Malaysia bắt 2 nghi phạm liên quan tới vụ đánh bom Bangkok
Trung Quốc dự kiến dùng chuẩn giá dầu mới vào tháng 10
IEA: Sản lượng dầu ngoài OPEC sẽ giảm mạnh nhất 23 năm
Dự án đường sắt Thái Lan-Trung Quốc có thể bị hoãn do bất đồng

Theo nhật báo “Nikkei” (Nhật Bản) ngày 9/9, chính quyền Trung Quốc đang đẩy nhanh thảo luận kế hoạch cải cách quy mô lớn đối với quân đội nước này.
Phương hướng chính là giảm từ 7 đại quân khu phòng thủ tại các khu vực xuống còn 4 – 5 đại quân khu, thành lập bộ phận chỉ huy điều phối chung giữa các lực lượng hải, lục, không quân và lực lượng tên lửa chiến lược tại các quân khu.
Bắc Kinh cũng hướng tới việc giảm dần vai trò trung tâm của lục quân, phát triển theo hướng của các nước tiên tiến là tăng cường vai trò của hải quân và không quân, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Quân đội Trung Quốc cũng sẽ được đẩy mạnh phát triển trong lĩnh vực vũ trụ và không gian mạng.
Theo các nguồn tin có quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ trương cải cách quân đội đã được nội bộ đảng ủng hộ trước khi nước này tiến hành duyệt binh ngày 3/9. Vì thế, trong bài diễn thuyết tại cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố sẽ cắt giảm 300 nghìn trong tổng số 2,3 triệu quân.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt các lực lượng quân đội tham gia lễ duyệt binh kỷ niệm ở thủ đô Bắc Kinh ngày 3/9. (Ảnh:AFP/TTXVN)
Đây chỉ là giai đoạn 1 của đợt cải cách quy mô lớn trong quân đội. Số quân bị cắt giảm chủ yếu là lục quân, chiếm tới 1,6 triệu binh sỹ, tương đương 70% quân số, và những lực lượng không tham gia chiến đấu như các cơ quan văn hóa, văn nghệ quân đội.
Một số bộ phận của lực lượng Cảnh sát vũ trang như bộ phận phụ trách nhập cảnh sẽ chuyển giao sang trực thuộc Quốc vụ viện với tên gọi Đội Cảnh vệ Quốc dân. Nguồn kinh phí dư ra nhờ cắt giảm nhân sự sẽ được đưa vào ngân sách phát triển và trang bị khí tài, vũ khí hiện đại. Cùng với đó, chế độ đãi ngộ đối với quân nhân sẽ được cải thiện nhằm thu hút sự ủng hộ của giới quân nhân đối với chiến dịch bài trừ tham nhũng trong quân đội.
Cùng với việc cắt giảm nhân sự, các đại quân khu trong nội địa cũng sẽ được sáp nhập, tổ chức lại tinh gọn, dành nguồn lực ưu tiên cho các đại quân khu ven biển. Chủ trương này phù hợp với đường lối xây dựng Trung Quốc thành cường quốc biển do chính quyền Tập Cận Bình khởi xướng.
Tại các đại quân khu sẽ thành lập bộ chỉ huy hỗn hợp các lực lượng lục, hải, không quân và lực lượng tên lửa chiến lược. Bộ Tổng Tham mưu cũng sẽ được cải tổ, xây dựng thêm cơ quan mới có khả năng điều phối hoạt động của các lực lượng.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có đề án xây dựng lực lượng mới chuyên trách các hoạt động quân sự trong vũ trụ.
Trên thực tế, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khởi xướng chủ trương cải tổ quân đội từ tháng 11/ 2013. Tuy nhiên, từ đó đến nay, nhiều ý kiến cho rằng việc cải tổ 4 Tổng bộ và các đại quân khu khó có thể thực hiện được.
Nhiều ý kiến cho rằng việc cải tổ quân đội cùng với chiến dịch bài trừ tham nhũng trong quân đội sẽ giúp Chủ tịch Tập Cận Bình củng cố cơ sở quyền lực vững chắc trong quân đội.
Malaysia bắt 2 nghi phạm liên quan tới vụ đánh bom Bangkok
Trung Quốc dự kiến dùng chuẩn giá dầu mới vào tháng 10
IEA: Sản lượng dầu ngoài OPEC sẽ giảm mạnh nhất 23 năm
Dự án đường sắt Thái Lan-Trung Quốc có thể bị hoãn do bất đồng
Đảng của Thủ tướng Lý Hiển Long sẽ lãnh đạo Singapore thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa.
Nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày Quốc khánh Triều Tiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi điện mừng tới lãnh đạo tối cao nước này, hy vọng củng cố mối quan hệ giữa hai nước và bảo đảm hòa bình khu vực. Tuy nhiên, bức điện này bị đối xử "lép vế" so với Nga và Cuba.
Tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng ngày 9.9 dẫn nhận định của giới chuyên gia cho biết, chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến vào cuối tháng Chín này khó tạo đột phá ngoại giao trong quan hệ song phương.
Đàm phán có thể bị ngưng trệ nếu không đạt được thỏa thuận trước tổng tuyển cử Canada vào tháng 10 tới.
Nga cảnh báo Mỹ về “sự cố ngoài ý muốn” tại Syria
Trung Quốc sắp khởi tố cựu chủ tịch Tập đoàn tài nguyên
Bóng đá mang về hơn một tỷ USD cho kinh tế Anh
Ông chủ sàn bitcoin Mt. Gox bị kết tội biển thủ
Thủ tướng Thái dọa truy tố những ai chỉ trích chính phủ
Cuộc tổng tuyển cử ngày 11.9 có ý nghĩa rất quan trọng đối với tương lai của Singapore, hay đúng hơn là với đảng PAP.
Ngày 8-9, một quan chức cấp cao Trung Quốc cho biết điều Bắc Kinh lo sợ nhất là một cuộc khủng hoảng vì nạn tham nhũng có thể đe dọa sự sinh tồn của Đảng Cộng sản.
Thượng viện Mỹ thông qua thỏa thuận hạt nhân Iran
Al Qaeda đe dọa Bill Gates và nhiều trùm tài chính của Mỹ
Chủ mưu vụ đánh bom Bangkok đã bay sang Trung Quốc
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở eo biển Đài Loan
Palestine được phép thượng cờ tại trụ sở Liên hợp quốc
Cuộc tổng tuyển cử diễn ra tại Singapore ngày 11-9 có gương mặt đáng chú ý: Thủ tướng Lý Hiển Long, ông Low Thia Khiang của đảng Lao động (WP) và ông Chee Soon Juan của Đảng dân chủ Singapore (SDP).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự