và tổ chức quốc tế”.
Thông thường vệ tinh kiểu này mang tính phi quân sự với các hoạt động giám sát môi trường, địa chất và định vị địa điểm, song giới chuyên gia Mỹ cho rằng Triều Tiên còn có dụng ý khác.

Nhiều khả năng đây sẽ còn là vụ thử tên lửa trá hình của nước này. Hãng tin Sputnik tiết lộ từ hình ảnh vệ tinh cho thấy Bình Nhưỡng vẫn theo đuổi chương trình thử tên lửa liên lục địa của mình ở tỉnh Tongchang-ri. 

 phat ngon vien nha trang josh earnest (anh: reuters)

 Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest (ảnh: Reuters)

Tuần qua, Thượng nghị sĩ Mỹ Cory Gardner quan ngại những động thái quân sự “âm thầm” nhằm tấn công lãnh thổ nước Mỹ. 
Ngay hôm 2-2. Nhà Trắng lập tức chỉ trích CHDCND Triều Tiên và kêu gọi cộng đồng quốc tế cần có hành động đáp trả kịp thời “thái độ khiêu khích vô trách nhiệm” của Bình Nhưỡng.
Tân Hoa Xã dẫn lời phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói thêm rằng hành động của Triều Tiên chẳng khác nào “vi phạm những nghĩa vụ quốc tế” đã thỏa thuận trước đó với LHQ. 
Bộ Ngoại giao Mỹ đồng thời cũng lên tiếng thúc giục các nước nên áp dụng các điều khoản cấm vận mới cho Triều Tiên. Mỹ cũng bàn luận với các nước liên quan như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn QUốc biện pháp kiềm hãm hành động “thiếu soi xét” của Triều Tiên.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng ra thông cáo hôm 3-2 kêu gọi Bình Nhưỡng dừng ngay động thái quân sự trá hình với vệ tinh, đe doa đến an ninh quốc gia các nước. theo AFP.

NATO từ chối bình luận về cảnh báo Nga tấn công Thụy Điển

NATO cho biết không nói thêm gì ngoài những điều đã đề cập trong báo cáo mới đây cảnh báo Nga có ý định tấn công hạt nhân vào Thụy Điển, theo TASS ngày 4.2.

Phía Nga vẫn chưa có động thái nào về những báo cáo của NATO. Tuy nhiên hãng tin TASS của Nga cho biết đã đặt câu hỏi với NATO và được thông báo rằng tổ chức này “không có gì để bình luận thêm vào những điều đã nói trong báo cáo”.

Trước đó, báo tiếng Anh của Thụy Điển The Local đăng tải thông tin về việc một báo cáo thường niên do NATO đưa ra vào ngày 28.1, nói rằng đợt tập trận của Nga cách đây 3 năm chính xác là nhằm mô phỏng tấn công bằng vũ khí hạt nhân vào Thụy Điển.

“Là một phần trong việc tái vũ trang quân sự toàn diện của mình, cuộc thao diễn quân sự của Nga đã đạt tới mức độ cao nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh”, The Local dẫn báo cáo của NATO.

Theo đó, vào ngày 29.3.2013, đội máy bay chiến đấu của Nga đã bay qua Vịnh Phần Lan và đến khu vực cách biên giới Thụy Điển ở đảo Gotland từ 18 đến 24 dặm (khoảng 29 đến 38,5 km). Địa điểm này cũng chỉ cách thủ đô Stockholm của Thụy Điển 160 km, theo Business Insider.

Câu chuyện này lan truyền trên các mặt báo quốc tế. Thời điểm ấy quân đội Thụy Điển đã phản ứng chậm chạp và phải nhờ đến NATO. Một số phương tiện truyền thông Thụy Điển cũng suy đoán rằng bài tập tấn công của Nga mô phỏng các cuộc tấn công hạt nhân nhưng không thể xác nhận.

Tuy nhiên, một báo cáo của Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đã khẳng định bài tập trên nằm trong những sự chuẩn bị của Nga cho những đợt tấn công hạt nhân nhằm vào các thành viên NATO. Bản báo cáo này phát hành ngày 28.1 như đã nêu, nhưng mới chỉ thông báo rộng rãi ở Thụy Điển vào ngày 3.2.

“Trong 3 năm qua, Nga đã tiến hành ít nhất 18 cuộc tập trận quy mô lớn, một trong số đó có sự tham gia của hơn 100.000 binh sĩ. Những cuộc tập trận này mô phỏng các cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào các thành viên NATO (ví dụ tập trận ZAPAD) và các thành viên khàc (ví dụ mô phỏng tấn công Thụy Điển vào tháng 3.2013)”, Business Insider dẫn báo cáo của ông Stoltenberg.

quan doi thuy dien duoc cho cung dang chuan bi tinh than doi mat nhung dien bien quan su xau nhat voi nga - anh: afp

Quân đội Thụy Điển được cho cũng đang chuẩn bị tinh thần đối mặt những diễn biến quân sự xấu nhất với Nga - Ảnh: AFP

Báo cáo này cũng xác nhận  4 máy bay ném bom Tupolev Tu-22M3 và 2 tiêm kích Sukhoi Su-27 đã tham gia vào bài tập tấn công kể trên. Ngoài ra, những địa điểm có khả năng là mục tiêu tấn công gồm căn cứ quân sự ở Smaland, miền nam Thụy Điển, và cơ quan thông tin tình báo bên ngoài Stockholm.

Mối quan hệ giữa Thụy Điển và Nga căng thẳng trong vài năm nay. Vài ngày trước,The Local cũng dẫn tin tức rò rỉ từ quân đội cho biết Thụy Điển đã chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Nga trong tình huống xấu nhất.

Bộ Quốc phòng Nga trong khi đó nhiều lần tuyên bố rằng những cuộc diễn tập quân sự của họ không nhằm mục đích chống lại bất kỳ quốc gia nào.


Trung Quốc: Chính quyền Tứ Xuyên cấm treo chân dung Đạt Lai Lạt Ma

hinh anh dat lai lat ma bi cam o tinh tu xuyen - anh: reuters

Hình ảnh Đạt Lai Lạt Ma bị cấm ở tỉnh Tứ Xuyên - Ảnh: Reuters


Chính quyền tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc cấm treo chân dung và bán các loại hình ảnh của Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng.
Chính quyền tỉnh Tứ Xuyên, một trong những nơi ở Trung Quốc tập trung nhiều người Tây Tạng sinh sống, yêu cầu các cửa hàng phải giao nộp hình ảnh, chân dung của Đạt Lai Lạt Ma và cấm bày bán hình ảnh lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng này.
“Đây là một chiến dịch được thực hiện trước tết nhằm truy quét các ấn phẩm phi pháp và đồi trụy, kể cả chân dung của Đạt Lai Lạt Ma”, ông Gou Yadong, giám đốc phụ trách thông tin của Châu tự trị Tạng Garze thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nói với Hoàn Cầu thời báo hôm 3.2.
Thay vào đó, chính quyền tỉnh khuyến khích dân chúng treo hình các lãnh tụ quá cố hay đương thời của Trung Quốc.
Một đội gồm quan chức thuộc các ban ngành văn hóa, kinh tế và cả công an ra quân trước cả tuần nay nhằm truy quét hết "văn hóa phẩm phi pháp" trước tết âm lịch của người Trung Quốc. Nhiều cửa hàng treo bán hình đức Phật và cả Đạt Lai Lạt Ma ở Trung Quốc, đặc biệt ở Tứ Xuyên, Hoàn Cầu thời báo cho hay.
Lian Xiangmin, chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Tây Tạng học ở Bắc Kinh, nói rằng “không phù hợp khi treo chân dung Đạt Lai Lạt Ma ở nơi công cộng” vì theo ông “treo hình Đạt Lai Lạt Ma đối với người Trung Quốc như treo hình Saddam Hussein đối với Mỹ vậy”, theo Hoàn Cầu thời báo.
Cựu tổng thống Iraq Saddam Hussein bị hành quyết hồi năm 2006 vì tội ác chống lại loài người, trong khi Đạt Lai Lạt Ma, người đang sống lưu vong ở nước ngoài, rất được người Tây Tạng tôn kính. Ông được trao giải Nobel Hòa bình hồi năm 1989.
Chính quyền Trung Quốc xem Đạt Lai Lạt Ma là phần tử kích động đòi ly khai cho Tây Tạng. Trong khi đó, Đạt Lai Lạt Ma luôn nói rằng ông chỉ muốn cơ chế tự trị thật sự cho vùng đất đang bị Trung Quốc kiểm soát rất chặt này.
Nhiều người Tây Tạng xem việc kiểm soát hình ảnh và chân dung của Đạt Lai Lạt Ma như một biện pháp của nhà cầm quyền Bắc Kinh nhằm dẹp bỏ tôn giáo và văn hóa của họ, theo AFP.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục